Tích hợp khóa học lên hệ thống quản lý giảng dạy Moodle (LMS Moodle)

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học” phục vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành công nghệ vật liệu (Trang 38 - 46)

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã xây dựng hệ thống quản lý giảng dạy dựa trên mã nguồn mở Moodle tại địa chỉ http://lms.ute.udn.vn. Các khóa học trực tuyến trong Nhà trường đều được xây dựng và quản lý trên hệ thống này. Tất cả giảng viên và sinh viên của Nhà trường đều đã được cung cấp tài khoản chứng thực do quản trị hệ thống cung cấp để đăng nhập vào LMS của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Do vậy việc tích hợp khóa học lên LMS được thực hiện như sau:

2.1.3.1. Đối với giảng viên * Truy cập lần đầu tiên.

- Truy cập vào hệ thống lms tại website: http://lms.ute.udn.vn. Click “Login”.

Hình 2.3. Truy cập vào LMS của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

- Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản chứng thực do quản trị hệ thống cung cấp. - Cập nhật trang cá nhân và đổi mật khẩu.

* Quản lý khóa học. Chỉ được thao tác chỉnh sửa trên những khóa học do mình tạo mới và với vai trò là giảng viên biên soạn.

- Thêm khóa học (học phần) bằng cách:

26

Hình 2.4. Thêm khóa học trên LMS

+ Tại khu vực “Danh mục khóa học”, chọn đúng Khoa và Học kỳ giảng dạy học phần rồi chọn “Tạo khóa học mới”. Sau khi nhập đầy đủ các thông tin của học phần theo yêu cầu của hệ thống thì chọn “Save and return”.

27

Hình 2.5. Tạo khóa học mới trên LMS - Chỉnh sửa và cài đặt khóa học.

Khóa học có thể được chỉnh sửa khi bật chế độ chỉnh sửa và cài đặt các điều kiện khác tại biểu tượng trong mỗi khóa học.

Hình 2.6. Chỉnh sửa và cài đặt khóa học - Các thao tác trên khóa học bao gồm:

+ Di chuyển chủ đề lên xuống, sửa tên chủ đề cho phù hợp với khóa học, thêm hoặc xóa chủ đề trong khóa học.

28

Hình 2.7. Thêm, sửa chủ đề cho khóa học

+ Thêm hoạt động (Diễn đàn, Câu hỏi…) hoặc tài nguyên hỗ trợ (File, ULR…) cho chủ đềbằng cách chọn vào vị trí “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên” và thực hiện theo hướng dẫn đối với mỗi trường hợp. Lưu ý khi đặt tên cho tệp tin là không có dấu và nén lại.

Hình 2.8. Thêm hoạt động, tài nguyên hỗ trợ cho chủ đề + Giao bài tập cho SV theo các bước:

 Chọn “Thêm hoạt động hoặc tài nguyên”, click “Assignement, chọn “Thêm”. Sau đó nhập tên bài tập, mô tả và upload tập tin.

 Thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc nộp bài tập. Tùy chỉnh các thông số theo nhu cầu:nộp theo dạng text, file, số lần nộp, giớ hạn dung lượng.

Hình 2.9. Thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc bài tập

+ Theo dõi nộp bài tập của SV bằng cách: chọn Bài tập đã tạo trong khóa học tương ứng. Trang này cung cấp các thông tin về số lượng SV tham gia, đã nộp bài, bài nộp cần chấm điểm…Khi click vào “View all submissions”, chúng ta sẽ xem được chi tiết toàn bộ các thông tin về Bài tập như: SV đã nộp bài hay chưa, file nộp, tình trạng chấm điểm, bình luận, chú thích…

29

Hình 2.10. Theo dõi nộp bài tập

+ Gửi tin nhắn đến cá nhân được thực hiện bằng cách chọn vào biểu tượng bên cạnh hình đại diện cá nhân ở góc trên bên phải màn hình sau đó nhập họ tên người nhận vào ô tìm kiếm. Trường hợp muốn nhắn tin đến các thành viên trong lớp học thì vào “Danh sách thành viên” trong lớp học ở góc trên bên trái màn hình và tích vào từng thành viên hoặc chọn hết, sau đó click vào ô chọn và chọn gửi tin nhắn.

+ Quản lý học viên bao gồm: ghi danh, tự ghi danh và rút tên học viên.

 Ghi danh (Manual Erolments). Đây là hình thức giảng viên phụ trách khóa học đảm nhận việc ghi danh cho SV với điều kiện tài khoản của SV được đăng ký tư cách thành viên của hệ thống LMS do quản trị hệ thống kiểm duyệt. Để thực hiện việc này, chúng ta vào “Danh sách thành viên” trong khóa học hiện hành, click biểu tượng , chọn “Phương thức ghi danh”. Trong cửa sổ phương thức ghi danh, chọn biểu tượng Enrol User. Trong cửa sổ Manual enrolments, tại cột “Người dùng không ghi danh” bên phải, chọn tài khoản SV và nhấn “Thêm” để đưa sang cột “Người dùng ghi danh” bên trái.

30

Hình 2.11. Quản lý ghi danh cho sinh viên

Tự ghi danh (Self Enrolments). Đây là hình thức để SV tự ghi danh vào học phần với điều kiện tài khoản của SV được đăng ký tư cách thành viên của hệ thống LMS do quản trị hệ thống kiểm duyệt. Trong trường hợp này giảng viên sẽ cung cấp tên học phần và mật khẩu cho SV. SV sau khi đăng nhập vào hệ thống sẽ tìm đúng lớp học phần và nhập mật khẩu để ghi danh. Để thực hiện việc này, trong cửa sổ phương thức ghi danh, chọn biểu tượng để kích hoạt chức năng Self enrolment. Sau đó thiết lập các thông số theo hình sau. Lưu ý mục Enrolment key là mật khẩu của học phần sẽ được cung cấp cho SV để ghi danh. Cuối cùng là chọn “Lưu những thay đổi”.

31

Hình 2.12. Tạo mật khẩu để sinh viên tự ghi danh

 Cấp quyền và rút tên sinh viên. Trong “Danh sách thành viên” của lớp học, chúng ta có thể bổ nhiệm vai trò cho sinh viên bằng nút hoặc rút tên sinh viên bằng nút .

Hình 2.13. Cấp quyền hoặc rút tên sinh viên 2.1.3.2. Đối với sinh viên

* Truy cập lần đầu tiên.

- Truy cập vào hệ thống lms tại website: http://lms.ute.udn.vn. Click “Login”. - Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản chứng thực do quản trị hệ thống cung cấp. - Cập nhật trang cá nhân và đổi mật khẩu.

32

* Ghi danh vào khóa học (học phần).

Sau khi đăng nhập vào hệ thống, SV truy cập đến khóa học theo trình tự: Khoa - Học kỳ - Lớp học hoặc nhập tên học phần và khu vực tìm kiếm. SV lưu ý kiểm tra đúng thông tin lớp học phần như mã học phần, tên học phần, học kỳ, năm học, giảng viên phụ trách. Ngoài ra, giảng viên cũng có thể gửi link truy cập lớp học phần cho SV.

Sau khi truy cập đến đúng khóa học, SV nhập mã ghi danh (Enrolment key) do GV phụ trách cung cấp và click “Enrol me”.

Hình 2.14. Sinh viên tự ghi danh vào lớp học phần * Rút tên ra khỏi khóa học.

Trong trang của khóa học, click vào biểu tượng ở góc phải phía trên và chọn “Rút tên tôi khỏi môn học”.

Hình 2.15. Sinh viên tự rút tên khỏi lớp học phần * Nộp bài tập.

33

Sau khi GV tạo chức năng nộp bài tập, SV click vào mục nộp bài tập, chọn “Add Submission sau đó tải tệp tin lên (Lưu ý tên file không có dấu, viết liền và được nén lại). Chọn “Lưu những thay đổi” và cuối cùng là “Gửi bài”.

* Trong trường hợp SV không có máy tính nhưng có điện thoại di động thông minh, có thể tải app trên Play Store và sử dụng theo trình tự sau:

- Tải app Moodle trên Play Store và click “Cài đặt”, chọn “I’m an Educator”.

- Sau khi cài đặt xong, chọn “I already have a Moodle site” rồi nhập địa chỉ trang web: www.lms.ute.udn.vn và click “Connect to your site”. Đăng nhập vào phần mềm bằng tài khoản chứng thực do quản trị hệ thống cung cấp và tiến hành sử dụng.

Hình 2.16. Giao diện đăng nhập LMS trên điện thoại di động

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học” phục vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành công nghệ vật liệu (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)