Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 38)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Các số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích, xử lý, tính toán và tiến hành so sánh từđó đưa ra, làm rõ các vấn đề thực trạng của địa phương. Các số liệu trong luận văn được xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm máy vi tính (Excel, Word).

Tổng hợp và trình bày kết quả: Các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. V trí địa lý, điu kin t nhiên - V trí địa lý - V trí địa lý

Huyện Tân Uyên là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 22o07’đến 22o17’ vĩ độ Bắc và 103o33’ đến 103o53’ kinh độ Đông với 10 xã, thị trấn:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; - Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; - Phía Đông giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

- Địa hình, địa mo

Địa hình của huyện Tân Uyên chia cắt khá phức tạp, chia thành 2 khu vực chính: - Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao

địa hình hiểm trở, có độ dốc lớn.

- Phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m.

Địa hình huyện thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao trên 800 m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25o và bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; có nhiều dãy núi có

độ cao từ 1.500-2.000 m so với mực nước biển. Có sông, nhiều khe, suối; có những dải

đồng bằng ở độ cao trung bình khoảng 500-600 m so với mực nước biển. Xen kẽ núi

đồi có nhiều thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp.

- Khí hu, thi tiết

Tân Uyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ

mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp.

Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau: Nhiệt độ

bình quân hàng năm 26,60C; nhiệt độ cao nhất trong năm 39,40C; nhiệt độ thấp nhất trong năm 6,70C; độ ẩm không khí bình quân 82%; độ ẩm cao nhất 100%; độ ẩm thấp nhất 47%; Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.552 mm, với năm cao nhất là 2.106 mm, năm thấp nhất 1069 mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ

tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm.

- Chếđộ thy văn

Huyện thuộc lưu vực sông Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5- 1,7km/km2). Hệ thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, hay xảy ra lũ, lụt; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếu nước, dòng chảy bị cạn kiệt, nên thường bị hạn hán.

3.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi - Thc trng phát trin kinh tế - Thc trng phát trin kinh tế

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có bước phát triển nhanh và tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần và giữổn

định tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 588.526 triệu đồng, thu nhập bình quân/người/năm đạt 33,0 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế hiện nay trên địa bàn huyện chủđạo vẫn là Nông, lâm nghiệp; dịch vụ và công nghiệp.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Tân Uyên năm 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng thu ngân sách nhà nước Triệu đồng 588.526 2 Tổng chi ngân sách nhà nước Triệu đồng 563.163 3 Thu nhập bình quân/người/năm Triệu đồng 33,0 4 Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực ha 6.915,8 5 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 32.240

(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 huyện Tân Uyên)

Giai đoạn 2015-2020, huyện Tân Uyên đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, gắn giữa phát triển vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Người dân, doanh nghiệp trên địa huyện chủ động đẩy mạnh sản xuất và nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường. Do vậy, Ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Hàng năm, sản lượng lương thực

đều tăng, năm 2019, sản lượng lương thực có hạt đạt 32.240 tấn, (tăng 3.548,5 tấn so với năm 2015). Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất lương thực hàng hóa với diện tích 690 ha. Huyện đã thực hiện đăng ký 02 nhãn hiệu cho 02 sản phẩm lúa hàng hóa là Khẩu Ký và Nếp Tan Co Giàng. Cây ăn quảđược trồng theo hướng tập trung, toàn huyện đã trồng được 609,8 ha Mắc ca. Huyện đã phát

triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bơ, nhãn, thanh long, chanh leo... với tổng diện tích 217 ha (tăng 67 ha so với năm 2015).

- V văn hóa - xã hi

Công tác quản lý Nhà nước, phát triển về văn hóa và thông tin trên địa bàn huyện tiếp tục được tăng cường. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể

thao trong cộng đồng được tổ chức sâu rộng, diễn ra sôi nổi, cơ sở vật chất văn hóa

được quan tâm đầu tư.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổđộng trực quan, công tác thông tin truyền thông chào mừng kỷ niệm các sự kiện lịch sử của đất nước, tỉnh, huyện.

- Giáo dc đào to

Chỉđạo ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện có hiệu quảĐề án phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020 và Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 10/9/2018 của UBND huyện về nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cho học sinh trên địa bàn huyện. Kết quả, năm học 2018 - 2019, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của huyện vươn lên vị trí thứ nhất toàn tỉnh, đặc biệt trong cuộc thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2019-2020.

- V Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục được quan tâm, việc khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên. Trong năm toàn huyện đã khám cho 252.900 lượt người.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về xã hội của huyện Tân Uyên năm 2019 TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,60 2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 77

3 Giải quyết việc làm mới Lđ 3.095

4 Số người tham gia XKLĐ Người 515

5 Tỷ lệ tham gia BHYT % 87,6

6 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,92

(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 huyện Tân Uyên)

3.1.3. Nhn xét chung - Thun li - Thun li

Huyện Tân Uyên được thành lập ngày 01/01/2009, trên cơ sở tách huyện Than Uyên, các tổ chức luôn được sự chỉđạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự phấn đấu nỗ lực của Nhân dân các dân tộc, sau 10 năm sau khi chia tách, huyện Tân Uyên đã vượt lên trên “hoàn cảnh” và trở thành vùng quê ổn định, kinh tế phát triển, cơ sở vật chất khang trang, đời sống người dân thực sự đổi mới. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Tân Uyên đạt 33,0 triệu

đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,5%, thu ngân sách của huyện đã cán mốc 49,5 tỉ đồng. Kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; hệ

thống y tế phát triển đồng bộ ở cả tuyến huyện và xã; 100% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, 92,8% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 51%. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển, nhiều giá trị

văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; khối đoàn kết các dân tộc được giữ vững và phát huy; công tác quốc phòng - an ninh tự trên địa bàn tiếp tục được tăng cường và giữ vững. Địa bàn rộng, diện tích tự nhiên lớn 89.708,3 ha có rất nhiều tiềm năng lợi thế để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp (cây chè, mắc ca), phát triển bảo vệ đất lâm nghiệp; đặc biệt là khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng cũng như

mặt hồ các công trình thủy điện trên địa bàn. Đây là thế mạnh để các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh, nên cần phát huy thế mạnh

đểđầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

- Khó khăn, hn chế

Do địa bàn bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn và tư liệu, tài liệu về đất

đai chưa được đồng bộ, chính xác (chủ yếu được thiết lập, xây dựng từ năm 2009

đến nay; các tài liệu trước đó hầu như không có dữ liệu số hoặc quá cũ không sử

dụng được). huyện có nhiều thành phần dân tộc, với phong tục tập quán làm nương luân canh nên việc khoanh vẽ và xác định vị trí, diện tích, loại đất, nhất là

đất nương rẫy gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng xâm canh, xâm cư xảy ra ở hầu hết tất cả các xã trong huyện. Đất lâm nghiệp chưa được đo vẽ bản đồđịa chính chính

quy, chỉ đo vẽ bằng máy đo GPS cầm tay có độ sai số lớn, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, kết hợp sử dụng nguồn tài liệu địa chính cơ sở có độ chính xác không cao để thực hiện kiểm kê đất đai kết hợp các phương pháp khoanh vẽ bằng phương pháp đối diện, sử dụng tư liệu ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, phương pháp chỉnh lý trên các hồ sơđịa chính...để tạo bản đồ khoanh đất.

Diện tích đất nông, lâm trường được nhà nước giao đất, cho thuê đất do Công ty Cổ phần trà Than Uyên và Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện Tân Uyên tương đối rộng, việc xen canh, xen cư với đất của người dân tại các xã, thị trấn nên công tác quản lý đất đai gặp rất nhiều khó khăn.

Chính sách của Nhà nước vềđất đai có nhiều thay đổi, công tác quản lý về đất đai của chính quyền địa phương vẫn còn một số bất cập, không đúng theo các quy định của pháp luật (cấp đất, giao đất chồng lấn) nên đã ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng đất của Công ty, Ban quản lý rừng Phòng hộ huyện Tân Uyên.

Nguồn nhân lực chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao

động kỹ thuật. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định, nhất là ở khu vực nông thôn vẫn còn bức xúc. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp, còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là một sức ép lớn, đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thểđể đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh trong giai đoạn tới, trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết nhất là về lĩnh vực đất đai.

3.2. Công tác quản lý sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường

3.2.1. Gii thiu v Công ty C phn trà Than Uyên và Ban qun lý rng Phòng h Tân Uyên h Tân Uyên

- Công ty Cổ phần trà Than Uyên

Công ty Cổ phần trà Than Uyên tiền thân là Nông trường Quân đội Than Uyên được thành lập ngày 07/3/1959, trải qua 61 năm xây dựng và phát triển, để

phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Nông trường Quân đội Than Uyên đã đổi tên thành Nông trường Quốc doanh Than Uyên (1961), Xí nghiệp Nông công nghiệp Chè Than Uyên (1989), Xí nghiệp Chè Than Uyên (1991), Công ty Chè Than Uyên (2004) và Công ty Cổ phần trà Than Uyên (2006) với tổng số

vốn điều lệ là trên 14 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước nắm giữ 66,2%. Ngày 06/9/2014 Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã có quyết định bán toàn bộ phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần trà Than Uyên và Công ty Cổ phần trà Than Uyên là doanh nghiệp 100% vốn tư nhân, số vốn điều lệ là trên 18 tỷđồng, tài sản gồm: Nhà xưởng, vật kiến trúc, toàn bộ diện tích đất đai đã được Nhà nước giao, cho thuê với thời hạn sử dụng 50 năm.

Trụ sở Công ty thuộc tổ dân phố 15, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, về cơ cấu tổ chức gồm Ban Giám đốc (01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc), 03 Phòng chuyên môn (Tổ chức, Kế hoạch, Kế toán) và 04 đơn vị sản xuất nông nghiệp, với 200 công nhân viên chức. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty: Trồng cây chè, chế biến chè các loại, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu chè, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp, sản xuất giống cây chè. Trong quá trình quản lý đất đai, Công ty

được cấp có thẩm quyền 02 tỉnh Lào cai và Lai Châu ban hành các quyết định giao

đất, cho thuê đất:

Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 02/7/2001 của UBND tỉnh Lào Cai giao đất nông, lâm nghiệp cho xí nghiệp chè Than Uyên với tổng diện tích 666,60 ha để sử dụng vào mục đích trồng và sản xuất chè, trong địa phận xã Thân Thuộc và thị trấn Nông trường Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai, thời hạn giao đất;

Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 của UBND tỉnh Lai Châu giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần trà Than Uyên. Tổng diện tích đất là 700,19 ha, trong đó: Giao diện tích đất 90,68 ha không thu tiền sử dụng

đất để quản lý sử dụng vào mục đích: Trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, rừng phòng hộ, đất giao thông và đất bằng chưa sử dụng. Thuê diện tích đất là 609,51ha

để sử dụng vào mục đích: Đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất kinh doanh; thời hạn sử dụng đất là 50 năm;

Quyết định số 85/QĐ-UBND, ngày 22/01/2016 của UBND tỉnh Lai Châu thu hồi một phần diện tích đất (151,85 ha) tại quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 09/9/2013; giao cho UBND huyện Tân Uyên lập phương án giao đất, cho thuê đất

và cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân;

Quyết định số 86/QĐ-UBND, ngày 22/01/2016 của UBND tỉnh Lai Châu

điều chỉnh diện tích đất tại quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 của UBND tỉnh Lai Châu. Tổng diện tích đất 548,02 ha: Giao đất 94,54 ha cho Công ty Cổ phần trà Than Uyên sử dụng vào mục đích đất: Trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, rừng phòng hộ, giao thông, bằng chưa sử dụng. Cho thuê đất 453,48 ha Công ty Cổ phần trà Than Uyên sử dụng vào mục đích đất: Trồng cây lâu năm, nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)