7. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động giáo dục tư tưởng
tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên cho sinh viên trường Đại học Nội vụHà Nội
*Hạn chế:
Qua khảo sát thực trạng giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhóm tác giả nhận thấy, ngoài kết quả đạt được, hoạt động giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trường Đại học Nội vụHà Nội còn tồn tại một số hạn chế sau:
Không thể phủ nhận tư tưởng khoan dung, đoàn kết là một trong những lối sống, tư tưởng đẹp đẽ mà mọi người cần hướng đến và theo đuổi. Tuy nhiên đi sâu vào nghiên cứu và quan sát thực tiễn, nhóm tác giả nhận thấy một số mặt hạn chế của của việc giáo dục tư tưởng khoan dung, đoàn kết cho SV trường ĐHNV HN có thể kểđến như sau:
- Chương trình giảng dạy các học phần liên quan đôi khi còn mang tính lý thuyết, hàm lâm, chưa thực sự phát huy tính sáng tạo, chủ động của SV trong học tập cũng như trong hoạt động;
- Không gian nhà trường hạn chế, đôi khi sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các hoạt động sư phạm, xây dựng các tình huống sư phạm để giảng dạy
các học phần liên quan tới nội dung tư tưởng khoan dung, đoàn kết;
- Sự tự nhận thức, tự hành động của một bộ phận SV về việc thực hiện tư tưởng khoan dung, đoàn kết còn hạn chế. Một bộ phận SV có lối sông đề cao vật chất, coi tiền bạc là thước đo của những giá trị đạo đức, tinh thần.
- Một bộ phận SV và cả giảng viên, chuyên viên trong trường, thậm chí là cán bộ quản lý có xu hướng yên hoà, hoà hữu, không có sự tranh đấu, đấu tranh. Đôi khi giải quyết mâu thuẫn còn mang tính cảm tính, cả nể, nên không giải quyết được mâu thuẫn, hoặc giải quyết chưa hiệu quả các mâu thuẫn. Đôi khi những người đứng đầu cơ quan đơn vị, phòng ban, Khoa hoặc trong lớp học có sựphân biệt đối xử, định kiến với những quan điểm, tính cách, ý kiến trái chiều, làm hạn chế năng lực sáng tạo và không phát huy được hết những giá trịtích cực của cái mới, cái tiến bộ.
- Đôi khi khoan dung không đúng người sẽ càng tạo cơ hội cho kẻ xấu có cơ hội...
*Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
+ SV chưa được tiếp cận nhiều với kiến thức và thực tiễn, quan điểm lối sống khác khó đồng đều trong việc giáo dục đồng đều tư tưởng;
+ Công tác giáo dục còn chưa đc đềcao, còn ít các hoạt động thực tiễn; + Chưa linh hoạt trong công tác giản dạy, lồng ghép vào trong kiến thức học, lồng ghép chưa có tính linh hoạt dễ gây nhàm chán...
+ Trong bối cảnh các nước tư bản đang đẩy mạnh chiến lược ―diễn biến hòa bình‖ nhằm tác động tới đời sống chính trịđất nước, gây chia rẽ nội bộvà ảnh hưởng tới suy nghĩ, tư tưởng của một bộ phận SV.
+ Do điều kiện cơ sở vật chất của đất nước cho việc phục vụ quá trình học tập dành cho SV còn hạn chế cũng đã gây ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của SV.
+ Do điều kiện về tài liệu nghiên cứu còn chưa được đảm bảo, khi các bạn SV chủ yếu chỉ nghiên cứu những tài liệu trong nước và ít được tiếp xúc
với tài liệu nước ngoài nổi tiếng nên có góc nhìn còn hạn chế.
+ Do môi trường sống, môi trường làm việc và học tập của các bạn SV, khi bố mẹ thường xuyên xích mích, mâu thuẫn, hay khi đi làm thì đồng nghiệp hay mâu thuẫn và đố kỵ nhau ảnh hưởng đến tính cách của các bạn.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Bản thân một số SV cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của việc khoan dung và đoàn kết, coi trọng chủ nghĩa cá nhân và thường có xu hướng đề cao lợi ích của cá nhân hơn là lợi ích của tập thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.
+ Nhiều SV ngày nay được tiếp xúc với quá nhiều thông tin mới, đặc biệt là các thông tin về nước ngoài, những nước phát triển, điều đó cũng đã gián tiếp khiến cho các bạn bịảo tưởng về một lối sống khác đi ngược lại với mọi người.
+ Nhiều bậc phụ huynh còn coi trọng thành tích, luôn muốn con mình được điểm cao đạt được những thứ hạng tốt, thậm chí dùng cả những phương pháp không phù hợp đểđạt được mục đích của mình.
+ Một bộ phận SV còn ỷ lại vào bố mẹ, nghĩ bố mẹ có một chút vị trí trong xã hội thì tỏ ra mình được quyền hơn người khác và không tôn trọng người khác.
+ Bản thân SV còn thụ động, chưa tiếp thu với những kiến thức mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, dẫn tới dễ bị lợi dụng, kích động, đưa ra những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
+ Khả năng ngoại ngữ của các bạn SV còn hạn chế dẫn tới khó tiếp thu được những tinh hoa, tri thức quốc tế nhằm phục vụcho quá trình học tập.
+ Một bộ phận SV còn chưa ý thức được vai trò của khoan dung, đoàn kết nên không coi trọng vấn đề.
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tƣ tƣởng khoan dung, đoàn kết cho sinh viên trƣờng Đại học Nội vụHà Nội
2.3.1. Về phía nhà trường
*Phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc khơi dậy và tăng
cường tinh thần khoan dung và đoàn kết trong sinh viên.
Thủtướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả tích cực. Phần lớn học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh, SV chưa có ý thức học tập tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, SV vẫn chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Vẫn còn một số thầy, cô giáo chưa thực sự là tấm gương về đạo đức, lối sống; nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống chậm đổi mới, chưa phù hợp với thực tiễn. Mặt trái của nền kinh tế thị trường; hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội, trên phim ảnh, internet, sách báo... đã tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh, SV. Do đặc thù tâm lý lứa tuổi, nếu không được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, các mối quan hệ xã hội sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Tăng cường giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm.Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện chủ trương ―dạy chữ‖ đi đôi với ―dạy người‖ theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ―về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế‖, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo; hướng dẫn học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy phù hợp với lứa tuổi.Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh; xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.BộGiáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về giáo dục đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa trường học; tổng kết Đề án ―Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020‖ và đề xuất chương trình, kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo; tổ chức thực hiện có nền nếp hoạt động chào cờ, hát Quốc ca; thể dục giữa giờ; lao động, vệ sinh trường, lớp; tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tình nguyện vì cộng đồng; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sởgiáo dục. Đồng thời tiếp tục rà soát đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục đạo đức, các môn học chính khóa và các hoạt
động giáo dục khác có liên quan; các cơ sở đào tạo giáo viên chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên về đạo đức nhà giáo; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, giáo viên tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên các bộ môn; phát huy vai trò và trách nhiệm nêu gương của cán bộ quản lý, nhà giáo về đạo đức, lối sống, không dạy thêm, học thêm trái quy định; đổi mới phương pháp đánh giá đạo đức, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, sinh viên.
Triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, SV; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống.
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuyên dương khen thưởng đối với những sinh viên có những hành vi ứng xử tốt đối với xã hội.
Những thay đổi của giáo dục và nhà trường trong bối cảnh mới đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người thầy, đòi hỏi người thầy phải có những vai trò mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về ―Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế‖ nhấn mạnh: ―Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân‖. Để đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, cần phải có sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó người thầy đóng một vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. ―Người thầy phải là tấm gương suốt đời ―
Ngày nay, việc ―học suốt đời‖ đã trở thành thực tế, các tiến bộ công nghệ cho phép mọi người có điều kiện để học cái mà mình yêu thích nhất ở
bất kỳ lứa tuổi nào.Trong nghề dạy học, chất lượng học tập của học sinh và chất lượng hoạt động sư phạm của thầy có tương quan tỉ lệ thuận với nhau, để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh cần quy định về trình độ năng lực của thầy. Vì thế, chuyên nghiệp hóa nghề dạy học là cam kết của ngành đối với xã hội về chất lượng của lực lượng lao động nghề, đó cũng là cách để khẳng định giá trị của nghề sư phạm trong xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu đó, người thầy phải trải qua một quá trình học tập và thực hành tay nghề một cách tích cực và kỹ lưỡng, từ đào tạo ban đầu đến bồi dưỡng liên tục trong thực tiễn hành nghề. Tuy nhiên, dù được đào tạo đến trình độ nào người thầy vẫn luôn đứng trước yêu cầu phải tiếp tục học tập và học tập không ngừng nhất là trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, tri thức nhân loại gia tăng một cách nhanh chóng. Trong nghề dạy học, việc học tập của thầy còn mang ý nghĩa như một năng lực nghề bởi chức năng giáo dục ngày nay được nhấn mạnh đến việc dạy cho học sinh cách học. Kinh nghiệm cách học của người thầy là nền tảng để thấu hiểu những khó khăn, những cản trở học tập của học sinh cũng như những ẩn chứa đằng sau các hành vi, biểu hiện học tập bên ngoài của học sinh và đó cũng là những bài học quý để thầy biết cách hướng dẫn học sinh học. Chính vì thế, thầy còn được yêu cầu trởthành chuyên gia về học tập suốt đời với ý nghĩa đó.
―Người thầy phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp‖
Người thầy là người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụgiáo dục trong các thiết chế giáo dục của xã hội và được trả công cho công việc của mình. Điều này để nhấn mạnh đến trách nhiệm đạo đức, pháp lý của người thầy trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Hơn nữa, người thầy là thành viên của cộng đồng nghề, tức là đảm trách một lĩnh vực hoạt động căn bản trong đời sống để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì thế, trách nhiệm với công việc, với nghề là một yêu cầu đạo đức. Ở đây, đạo đức nghề nghiệp bao gồm cả hai khía cạnh: đạo đức với cá nhân, với các đối tượng mà mình phục vụ; và đạo đức với xã hội đã giao phó nhiệm vụ cho mình. Hai khía cạnh này
có liên quan mật thiết với nhau, tuy nhiên có sự khác nhau nhất định. Đạo đức với người học thể hiện ở sự tin tưởng, sự quan tâm, yêu thương và đặt kỳ vọng cao hơn đối với người học trong quá trình giáo dục họ. Đạo đức với xã hội thể hiện ở ý thức trách nhiệm, quyết tâm, nỗ lực hoàn thành sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự tiến bộ, văn minh của xã hội và sự phát triển của cộng đồng nghề nói riêng.Vai trò của nhà giáo dục chuyên nghiệp là thực hiện sứ mệnh cải tạo xã hội và phát triển toàn diện học sinh bằng năng lực tư duy và năng lực hành động trên những luận cứ khoa học và nhân văn. Người thầy trước hết phải là nhà giáo dục với hai nhiệm vụ cốt lõi là giáo dục và dạy học, hay giáo dưỡng. Điều này nhấn mạnh trách nhiệm trang bị cho học sinh kiến thức, hiểu biết thế giới khách quan, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học và đồng thời, có trách nhiệm tạo ra những cơ hội hoạt động và giao lưu trong lớp học, trường