Địa điểm thử nghiệm: Đường Nguyễn Văn Lượng nối dài trong phạm vi công viên văn hóa Gò Vấp được trải bê tông nhựa, có độ dốc không đáng kể, đoạn đường thử nghiệm thẳng dài khoảng 400m, mặt đường khô, gió ngang nhẹ.
Xe thử nghiệm: kiểm tra các điều kiện hoạt động của xe như áp suất lốp trước và lốp sau, phanh, nạp pin đầy đến SOC=1 và chạy thử, xả pin đến SOC=0.95.
Phương pháp thử nghiệm: động cơ đốt trong ở chế độ tắt, thử nghiệm ở chế độ 50% tải và 100% tải, mỗi chế độ 3 lần. Khởi xe với tay ga lớn nhất và ghi lại giá trị và thời gian từ lúc xuất phát đến lúc xe đạt tốc độ lớn nhất.
95 Sau đó, dựa vào công thức: 𝑆 = 𝑣0𝑡 +1
2𝐽𝑡2, trường hợp này 𝑣0 = 0, 𝑡0 = 0 và coi như xe chuyển động nhanh dần đều nên 𝐽 = 𝑣
𝑡, ta tính được gia tốc lớn nhất của xe. Kết quả thử nghiệm và tính toán trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.6: Kết quả thử nghiệm xe ở chế độ vận tốc lớn nhất Lần thử Vận tốc lớn nhất (± 2 km/h) Thời gian (± 0,1 s) Gia tốc (m/s2) 50% tải lần 1 51 12,4 1,142473118 50% tải lần 2 54 13,2 1,136363636 50% tải lần 3 50 12,2 1,138433515 100% tải lần 1 47 14,9 0,876211782 100% tải lần 2 50 15,6 0,89031339 100% tải lần 3 46 15,3 0,835148874
So sánh với kết quả tính toán lý thuyết là 52,76km/h (50% tải) và 48,42 km/h (100% tải). Các nguyên nhân có thể gây sai số giữa thực nghiệm với tính toán bao gồm:
- Ảnh hưởng của sức cản gió và việc chọn hệ số cản gió; - Chọn hệ số cản lăn chưa sát thực tế thử nghiệm;
- Trọng lượng người ngồi trên xe khi thử nghiệm chưa đúng với lý thuyết (65kg); - Quá trình tính toán lý thuyết đã bỏ qua một số yếu tố ảnh hưởng nhỏ.
Tuy nhiên sai lệch lớn nhất là 5,07% (50% tải) và 4,97% (100% tải). Sai số này là chấp nhận được và tác giả chấp nhận lấy các kết quả tính toán là thông số động lực học của xe sau cải tạo.