VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

Một phần của tài liệu Bài giảng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em (Trang 27 - 32)

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

ĐỊNH NGHĨA:

▪ Viêm nắp thanh quản cấp là tình trang viêm các cấu trúc ở trên dây thanh như sụn phểu, nắp thanh quản.

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

DỊCH TỄ HỌC:

▪ Trước thời đại vaccin: Viêm nắp thanh quản cấp do H. influenzae type B có thể xảy ra từ tuổi nhũ nhi đến 7 tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ 2 - 4 tuổi. ▪ Hiện nay, bệnh thường gặp ở trẻ chưa

được tiêm chủng.

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

NGUYÊN NHÂN:

H. influenzae type b: trước đây là tác nhân thường gặp nhất, hiện nay đã giảm nhiều.

Streptococus pyogenes, Streptococus pneumoniae, H. influenzae không định type, và Staphylococus aureus.

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

LÂM SÀNG:

▪ Sốt cao đột ngột, đau họng, khó thở.

▪ Nhanh chóng (trong vài giờ) có biểu hiện nhiễm độc, khó nuốt và khó thở.

▪ Thường đùn nước bọt và có tư thế giảm khó thở (ngồi chồm ra trước, ngữa cằm, há miệng, cổ ngữa ra sau).

▪ Thở rít xuất hiện muộn. Ít gặp ho ông ổng. Giọng nói như bị ngạt.

▪ Khám: thở rít thì hít vào hoặc cả 2 thì, phập phồng cánh mũi, co kéo hõm trên

ức, các khoảng liên sườn và rút lõm lồng ngực.

▪ Soi thanh quản: vùng nắp thanh quản sưng đỏ, ứ nhiều chất nhầy và đờm giãi.

▪ Trẻ vật vã, sau đó tím tái, hôn mê, rồi tử vong.

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

CẬN LÂM SÀNG:

▪ Chỉ nên làm sau các xét nghiệm và thăm dò sau khi đường thở đã thông thoáng và trẻ không còn ở trong tình trạng nặng.

⁃Công thức máu: bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế.

⁃CRP tăng cao.

⁃Cấy máu, cấy dịch trên nắp thanh quản.

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

X-QUANG CỔ NGHIÊNG

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

Viêm hạch cổ BIẾN CHỨNG Viêm màng Viêm phổi não Tràn khí trung thất, Viêm tai tràn khí giữa cấp màng phổi do mở khí quản Viêm khớp nhiễm trùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

CROUP #VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

DẤU HIỆU CROUP VIÊM NẮP THANH

QUẢN CẤP

Tổng trạng Trung bình Nhiễm độc

Sốt < 38,5°C > 38,5°C

Khởi phát Nhiều ngày Nhiều giờ

Chảy mũi, ho + -

Uống, nuốt + -

Chảy nước bọt - +

Thở rít Thô ráp Nhẹ

Giọng nói Khàn Không nói được

VIÊM NẮP THANH QUẢN CẤP

ĐIỀU TRỊ:

▪ Làm thông đường thở:

⁃ Thiết lập ngay đường thở nhân tạo (tại ICU hoặc phòng mỗ).

⁃ Thở oxy trong thời gian chờ đặt NKQ.

⁃ Chọn ống NKQ nhỏ hơn kích thước theo tuổi từ 0,5 - 1 mm.

▪ Kháng sinh:

⁃ Tiêm tĩnh mạch ngay Ceftriaxone, Cefotaxime, hay Meropenem trong khi chờ kết quả cấy máu và kháng sinh đồ.

⁃ Nếu nghi ngờ do Staphylococus aureus: phối hợp thêm Clindamycin hoặc Oxacillin hay Vancomycin.

⁃ Viêm nắp thanh quản giảm dần sau vài ngày điều trị kháng sinh và lúc đó có thể rút ống NKQ.

⁃ Kháng sinh nên tiếp tục duy trì trong 7 - 10 ngày.

▪ Cho paracetamol nếu trẻ sốt.

▪ Corticoid: không khuyến cáo sử dụng ban đầu. ▪ Khí dung adrenalin: không hiệu quả

Một phần của tài liệu Bài giảng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em (Trang 27 - 32)