Đảm bảo phù hợp với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu Đề tài bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm theo pháp luật việt nam thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 98)

6. Kết cấu đề tài

3.1.2. Đảm bảo phù hợp với pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập hóa, đa phương hóa, thay đổi, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm không chỉ là vấn đề Quốc gia mà còn cần có sự học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ pháp luật khu vực và pháp luật quốc tế.

Trong lĩnh vực lao động, Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế - ILO. Hiện nay, Việt Nam đã phê chuẩn sáu Công ước cơ bản của ILO gồm: Công ước 98 về thương lượng tập thể; Công ước 29 về lao động cưỡng bức; Công ước 100 và Công ước 111 về chống phân biệt đối xử; Công ước 138 và Công ước 182 về lao động trẻ em. Thông qua việc xem xét tổng quan các công ước liên quan của ILO, tiếp cận hệ thống tiêu chuẩn lao động được thông qua ở cấp độ quốc tế cùng sự tham vấn hướng dẫn kỹ thuật của ILO về cách nhìn nhận tốt nhất mà Việt Nam nên có đối với những Công ước. Pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các pháp luật lao động về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm đã có nhiều thay đổi tích cực, phù hợp với pháp

90

luật khu vực và pháp luật quốc tế như: quy định quyền được tự do làm việc của người lao động, các chính sách tạo cơ hội việc làm cũng như các quy định bảo đảm quyền làm việc ổn định, không bị mất việc vô cớ của người lao động…

Hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà kinh tế các nước trong toàn khu vực và thế giới đang cùng nhau phát triển hội nhập; pháp luật về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm không chỉ nên dựa vào những Công ước mà Việt Nam đã phê chuẩn mà còn phải tiếp nhận xem xét những tiêu chuẩn quốc tế của ILO mà Việt Nam chưa phê chuẩn mà mới chỉ nghiên cứu đánh giá như: Công ước 87 đã quy định đến quyền tự do liên kết tổ chức; Công ước số 105 về cưỡng bức lao động; Công ước 131 về ấn định tiền lương tối thiểu với các nước đang phát triển; Công ước số 142 về việc phát triển nguồn nhân lực từ việc hướng nghiệp cũng như đào tạo nghề. Để nước ta thực hiện các quy tắc và tiêu chuẩn cùng với pháp luật lao động; để hội nhập với các nước khác một cách tốt hơn thì việc đưa các tiêu chuẩn quốc tế với pháp luật nước ta sẽ gây ra hiệu ứng tích cực, mạnh mẽ hơn đến hành động của các doanh nghiệp trong nước.

Không chỉ vậy, với tư cách là thành viên của các Tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO; việc tham gia các Điều ước quốc tế; các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng có tác động không nhỏ đối với pháp luật bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm. Đầu tiên, khi ký kết tham gia, Việt Nam phải tham gia thỏa thuận hoặc đồng ý với các cam kết bắt buộc của các tổ chức quốc tế hoặc các hiệp định thương mại đó, mà trong các thỏa thuận này có các cam kết về lao động. Điển hình như khi tham gia Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) EU-Việt Nam và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam phải thông qua và duy trì những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO trong pháp luật, thiết chế và thực tiễn. Như vậy, trong quá trình thay đổi, hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm cũng cần nghiên cứu các điều kiện, các thỏa thuận của các Tổ chức quốc tế, Hiệp định, Điều ước quốc tế trong các lĩnh vực khác như thương mại. Từ đó, hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với định hướng của Quốc gia và pháp luật Quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm theo pháp luật việt nam thực tiễn tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)