Thực hiện xây dựng con người mới theo quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Thực hiện xây dựng con người mới theo quan điểm của Đảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi con người là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung và phương thức giải quyết các vấn đề về xây dựng, phát triển con người ngày càng được nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn.

Giải phóng con người và chăm lo xây dựng, phát triển toàn diện con người Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta. Mục tiêu này được thể hiện xuyên suốt trong các kỳ đại hội, cũng như trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát triển toàn diện con người trở thành một trong những nhiệm vụ tổng quát của thời kỳquá độlên chủ nghĩa xã hội ởnước ta.

Với quan điểm coi nguồn lực con người là vốn quý và quan trọng nhất, Đảng ta xác định phải thu hút và phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức

sáng tạo của nhân dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; đồng thời, phải phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Đặc biệt là bồi dưỡng tinh thần khoan dung, đoàn kết cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khoan dung, đoàn kết đã góp phần to lớn trong công cuộc thực hiện xây dựng con người mới theo quan điểm của Đảng ta.

Trên tinh thần đó, vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được đặt lên hàng đầu trong các nhiệm vụ về văn hóa. Chính con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, vừa là sản phẩm của văn hóa. Con người là nhân tố quyết định không chỉ trong lĩnh vực văn hóa mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng ta khẳng định ―xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển‖. Như vậy, con người, trước hết là nhân dân lao động nói chung và là sinh viên khi còn đang học tập tiếp thu tinh hoa của nhân loại nói riêng phải được đặt vào trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mọi chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đều phải xuất phát từ con người và vì con người, không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng mọi giá, bất chấp pháp luật và đạo lý xã hội. Đồng thời, cần phải khai thác, phát huy các nguồn lực văn hoá của dân tộc để làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội; đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đó là những con người Việt Nam phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, có hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn

vinh lịch sử, văn hóa dân tộc, đề cao các giá trị cao đẹp, nhân văn, đồng thời đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái tiêu cực, lạc hậu...

Công tác thông tin, tuyên truyền nói chung và báo chí nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển con người Việt Nam theo quan điểm, chủ trương của Đảng. Các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, cốt lõi trong quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng, phát triển toàn diện con người Việt Nam; tuyên truyền những hoạt động cụ thể trên các ngành, lĩnh vực, địa phương phát triển con người, chăm lo cho con người và tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những biểu hiện lệch lạc, những quan điểm sai trái về xây dựng, phát triển con người Việt Nam.

1.2.3. Chng li nhng biu hiện tiêu cực ca b phn SV trong quá trình phát triển kinh tế thtrường định hướng xã hội chnghĩa

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)