Xây dựng mô hình để giảng dạy

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học” phục vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành công nghệ vật liệu (Trang 36 - 38)

Căn cứ theo cấu trúc nội dung, mục tiêu đề ra cùng những nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình giảng dạy, chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình để giảng dạy học phần Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học theo 2 bước sau:

- Bước 1: Thiết kế mô hình - Bước 2: Vận dụng mô hình 2.1.2.1. Thiết kế mô hình bài giảng

Dựa trên những tiêu chí và nguyên tắc đã đề ra, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế và xây dựng cấu trúc và nội dung cho mô hình giảng dạynhư sau:

• Bước 1: Xác định những mục tiêu cần đạt được(chuẩn đầu ra).

• Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài, của chương học và của phần học giảng dạy.

• Bước 3: Đánh giá đặc điểm và phương án dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng khâu của quá trình dạy học.

• Bước 4: Đề xuất cấu trúc bài giảng

Ví dụ: Xác định cấu trúc giảng dạy cho Chương 1“Giới thiệu tổng quan về ProII” Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy

Sau khi học xong bài này, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau: - Phải phân biệt được Mô phỏng và thiết kế mô phỏng.

- Ứng dụng của Thiết kế mô phỏng

- Một số phần mềm mô phỏng trong Công nghệ Hóa học. Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài.

Bài này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Mô phỏng và thiết kế mô phỏng, các mục đích của thiết kế mô phỏng, các phần mềm mô phỏng thường được sử dụng trong Công nghệ Hóa học. Nội dung bài học sử dụng trong giáo trình Thiết kế mô phỏng.

Bước 3: Đánh giá đặc điểm và phương án dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng khâu của quá trình dạy học.

Về phần kiến thức, sinh viên chỉ cần phân biệt được Mô phỏng và Thiết kế mô phỏng, mục đích sử dụng chúng, biết cách phát âm một số thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh. Do vậy có thể bố trí giảng dạy trực tuyến với thời lượng ngắn nhằm giúp sinh viên có được sự hướng dẫn cụ thể của giảng viên trong việc luyện phát âm, kết hợp phân biệt đâu là mô phỏng và thiết kế mô phỏng và các ứng dụng của Thiết kê mô phỏng. Ngoài ra, sinh viên cũng cần phải viết và hiểu được các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành, điều này đòi hỏi sinh viên phải có thời gian. Đây là phần kiến thức để sinh viên tự học ở nhà.

24

Quy trình xây dựng nội dung cho giảng dạy được tiến hành trên hai hướng: Xây dựng giáo án dạy trên lớp và xây dựng giáo án dạy qua mạng.

Quy trình xây dựng giáo án dạy trên lớp được thực hiện giống như soạn giáo án thông thường có tính đến phân chia đơn vị kiến thức bao gồm các bước: Phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu dạy học, xác định phương pháp và phương tiện,thiết kế giáo án.

Xây dựng giáo án qua mạng: là giáo án cho phép sinh viên có thể chuẩn bị và tổ chức thực hiện ở nhà với sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet. Những hoạt động bao gồm: Nghe và thuộc được một số thuật ngữ có trong bài, làm bài tập ôn tập, củng cố kiến thứchọc trên lớp. Thực hiện kiểm tra đánh giá qua mạng.

2.1.2.2. Vận dụng mô hình

Chúng tôi xác định phương án vận dụng bài giảng theo ba bước sau: - Tổ chức hoạt động giảng dạy trực tuyến

- Tổ chức hoạt động giảng dạy offline - Tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Bước 1: Tổ chức hoạt động giảng dạy trực tuyến

- Giảng viên (GV) mở khóa học và yêu cầu sinh viên (SV) đăng nhập vào lớp theo thời gian quy định. GV thông báo tới học sinh tiến trình, yêu cầu và những lưu ý khi tham gia bài học.

- SV đăng nhập vào hệ thống, tham gia vào buổi học. - GV: Nêu vấn đề.

- SV: Chú ý, tham gia vào bài giảng.

- GV: Tổ chức các hoạt động lĩnh hội tri thức mới cho học sinh viên, sử dụng những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

- SV: Tích cực tham gia các hoạt động lĩnh hội tri thức. - GV tổ chức cho SV ôn tập củng cố kiến thức vừa mới học. - GV cho SV làm bài kiểm tra đánh giá kiến thức vừa học.

- GV: Chuẩn bị thông báo các hoạt động ở buổi tiếp theođể sinh viên chuẩn bị Bước 2: Tổ chức hoạt động giảng dạy offline

Đối với trường hợp một số SV vì lý do cá nhân hoặc khách quan không tham gia buổi học trực tuyến.

- SV đăng nhập vào hệ thống, tải về các file video, file ghi âm để chủ động theo dõi và năm bắt những kiến thức đã được truyền đạt trong buổi học đó.

- SV thực hiện những yêu cầu GV đã đưa ra theo trình tự trong hướng dẫn để lĩnh hội kiến thức mới như làm bài tập, trả lời câu hỏi, thảo luận chủ đề theo nhóm, tham gia diễn đàn, ...

25

Bước 3: Tổ chức tổng kết và đánh giá trên lớp

- GV chấm bài làm, trả lời thắc mắc của SV qua Chat, e-mail; giám sát hoạt động của từng SV, đánh giá và cho điểm theo cá nhân hay theo nhóm.

- SV: theo dõi điểm số để biết tình hình học tập và có điều chỉnh sao cho phù hợp. - GV: Thông báo kết quả và đưa ra nhận xét cho SV.

- GV: Thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh để có điều chỉnh phù hợp hơn cho bài sau.

- SV: Từ kết quả đánh giá của giáo viên, đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động học của mình.

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học” phục vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành công nghệ vật liệu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)