2. Mục tiêu nghiên cứu
3.4.2. Lĩnh vực công nghệ
3.4.2.1. Máy móc thiết bị
Nhiều máy móc, thiết bị, hệt thống quản lý chất lượng, áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến về công nghệ thực phẩm, máy móc, công nghệ từ Nhật Bản.
3.4.2.2. Chất luợng sản xuất
Ngày 21/7/2015, DN VinEco - Tập đoàn Vingroup tiến hành ký kết hợp tác với 3 đối tác hàng đầu thế giới về cung ứng công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp với tổng trị giá lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Sự kiện đánh dấu bước khởi động của VinEco, nhằm mục tiêu ra mắt thị trường mẻ nông sản sạch, an toàn đầu tiên vào quý IV/2015.
Ba đối tác của VinEco đều đến từ những nền nông nghiệp nổi tiếng, gồm: NETAFIM (Israel); KUBOTA (Nhật Bản) và Teshuva Agricultural Projects – TAP (Israel). Đây là hai quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới với thế mạnh vượt trội về nghiên cứu, phát triển và tối ưu hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Các đối tác sẽ cung cấp cho VinEco nền tảng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn trên quy mô lớn theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP. Cụ thể TAP và NETAFIM cung cấp công nghệ nhà kính - nhà
lưới với quy mô lên tới 60 ha cùng hệ thống tưới tiệu tự động và hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động cho cây trồng trên diện tích gần 1.000 ha (trong giai đoạn 1). Đối tác KUBOTA cung cấp công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa trên cánh đồng mẫu lớn ở tất cả các nông trại của VinEco trên cả nước.
Công nghệ nhà kính – nhà lưới gồm hệ thống thiết bị đồng bộ và được điều khiển tự động, có khả năng kiểm soát chủ động các yếu tố khí hậu – môi trường. Với công nghệ này, VinEco có thể đưa vào sản suất những bộ giống độc đáo, đảm bảo cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất lượng chưa từng xuất hiện hoặc mới được sản xuất rất hạn chế tại Việt Nam trên quy mô lớn, năng suất cao, hạn chế sâu bệnh. Công nghệ nhà kính cũng đảm bảo cho VinEco đáp ứng tốt nhu cầu thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhờ sự ổn định trong sản xuất, hạn chế tác động bất lợi của thời tiết.
Hai đối tác NETAFIM và TAP (cùng đến từ Israel) sẽ cung cấp cho VinEco công nghệ nhà kính - nhà lưới cùng hệ thống tưới tiệu tự động và hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động cho cây trồng
Công nghệ tưới và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của TAP và NETAFIM với việc tự động hóa và được kiểm soát chặt chẽ sẽ đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho nông sản của VinEco. Trên ruộng đồng có quy mô lớn, công nghệ cơ giới hóa của KUBOTA – thương hiệu hàng đầu về máy nông nghiệp tại Nhật Bản - sẽ giúp VinEco khép kín và kiểm soát từ khâu làm sạch đến đến gieo hạt, trồng trọt. Đặc biệt KUBOTA sẽ mang đến cho VinEco các loại máy móc lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như máy lên luống và phủ nilon, máy phun tự động, …
Ngoài 3 công nghệ vượt trội trên, VinEco còn được cung ứng công nghệ sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch, đảm bảo nông sản luôn tươi ngon, đồng thời đáp ứng tối đa các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong nông sản.
KUBOTA sẽ cung cấp công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa trên cánh đồng mẫu lớn ở tất cả các nông trại của VinEco trên cả nước.
Với việc ký kết hợp tác với 3 đối tác hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, VinEco đã thể hiện quyết tâm đầu tư bài bản trên quy mô lớn và bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, từng bước hiện thực hóa việc cung cấp
sản phẩm nông sản sạch với sản lượng lớn, được canh tác thân thiện với môi trường tại Việt Nam.
Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, VinEco còn góp phần tạo ra cuộc cách mạng trong cách làm nông nghiệp tại Việt Nam, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các doanh nghiệp, người nông dân và toàn xã hội cùng hướng tới một nền nông nghiệp sạch vì sức khỏe của cộng đồng và vì sức khỏe lâu dài cho các thế hệ mai sau.
Theo kế hoạch, ngay sau lễ ký kết, VinEco sẽ khởi công và đưa nhà kính đầu tiên vào hoạt động, đảm bảo quý 4/2015 sẽ cho ra thị trường mẻ rau đầu tiên. VinEco sẽ ưu tiên phân phối nông sản qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+, đồng thời mở rộng hệ thống phân phối trên khắp cả nước, mang tính đột phá đảm bảo người tiêu dùng có thể mua sản phẩm ở nhiều nơi như siêu thị, ki-ốt trong các chợ, cửa hàng tiện lợi tại các khu vực dân cư, căng-tin trong các xí nghiệp và bán hàng trực tuyến … Đặc biệt, người tiêu dùng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp giám sát quy trình trồng trọt thông qua hình ảnh được truyền trực tiếp từ nông trại.
3.5. Chiến lược áp dụng
3.5.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung 3.5.1.1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Sau 12 năm tham gia và trở thành tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp mặt bằng bán lẻ, với hệ thống các trung tâm thương mại có quy mô mang thương hiệu Vincom, việc Vingroup nhảy vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam thể hiện bản lĩnh của tập đoàn này, nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.
Trước đó, Vingroup bất ngờ trở thành cổ đông nắm 50 triệu cổ phần (tương đương 10% vốn điều lệ) của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatext), đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ Vinatexmart đang hoạt động cầm cự và “đóng cửa” với báo chí. Vào 2013, Vinatexmart rầm rộ triển khai kế hoạch mở thêm 20 siêu thị và tham vọng cuối năm 2015 sẽ đạt 200 siêu thị, điểm bán lẻ.
Trở thành cổ đông của Vinatex, Vingroup chưa công bố kế hoạch phát triển cụ thể với chuỗi Vinatexmart. Nhưng ngay sau khi mua 70% cổ phần của Ocean Retail, Vingroup đã đổi tên DN thành DN cổ phần Siêu thị VinMart.
Với hai thương hiệu mới là VinMart và Vinmart+, Vingroup tuyên bố kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích trên khắp Việt Nam trong 3 năm 2015-2017. Trong đó, hệ thống VinMart sẽ là các siêu thị từ 3.000 đến 15.000m2
“Với lợi thế sân nhà cùng việc hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam, Vingroup chắc chắn sẽ góp phần làm nên bước ngoặt tại thị rường này trong thời gian tới. Ngoài ra, sắp tới, VinEcom - thương hiệu mới đánh dấu sự gia nhập của Vingroup trong lĩnh vực thương mại điện tử - sẽ góp phần nâng cao vị thế của Vingroup trong lĩnh vực bán lẻ”, ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Vingroup khẳng định quyết tâm vươn tới vị trí hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam của tập đoàn này.
Tham gia lĩnh vực bán lẻ, Vingroup cũng phần nào giúp các doanh nghiệp nội giảm sức ép trong bối cảnh cuộc chiến bán lẻ trong nước ngày càng khốc liệt với sự xuất hiện của các "tay chơi" nước ngoài mới.
3.5.1.2. Chiến lược phát triển sản phẩm
Bên cạnh nâng số lượng siêu thị, cửa hàng tiện ích... theo ông Vũ Vinh Phú, hướng phát triển của Vingroup hiện nay bền vững khi xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm dần khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.
Cụ thể từ đầu năm 2015, Vingroup đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp với các dự án trồng rau an toàn, rau sạch trong công nghệ nhà kính Israel tại tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đông Triều (Quảng Ninh), Củ Chi (TP.HCM), Long Thành (Đồng Nai) và Lạc Dương (Đà Lạt).
Xây dựng chuỗi cung ứng khép kín với thực phẩm rau sạch của Vingroup càng có ý nghĩa hơn khi liên tục thời gian qua tình trạng rau không an toàn, rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ đội lốt rau an toàn đưa vào bán tại siêu thị.
Cuối năm 2015, các sản phẩm rau trồng tại các nông trường của VinEco (thuộc tập đoàn Vingroup) được giới thiệu tại các siêu thị Vinmart và Vinmart+ thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng bởi giá thành hợp lý.
Bên cạnh rau, cuối năm 2015 Vingroup công bố hợp tác ra mắt thương hiệu gạo sạch VinEco.
Gạo VinEco là gạo hữu cơ (Organic), không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất vào đồng ruộng và cây lúa.
Đánh giá về việc các sản phẩm rau sạch, gạo sạch thương hiệu VinEco chỉ được bán tại Vinmart và Vinmart+, Chủ tịch siêu thị Hà Nội cho rằng: Đây cách làm khôn ngoan để giữ thương hiệu cho các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất, tạo chuỗi khéo kín cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Mặt khác, theo ông Phú cách làm của Vingroup hiện nay sẽ tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, bởi các siêu thị khác không thể kiểm soát thực phẩm tươi như rau do không cung ứng là đơn vị khác trong khi Vinmart lại chủ động hoàn toàn nguồn cung thực phẩm.
Yếu tố cạnh tranh này sẽ đảm bảo thắng lợi cho Vinmart trước các thương hiệu bán lẻ khác.
3.5.2. Chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập 3.5.2.1. Chiến lược sát nhập
Ngày 3/10, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - OGC) công bố đã bán 100% cổ phần tại công ty cổ phần (CTCP) Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail). Trong đó, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã mua lại 70% cổ phần và đổi tên thành CTCP Siêu thị VinMart.
Ocean Retail hiện đang quản lý chuỗi 9 siêu thị bán lẻ Ocean Mart và 4 cửa hàng tiện lợi Ocean Mart Express. Trong đó, Ocean Mart có 2 siêu thị quy mô lớn đặt tại 2 khu phức hợp Times City và Royal City của Vingroup.
Theo kế hoạch, sau khi thương vụ M&A của Ocean Retail hoàn tất các thủ tục, toàn bộ hệ thống OceanMart sẽ được cải tiến, nâng cấp cả về hàng hóa lẫn chất lượng dịch vụ trong thời gian nhanh nhất và đổi tên thành hệ thống VinMart.
Vingroup đã thông qua DN Vincom Retail đã mua lại trung tâm thương mại StarBowl từ phía Ocean Group.
3.5.2.2. Chiến lược thôn tính
Với việc nhận chuyển nhượng 70% cổ phần từ DN Ocean Retail, Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới chi phối hệ thống TTTM – siêu thị Ocean Mart của tập đoàn Đại Dương – Ocean Group. Hệ thống này bao gồm 13 siêu thị hiện hữu cùng kế hoạch xây dựng hơn 40 siêu thị trên khắp cả nước.
Trong thời gian này, Vingroup cũng công bố Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Tập đoàn với thương hiệu VinMart. Theo đó, VinMart sẽ mở rộng hệ thống các siêu thị có diện tích từ 3.000m2 đến 15.000m2
Dự kiến đến năm 2017, VinMart sẽ có khoảng 100 siêu thị trên cả nước từ đầu tư xây dựng mới hoặc mua lại thông qua các giao dịch M&A.
Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của tập đoàn Vingroup ra đời với mục tiêu xây dựng VinMart và chuỗi cửa hang tiện ích VinMart+ thành thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế, mang đến cho người dân những hàng hóa chất lượng cao với giá thành phù hợp, góp phần tạo nên phong cách mua sắm theo xu hướng mới với sự phong phú về thương hiệu đi kèm dịch vụ hoàn hảo cùng nhiều tiện ích gia tăng.
3.5.2.3. Chiến lược kinh doanh
Ngày 1/6/2016, Tập đoàn Vingroup đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác đợt 1 với gần 250 doanh nghiệp Việt tham gia chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”. Các doanh nghiệp ký kết với Vingroup thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, VPP đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Theo thỏa thuận vừa được ký kết với gần 250 doanh nghiệp, Tập đoàn Vingroup và các DN thành viên gồm Vincommerce, Vincom Retail, VinEco, VinDS - sẽ triển khai các gói giải pháp tổng thể bao gồm: ưu đãi về phân phối, tăng cường hiện diện thương hiệu của doanh nghiệp trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Vingroup; Tư vấn về công nghệ, quản trị, kiểm soát chất lượng, marketing, tiêu thụ hàng hóa và tham gia góp vốn nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hơn 140 doanh nghiệp đã ký kết hợp tác về phân phối. Theo đó, trong vòng một năm, từ 1/6/2016 – 1/6/2017, các doanh nghiệp trên sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Vingroup với các điều kiện ưu đãi hợp lý. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Cụ thể, Vingroup sẽ bán hộ không lãi, cam kết trả cho đối tác doanh thu theo đúng mức giá công bố thông thường. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp, với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiệp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, Vingroup cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng.
3.5.3. Chiến lược đa dạng hóa hoạt động của DN 3.5.3.1. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
Với mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm sạch, đồng thời đồng hành với các nhà sản xuất trong nước nâng cao vị thế hàng Việt, DN VinEco - Tập đoàn Vingroup đã hợp tác chiến lược với DN Trung An ra mắt sản phẩm gạo sạch thương hiệu VinEco. Gạo sạch VinEco sẽ được phân phối độc quyền trên hệ thống VinMart và VinMart+ tại khu vực phía Nam vào ngày 26/12 và toàn quốc từ ngày 30/12/2015.
Việc hai thương hiệu của Tập đoàn Vingroup là VinEco và VinMart - VinMart+ hợp tác với nhà sản xuất Trung An đã cho thấy vai trò chủ động đồng hành, hỗ trợcộng đồng doanh nghiệp Việt của Vingroup. Thông qua việc hợp tác, liên kết với các nhà sản xuất uy tín trong nước, Vingroup đang từng bước đưa hàng Việt Nam chất lượng cao tiếp cận với thị trường và người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao vị thế sản phẩm thương hiệu Việt.
3.5.3.2. Chiến lược đa dạng hóa ngang
Điểm mạnh của chuỗi thương hiệu này là các chuỗi các siêu thị Vinmart và Vinmart+ nằm ở các khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi, có diện tích lớn, cung cấp nhiều ngành hàng đa dạng. Theo đó, có hơn 40.000 mặt hàng thuộc thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, điện máy gia dụng, thời trang, đồ chơi,… đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Với mục tiêu trở thành các điểm đến mua sắm đáng tin cậy về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ tiện ích, Vinmart và Vinmart+ còn bán các sản phẩm rau, quả sạch, áp dụng công nghệ cao từ VinEco - ngành kinh doanh nông nghiệp mới nhất của Vingroup, tạo sự tin tưởng không nhỏ tới một bộ phận khách hàng trong bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm trở nên báo động.
3.5.3.3. Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp
Không chỉ đáp ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu hằng ngày của người dân như các mô hình cửa hàng tiện ích khác, Vinmart còn phục vụ các mặt hàng tươi sống, rau củ quả sạch ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm soát chặt chẽ theo quy trình chung của toàn hệ thống, với chất lượng và giá cả hợp lý.
KẾT LUẬN
Một chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp cũng rất cần phải duy trì và bảo đảm sự chuyên nghiệp đó đến từ mọi yếu tố trong một mô hình kinh doanh. Nhà bán lẻ không chỉ đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, mà đi kèm đó là trải nghiệm và cung cách phục vụ xứng tầm. Điều này xuất phát từ chính yếu tố con người trong tổ chức. Những nhân viên phục vụ khách hàng mua sắm phải luôn giữ tinh thần tốt và chuyên nghiệp. Điều này sẽ càng phải được chú trọng khi mà VinMart trong tương lai sẽ mở ra ngày càng nhiều cửa hàng, siêu thị mới, đồng nghĩa với việc tăng thêm đội ngũ bán hàng. Việc đào tạo và đảm bảo