Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

- Thc trng phát trin kinh tế

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có bước phát triển nhanh và tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần và giữổn

định tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 588.526 triệu đồng, thu nhập bình quân/người/năm đạt 33,0 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế hiện nay trên địa bàn huyện chủđạo vẫn là Nông, lâm nghiệp; dịch vụ và công nghiệp.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Tân Uyên năm 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tổng thu ngân sách nhà nước Triệu đồng 588.526 2 Tổng chi ngân sách nhà nước Triệu đồng 563.163 3 Thu nhập bình quân/người/năm Triệu đồng 33,0 4 Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực ha 6.915,8 5 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 32.240

(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 huyện Tân Uyên)

Giai đoạn 2015-2020, huyện Tân Uyên đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, gắn giữa phát triển vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Người dân, doanh nghiệp trên địa huyện chủ động đẩy mạnh sản xuất và nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường. Do vậy, Ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Hàng năm, sản lượng lương thực

đều tăng, năm 2019, sản lượng lương thực có hạt đạt 32.240 tấn, (tăng 3.548,5 tấn so với năm 2015). Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất lương thực hàng hóa với diện tích 690 ha. Huyện đã thực hiện đăng ký 02 nhãn hiệu cho 02 sản phẩm lúa hàng hóa là Khẩu Ký và Nếp Tan Co Giàng. Cây ăn quảđược trồng theo hướng tập trung, toàn huyện đã trồng được 609,8 ha Mắc ca. Huyện đã phát

triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bơ, nhãn, thanh long, chanh leo... với tổng diện tích 217 ha (tăng 67 ha so với năm 2015).

- V văn hóa - xã hi

Công tác quản lý Nhà nước, phát triển về văn hóa và thông tin trên địa bàn huyện tiếp tục được tăng cường. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể

thao trong cộng đồng được tổ chức sâu rộng, diễn ra sôi nổi, cơ sở vật chất văn hóa

được quan tâm đầu tư.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổđộng trực quan, công tác thông tin truyền thông chào mừng kỷ niệm các sự kiện lịch sử của đất nước, tỉnh, huyện.

- Giáo dc đào to

Chỉđạo ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện có hiệu quảĐề án phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020 và Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 10/9/2018 của UBND huyện về nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cho học sinh trên địa bàn huyện. Kết quả, năm học 2018 - 2019, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của huyện vươn lên vị trí thứ nhất toàn tỉnh, đặc biệt trong cuộc thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2019-2020.

- V Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tiếp tục được quan tâm, việc khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên. Trong năm toàn huyện đã khám cho 252.900 lượt người.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về xã hội của huyện Tân Uyên năm 2019 TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,60 2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 77

3 Giải quyết việc làm mới Lđ 3.095

4 Số người tham gia XKLĐ Người 515

5 Tỷ lệ tham gia BHYT % 87,6

6 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,92

(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020 huyện Tân Uyên)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện tân uyên tỉnh lai châu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)