7. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết
đoàn kết cho sinh viên trường Đại học Nội vụHà Nội
* Bối cảnh kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa khọc công nghệ và đời
sống xã hội của đất nước trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mở đang ngày càng đặt dần những bước chân mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế và đã bộc lộ tính hai mặt (tích cực và tiêu cực), tác động đến các giá trị tinh thần, đặc biệt là giá trị đạo đức của con người trong nền kinh tế chuyển đổi.
- Ảnh hưởng tích cực
Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất của toàn cầu hoá cùng với ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Tính cá nhân được coi như một trong những thước đo của hành động, đạo đức hay phi đạo đức chỉ phụ thuộc một phần vào di sản tinh thần mà cộng đồng trước để lại, còn chủ yếu phụ thuộc vào mỗi cá nhân tạo thành cộng đồng mới hôm nay. Quan điểm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là một sức mạnh lớn trong quá trình ly khai với những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Tự ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, đã tạo điều kiện phát
huy sức sáng tạo cá nhân làm cho cá nhân chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho công việc và cuộc sống. Thực ra, việc để lại đằng sau bước đi của chúng ta những di sản quá khứ đã lỗi thời không phải là chuyện đơn giản, vì nó đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng qua một thời gian khá dài. Chính xu hướng toàn cầu hoá là chất xúc tác, là đòn bẩy và cũng là yêu cầu của việc rời bỏ triệt để những mảnh quá khứ đã lỗi thời một cách nhẹ nhàng, thanh thản. Làm được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài SV- đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, có điều kiện rời bỏ quá khứ một cách ít luyến tiếc hơn cả. Đây là đối tượng mà sự liên hệ với truyền thống chưa thật sự sâu đậm nên dễdàng để những giá trị truyền thống lỗi thời lại đằng sau để tiếp thu cái mới, chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động liên tục.
Tác động tích cực tiếp theo của toàn cầu hoá đối với đạo đức sinh viên là tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của một cộng đồng (ở đây là sinh viên Việt Nam) với các quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế. Như đã phân tích ở trên, với đặc điểm cơ bản là trẻ, có tri thức và dễ tiếp thu cái mới, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viên ngày nay đã hoà kịp vào dòng chảy mới trong qúa trình hội nhập. Điều đó tạo ra sự xích lại gần nhau các giá trịđạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở. Có thể thấy những biểu hiện này trong các quan niệm đạo đức có liên quan đến các lĩnh vực đặc trưng của tuổi trẻ, như tình bạn, tình yêu... Các quan niệm đạo đức của sinh viên Việt Nam, bên cạnh cái riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi. Có thể dự đoán về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở thống nhất những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, đạo đức sinh viên Việt Nam nói riêng.
Những quan niệm về tốt, xấu, công bằng, bình đẳng... cũng đang có sự dịch chuyển nhất định. Những dịch chuyển này đã giải phóng về mặt tư tưởng, quan niệm trước những giá trịđạo đức lỗi thời, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những hành động có tính hiệu quả sau này khi gia nhập vào thị trường nhân lực. Những quy tắc ứng xử của sinh viên vì thế cũng biến đổi, các nguyên tắc thiết thực, hiệu qủa, phù hợp với yêu cầu mới của thời đại công nghiệp được họ hướng tới. Những rào cản đạo đức nào không còn phù hợp trong việc điều chỉnh hành vi sẽ bị vượt qua, thể hiện khá rõ nét ở sinh viên.
- Ảnh hưởng tiêu cực
Tác động tiêu cực rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệthông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân được tăng lên, đặc biệt trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Tuy nhiên, cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn tất cả. Một SV học khối kinh tế trong một phỏng vấn sâu đã cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận cho mình bằng bất cứ giá nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức. Khi mà đạo đức, nhân phẩm của con người được các bạn coi như một thứ không quan trọng và lối sống thực dụng coi trọng vật chất những thứ xã hoa phù phiếm không quan tâm tới những giá trị cốt lõi bên trong con người.
Một biểu hiện khá điển hình của tiêu cực này, đến mức tạo nên một tiêu cực thứ hai, là đang hình thành một thái độ bàng quan đối với những người xung quanh, cho dù các phong trào tình nguyện gần đây được phát động khá rầm rộtrong sinh viên, nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác ở họ thấp đi, và nếu có thì thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Hy sinh và quan tâm đến người khác, không gì ngoài vấn đềlà việc làm đó sẽ
đưa lại lợi ích gì cho chính mình. Tác động tiêu cực tiếp theo là, cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít SV xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại.
Ngoài ra, một số SV hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống trong bối cảnh một nền kinh tế- xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận SV đang bị lệch chuẩn, đặc biệt có quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi. Cũng như vậy, với sự phát triển của thông tin, sự hỗ trợ của công nghệ cao đang làm giảm giá thành và tăng tốc độ đường truyền, đã làm Internet trở nên phổ biến, nhiều bạn trẻ lên mạng sử dụng tiện ích chat như một thú tiêu khiển hơn là phương tiện liên lạc. Với môi trường giao tiếp ảo này, người ta có thể ảo hoá những thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, địa phương cư trú, hình dáng...) và dễ dàng đi đến chỗ cung cấp thông tin giả. Sự dối lừa trên mạng được coi là một trò chơi. Nếu như nó chỉ dừng lại ở đó thì không có gì nghiêm trọng, nhưng cái đáng lưu tâm là ở chỗ, từ trò chơi - một lĩnh vực cụ thể, nó dần ảnh hưởng sang quan niệm về đạo đức nói chung, và ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực khác. Gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thực hoá qua một số vụ xung đột trong các chatter ngoài đời.Sự dối lừa được coi là chuyện bình thường.
Khi quan sát, có thể thấy một biểu hiện đáng buồn là nhiều sinh viên không cho rằng việc sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khoá luận là một hành vi phi đạo đức. Nhiều sinh viên đi thuê làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc đi thi hộ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Hiện tượng mua bằng, bán điểm không còn là chuyện hiếm thấy. Điều đáng lo ngại là nhiều sinh viên bộc lộ thái độ coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án rất mạnh trong môi trường học
đường.VSự lạnh lùng trong các mối quan hệ tình cảm - vốn rất được đề cao trong đạo đức của người phương Đông, đang ngày càng lan rộng trong SV. Không thể không đáng suy nghĩ với lời một bài hát như thế này: ―Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc‖. Nó như một tuyên ngôn cho lối sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ. Bên cạnh đó, trong nhiều SV, xuất hiện thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều hơn đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụvà trách nhiệm công dân.
* Môi trường trường Đại học - Ảnh hưởng tích cực
SV khi theo học tại trường ĐHNV HN sẽ được học trong môi trường giàu tri thức và được thầy cô rất quan tâm trong việc học tập và rèn luyện đạo đức của các bạn. Các thầy cô không chỉ truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên để góp phần hoàn thiện nhân cách và tạo điều kiện cho các bạn có thêm cơ hội việc làm sau khi ra trường. Chủ tịch HồChí Minh từng nói : ―Người có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn‖. Vì vậy, việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách đạo đức cho SV là vấn đề rất được nhà trường quan tâm. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế cơ hội việc làm ngày càng rộng mởhơn với các bạn nhưng những yêu cầu cũng ngày một cao hơn và đặc biệt khi các bạn đã rèn luyện được cho mình đạo đức phẩm chất tốt thì cơ hội việc làm của các bạn sẽ cao hơn. Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và vô cùng tâm huyết với SV đang liên tục truyền đạt giảng dạy cho SV những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của mình trong việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết tới SV của mình góp phần hoàn thiện nhân cách đạo đức cho SV. Thầy cô cũng là những tấm gương sáng trong việc thực hiện phát huy tinh thần khoan dung, đoàn kết để SV noi gương, học theo và phát triển tinh thần, tư tưởng đó. Thầy cô luôn tạo điều kiện tối đa cho SV trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình và đặc biệt
đối với các bạn gặp khó khăn trong cuộc sống thì thầy cô cũng rất quan tâm, hỗ trợ các bạn để các bạn có điều kiện học tập đảm bảo nhất. Thời gian vừa qua, Khoa Khoa học Chính trịđã tổ chức chuyến đi tới Hà Giang đến gia đình của bạn Hạng Thìn Long – một SV đặc biệt khó khăn để ủng hộ cho gia đình bạn và tạo điều kiện về kinh tế giúp bạn có đủ khả năng để tiếp tục quá trình học tập của mình. Các thầy cô không chỉ hoàn thành tốt công việc là ―người lái đò‖ mà thầy cô còn như người cha, người mẹ của các bạn khi luôn truyền đạt cho các bạn những kinh nghiệm sống của báu của mình để các bạn sinh viên có thể phát triển tốt nhất. Không hề có sự phân biệt đối xử giữa các sinh viên có điều kiện hay sinh viên khó khăn, có chăng là có một chút ưu ái hơn đối với các bạn gặp khó khăn trong cuộc sống. Điều đó cũng góp phần giúp các bạn sinh viên thấu hiểu hơn về tinh thần khoan dung, đoàn kết và tiếp tục phát huy tinh thần đó.
Không chỉ thầy cô mà bản thân các bạn SV trong trường cũng đang học tập, rèn luyện và phát huy rất tốt tư tưởng, tinh thần khoan dung, đoàn kết mà cha ông ta đã để lại suốt bao đời nay. Các bạn sinh viên là đội ngũ tri thức mới thế hệ 4.0 có kiến thức, kĩ năng và mang cho mình tinh thần của tuổi trẻ, vì vậy các bạn đang thực hiện rất tốt những tư tưởng về khoan dung, đoàn kết mà thầy cô đã và đang truyền đạt lại cho các bạn nhằm đạt được những hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập của các bạn và công tác giảng dạy của thầy cô. Cha ông ta từ xưa đã có câu ―một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao‖ – tiếp tục kế thừa và phát huy tinh thần đó, sinh viên trường ĐHNV HNluôn mang cho mình sự bình đẳng, tình thần đoàn kết trong học tập cũng như trong đời sống. Bản thân các bạn cũng đến từ nhiều địa phương, nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước nên hầu hết đều là những bạn SV xa nhà đi học, không có người thân gia đình bên cạnh, vì vậy các bạn rất hiểu và thông cảm cho nhau. SV trường ĐHNV HN luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, không hềcó sự phân biệt đối xử giữa các bạn dù cho mỗi người đến từ một khu vực khác nhau, mang cho
mình một nền văn hóa khác nhau, có những mục tiêu, định hướng khác nhau, nhưng các bạn vẫn biệt gạt đi những nét riêng của mình để hòa chung cùng với mọi người nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình học tập và rèn luyện của cá nhân các bạn tại trường.
- Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực, SV trường ĐHNV HN cũng bị ảnh hưởng một số mặt hạn chế của môi trường đại học trong quá trình thực hiện tư tưởng khoan dung, đoàn kết của mình.
Đôi khi sự truyền đại bài giảng của thầy cô còn chưa hấp dẫn, mang tính lý thuyết nhiều, thiếu tính thực tiễn nên nhiều bạn cảm thấy nhàm chán, không hứng thú đối với việc học dẫn đến kết quả học tập của một số SV chưa được cao và tinh thần học tập cũng đi xuống dần theo thời gian. Khi kết quả học tập đi xuống cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần của SV, khiến các bạn chán học và coi việc học như một gánh nặng và áp lực điều đó làm ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu, tiếp nhận kiến thức và khi không thể tiếp thu được những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trên lớp các bạn sẽ bỏ bê và coi đó như một vấn đề không quan trọng. Nguy hiểm hơn, một số bạn khi không thể thấm nhuần được những lý thuyết mà thầy cô truyền đạt thì các bạn lại áp dụng một phương pháp cũ mà khi học từ tiểu học các bạn vẫn thường hay làm và coi đó là một cách để hiểu kiến thức đó là ―học vẹt‖ – một phương pháp học vô cùng phổ biến của rất nhiều học sinh,sinh viên Việt Nam ,để đối phó với các kỳthi và để rồi khi xong kỳthi đó thì kiến thức còn đọng lại trong não bộ của các bạn còn lại bao nhiêu? Đó là một vấn đề mà không chỉ SV mà cả những thầy cô cũng cần phải quan tâm và thay đổi những phương thức của mình để phù hợp với thời đại mới. Không những vậy, trong một số trường hợp, một vài thầy cô có thể vô tình hoặc cố tình ứng xử chưa thực sự công