Khu vực làm việc chung

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học” phục vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành công nghệ vật liệu (Trang 58 - 64)

Đây là khu vực làm việc chính, hợp tác với sinh viên.

Hình 2.43. Giao diện khu vực làm việc chung

Bất cứ thứ gì chúng ta lựa chọn trên Thanh ứng dụng, khay Nhóm và Kênh hay các Tab đều hiện ra ở đây. Thanh tên lớp cho biết chúng ta đang ở trong nhóm và kênh nào. Các Tab ở khu vực bên cạnh là nơi sinh viên làm việc và chia sẻ với giảng viên. Trong mỗi kênh đều có các Tab, ở đây chúng ta có thể đi đến các mục Bài đăng, Tệp, Ghi chú và cũng có thể bổ sung các Tab khác.

Trong quá trình trò chuyện, chúng ta cũng có thể gửi tin nhắn riêng đến một thành viên trong nhóm bằng cách chọn Trò chuyện trên thanh ứng dụng, nhập tên người muốn trò chuyện lên thanh tìm kiếm và nhập nội dung.

46

Hình 2.44. Gửi tin nhắn đến một thành viên trong nhóm * Lưu trữ và chia sẻ file trong nhóm.

Có rất nhiều cách để làm việc với các tệp trong Teams. Mỗi khi ai đó chia sẻ một file

trong cuộc trò chuyện, nó sẽ được tự động thêm vào Tab Tệp trên kênh.

Hình 2.45. Lưu trữ và chia sẻ file trong nhóm

Chúng ta có thể tạo file mới, upload lên một file đã có từ thiết bị, nhận đường link tới file, thêm file từ kho lưu trữ đám mây hoặc mở chúng trong SharePoint của Nhóm. Tất cả các file của bạn và người khác thêm vào nhóm đều được lưu trữ tự động.

* Kết luận Chương 2.

Như vậy trong Chương 2, chúng tôi đã trình bày các bước để xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Ứng dụng công nghệ thông tin trong Hóa học, song song đó việc tạo khóa học trực tuyến theo thời gian thực cũng đã được mô tả chi tiết từ việc giảng viên tạo lớp cho đến giảng dạy trực tuyến và giao bài tập cho sinh viên. Cũng cần lưu ý thêm 1 điểm là theo chương trình đào tạo thì học phần Ứng dụng công nghệ thông tin trong Hóa học được giảng dạy cho sinh viên bậc đại học ngành Công nghệ vật liệu ở học kỳ 4, nhưng vì SV khóa tuyển sinh đầu tiên là năm 2018 với số lượng đăng ký quá ít (8SV), nên chưa thể mở lớp được mà phải dời đến học kỳ 6 để cùng mở chung với khóa tuyển sinh 2019 do đó việc thực hiện giảng dạy cho một khóa học trực tuyến theo thời gian thực vẫn chưa thực hiện được.

47

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Với trình tự các bước tiến hành như đã nêu trong Chương 2, chúng tôi đã thực hiện được các kết quả sau:

3.1. BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG HÓA HỌC

- Đề cương chi tiết học phần Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học. Đề cương này đã được Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo thông qua và Hiệu trưởng đã ký ban hành ở thời điểm mở ngành Công nghệ Vật liệu, Phụ lục 1.

- Bài giảng học phần ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học bằng file word, Phụ lục 2.

- Slide bài giảng học phần Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học bằng file PowerPoint, Phụ lục 3.

- Tài liệu tham khảo, Phụ lục 4.

- Bộ đề thi giữa kỳ và thi kết thúc học phần Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học bằng file word, Phụ lục 5.

3.2. TÍCH HỢP BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HÓA HỌC LÊN HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠY CỦA TRƯỜNG

Nội dung học phần Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học gồm 7 chương và được giảng dạy trong 15 tuần, mỗi tuần 1 buổi trong thời gian 2 tiết tín chỉ. Tùy theo khối lượng kiến thức mà mỗi chương được giảng dạy trong 1, 2 hoặc 3 tuần. Do vậy để tiện trong quá trình giảng dạy và theo dõi của SV mà bài giảng được chia thành 07 chủ đề, mỗi chủ đề tương ứng với một chương.

Hình 3.1. Giao diện học phần Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Hóa học sau khi được tích hợp lên LMS Moodle của Nhà trường.

48

3.3. TẠO KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN THEO THỜI GIAN THỰC

Như đã trình bày cụ thể ở mục 2.2, việc giảng dạy trực tuyến được thực hiện dưa trên ứng

dụng MS Teams. Theo phân bố trong chương trình đào tạo thì học phần Ứng dụng công nghệ

thông tin trong Hóa học được giảng dạy cho sinh viên bậc đạihọc ngành Công nghệ vật liệu ở

học kỳ 4(đối với khóa tuyển sinh đầu tiên là năm 2018 là HK219), trong khoảng thời gian từ

tháng 8/2019 đến tháng 12/2019. Tuy nhiên theo tiến độ thực hiện đề tài (trong thuyết minh đề tài đã được phê duyệt) thì khoảng thời gian là để chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng

bài giảng. Mặt khác, số lượngSV khóa tuyển sinh năm 2018 quá ít (8SV), nên chưa thể mở

lớp trong học kỳ 4 được mà phải dời đến học kỳ 6 để cùng mở chung với khóa tuyển sinh 2019. Để thực hiện việc giảng dạy trực tuyến theo thời gian thực cho học phần này tôi đã tạo một khóa học trực tuyến và mời một số SV tham dự.

Hình 3.2. Giao diện buổi học trực tuyến được thực hiện trên ứng dụng MS Teams

49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Cùng với xu thế của thế giới, việc đào tạo trực tuyến trong những năm gần đây đang phát triển mạnh ở Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 vẫn đang không ngừng lây lan mà vacxin phòng ngừa vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm. Quá trình đào tạo trực tuyến có một sự khác biệt với đào tạo kiểu truyền thống ở mọi yếu tố từ đầu vào, quá trình dạy học đến đầu ra, và chịu tác động nhiều của bối cảnh. Ưu điểm lớn nhất của phương thức đào tạo này là dựa trên thế mạnh của CNTT và truyền thông giúp cho việc rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học, người học có thể tham gia học tập linh hoạt, chủ động ở không gian, thời gian khác nhau, người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, để phát huy tốt những ưu điểm của phương thức đào tạo này đòi hỏi các điều kiện về hạ tầng CNTT, hệ thống học liệu điện tử, đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân lực hỗ trợ các hoạt động tổ chức và phục vụ đào tạo, hệ thống văn bản – qui định – hướng dẫn thực hiện phải đồng bộ và đáp ứng những yêu cầu của quá trình đào tạo trong môi trường trực tuyến.

Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi rút ra được một số kết luận như sau:

- Tôi đã xây dựng được bộ bài giảng cho học phần Ứng dụng công nghệ thông tin trong Hóa học có cấu trúc hợp lý, dễ sử dụng để phục vụ cho quá trình giảng dạy trực tuyến.

- Toàn bộ bài giảng này đã được tích hợp lên hệ thống quản lý giảng dạy (LMS Moodle) của Nhà trường.

- Đã tạo được một lớp học trực tuyến theo thời gian thực thử nghiệm trên ứng dụng MS Teams và đã nhận được các ý kiến tích cực từ SV khi tham gia đánh giá.

2. Kiến nghị

Qua thực tế khi áp dụng đề tài với bối cảnh hiện nay, tôi có một số kiến nghị sau: - Cần có các qui định, hướng dẫn cụ thể về kiểm định và đảm bảo chất lượng đối với hình thức đào tạo trực tuyến phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam, làm cơ sở để các trường tự đánh giá hoạt động đào tạo, quản lý đào tạo và đảm bảo chất lượng.

- Tăng cường đầu tư về hạ tầng công nghệ cho đào tạo trực tuyến một cách đồng bộ không chỉ tại các cơ sở đào tạo mà còn ở khắp các vùng miền được phủ sóng và trang bị các thiết bị học tập giúp cho người dân được tạo thuận lợi học tập.

- Có chính sách bồi dưỡng, qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý có tầm hiểu biết, trình độ, kỹ năng thích ứng với bối cảnh và xu thế mới. Đổi mới tư duy, nhận thức về đào tạo trong thời kỳ mới - cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó tăng cường bồi dưỡng đội ngũ (đặc biệt đội ngũ giảng viên lớn tuổi) để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đào tạo trực tuyến và đạt chuẩn trong khu vực và quốc tế.

50

- Các trường đại học cùng hợp tác, tạo thành mạng lưới chia sẻ nội dung đào tạo, bài giảng qua mạng, tạo nên nguồn tư liệu phong phú cho cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Đặng Vũ Hoạt (2006), Lí luận dạy học đại học, NXB ĐHSP Hà Nội.

[2] Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị

Ngọc Hân, (2003), “Bài giảng nhập môn Internet và E - learning, Chương trình đào tạo từ xa, Học viên Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông”, 2003.

[3] Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đềcơ bản giáo dục học hiện đại, NXB GD. [4] Đại học Công nghệ GTVT, Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Công nghệ GTVT;

Tiếng Anh

[5] Harvey Singh (2003), Building effective blended learning program, Issue of Educational Technology, Volume 43, Number 6, Pages 51-54.

[6] TERRY ANDERSON, FATHI ELLOUMI (2004), ‘Theory and Practice of Online Learning', Athabasca University. ISBN: 0-919737-59-5.

[7] Thornburg, David (2000), “Technology in K-12 Education: Envisioning a New Future”.

Trang web

[8] http://moodle.org

[9] https://hotromicrosoft.com/microsoft-teams-huong-dan-su-dung-chi-tiet-2297/

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong hóa học” phục vụ giảng dạy cho sinh viên đại học ngành công nghệ vật liệu (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)