Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2019 (Trang 46 - 47)

- Thực trạng công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồđịa chính tại huyện Vân Đồn tính theo thời gian

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn

Vân Đồn có 46.886 người, trong đó:

Dân số đô thị: 9.786 người chiếm 20,9%, Dân số nông thôn: 37.100 người chiếm 79,1%.

Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 72 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao như thị trấn Cái Rồng 2.120 người/km2, xã có mật độ dân số thấp là Vạn Yên có 13 người/km2.

3.1.2.6. Lao động và việc làm: Toàn huyện có 22.526 lao động trong độ tuổi, trong đó: Lao động thành thị có 4.509 người (tính cả công viên chức nhà nước); Lao động nông thôn có 18.017 người.

3.1.2.7. Thu nhập và mức sống: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đời sống nhân dân đã được cải thiện thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 26,65%/năm.

(Nguồn số liệu: Báo cáo dân số nguồn lao động năm 2019 huyện Vân

Đồn).

3.1.3. Đánh giá chung v điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca huyn Vân Đồn Vân Đồn

- Những lợi thế: Vân Đồn là huyện nằm ở vùng Đông bắc tỉnh Quảng Ninh, có nhiều thuận lợi để giao lưu kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cửa khẩu Móng Cái. Là cửa ngõ thông ra biển của vùng đông bắc để giao lưu thông thương với các khu vực bằng đường biển.

Vân Đồn có nhiều bãi biển đẹp, có rừng Quốc gia Bái Tử Long và các di tích lịch sử văn hoá thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan du lịch. Nhiều cơ sở nhà nghỉ được xây dựng hiện đại, các phòng nghỉ có các trang thiết bị tiện nghi đầy đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Các chuyến tàu cao tốc Vân Đồn đi Quan Lạn, Minh Châu và các xã đảo được tăng cường... đáp ứng nhu cầu đi lại cho khách đi thăm quan, du lịch, tắm biển trong ngày…. Những kết quả trên cho thấy ngành du lịch Vân Đồn đã có những khởi sắc mới và hoàn thiện, đang từng

bước vươn lên phát triển toàn diện hội nhập với xu thế phát triển chung của khu vực và cả nước.

Khả năng đô thị hoá cao kết hợp với sự phát triển du lịch sinh thái của các điểm du lịch cao cấp như điểm du lịch Bãi Dài, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng với thị trấn Cái Rồng và các vùng lân cận tạo thành một hệ thống vùng đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ đa năng.Tạo nên các điểm nhấn cho nền kinh tế trên địa bàn huyện phát triển một cách toàn diện và bền vững.

Kinh tế liên tục phát triển ở mức cao và ổn định, các ngành kinh tế trọng điểm (thương mại, du lịch, thuỷ sản…) có sự phát triển nhanh là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khu vực.

- Những hạn chế: Nền kinh tế của huyện tuy có phát triển nhưng chưa đều giữa các vùng, sự tích luỹ còn thấp, công nghệ sản xuất một số nơi vẫn còn mang tính thủ công chưa được cải tiến nhất là trong sản xuất nông nghiệp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trên thị trường còn thấp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, nhất là giao thông và các công trình văn hoá, y tế, giáo dục ở các vùng sâu và các xã đảo phát triển còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Là huyện có tiềm năng phát triển du lịch nhưng sản phẩm quảng bá cho ngành du lịch còn nghèo nàn, số ngày lưu giữ khách chưa cao, khách đến tham quan du lịch nhiều chủ yếu vào các ngày nghỉ và ngày lễ.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2019 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)