TRÊN THỊ TRƯỜNG” tác giả TS. Nguyễn Trọng Kiên năm 2020
Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và nghiên cứu thực trạng thì luận án sẽ đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2030. Các giải pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính mới, kế thừa, thiết thực, đồng bộ, tận dụng được sức mạnh của những công nghệ mới và phù hợp với thực tiễn của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay.
Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án cần triển khai các nội dung nghiên cứu sau đây: - Một là, khái quát hóa những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp; - Hai là, tìm hiểu các kinh nghiệm phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số nước phát triển trên thế giới và rút ra bài học cho việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam; - Ba là, khảo sát thực trạng và đánh giá những kết quả đạt được cũng như các hạn chế của việc phân tích hiệu quả sản xất kinh doanh trong các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường Việt Nam; - Bốn là, đề xuất các giải pháp cơ bản để hoàn thiện phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2030.
27
Kết quả nghiên cứu Về mặt lý luận Luận án sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp; Từ các kinh nghiệm phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại một số quốc gia phát triển trên thế giới, luận án sẽ rút ra được bài học có giá trị để áp dụng vào việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn Trên phương diện thực tiễn cho đến nay chưa có những phân tích đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một ngành phức tạp và rất quan trọng như ngành bất động sản. Hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở một doanh nghiệp cụ thể hay thuộc các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm, viễn thông, xây dựng,... Do đó, luận án nếu nghiên cứu thành công thực sự sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những giải pháp mà luận án đưa ra không những giúp cho các nhà đầu tư có căn cứ tin cậy, khoa học để ra quyết định đầu tư; các nhà quản lý dễ dàng đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Từ đó góp phần tạo lập cho thị trường BĐS Việt Nam những doanh nghiệp mạnh ngang tầm khu vực, thị trường Việt Nam ngày càng phát triển, công khai, minh bạch.
Hạn chế nghiên cứu
Sau khi nhìn vào thực trạng quá trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, nghiên cứu sinh nhận thấy quá trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa thật sự được thực hiện đều tay, hệ thống chỉ tiêu rời rạc và không có sự thống nhất về phương pháp tính toán. Điều này càng khẳng định rõ nét hơn rằng công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa thực sự là mối quan tâm cấp thiết đối với các doanh nghiệp
1.1.2. Nghiên cứu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM tác giả TS. Tạ Thị Kim Dung năm 2016
Mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý luận Làm rõ những vấn đề lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại để vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam; đề xuất hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần trong bối cảnh toàn cầu hóa.
28
Về mặt thực tiễn Vận dụng những vấn đề lý luận, hệ thống chỉ tiêu đề xuất để tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh của Techcombank trong giai đoạn 2010 – 2014 (bao gồm những mặt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại). Từ đó đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nội dung nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.
- Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010-2014
- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Kết quả nghiên cứu
+ Về mặt lý luận: Luận án đưa ra những quan niệm và nội dung mới về hiệu quả kinh doanh của Techcombank đứng trên góc độ hiệu quả bản thân ngân hàng và hiệu quả xã hội; Đề xuất hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Techcombank phù hợp với điều kiện Việt Nam và trong bối cảnh toàn cầu hóa.
+ Về mặt thực tiễn: Luận án khẳng định Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần cỡ lớn, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia (đóng ngân sách khá, giải quyết nhiều việc làm, tham gia quan trọng vào việc cho vay vốn phát triển sản xuất….); Chỉ ra thực trạng hiệu quả kinh doanh của Techcombank (bao gồm những thành công, tồn tại và nguyên nhân cả từ phía nhà nước lẫn từ phía ngân hàng Techcombank); Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank; Đồng thời kiến nghị với nhà nước và Ngân hàng nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách để các ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả và bền vững hơn.
Hạn chế nghiên cứu
Nghiên cứu chưa phân tích cụ thể ưu nhược điểm của doanh nghiệp. Đặc biệt chưa đưa ra những giải pháp ưu tiên nào phù hợp với mô hình doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
29
CHƯƠNG 2.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỲNH PHÁT
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Quỳnh Phát được thành lập từ năm 2017 với mặt bằng kinh doanh rộng khoảng 6500 m2, có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy có mặt bằng khá tốt nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty chưa được hiện đại hóa nhiều. Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Quỳnh Phát, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.
Trụ sở giao dịch: Số 43/2, tổ 2, Khu phố 1, Phường Phú Mỹ, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Ngày thành lập 16/01/2017 Mã số thuế: 3702635285
Ngành nghề kinh doanh: phân phối sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
Nguồn vốn kinh doanh : 60.899.990.000 đồng (Sáu mươi tỷ tám trăm chínchín triệu chíntrămchín mươinghìnđồng.)
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là Bình Dương và các vùng lân cận.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Quỳnh Phát sau khi được thành lập, để tạo cho mình chỗ đứng trên thị trường, lãnh đạo công ty đã thực hiện đầu tư vào một chiến lược định hướng cho sự phát triển lâu dài. Để khắc phục sự yếu kém của cơ sở vật chất, công ty đã đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo bộ mặt khang trang cho Công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức cũng được tiến hành chuẩn hoá nâng cao trình độ và lao động gián tiếp được giảm thiểu. Ngoài ra, công ty còn thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và tích cực tìm kiếm những đơn hàng. Những yếu tố trên đã hợp lực tạo cho doanh nghiệp một năng lực phân phối lớn gấp bội phần giúp cho doanh nghiệp tạo được chỗ đứng trên thị trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Trải qua hơn 3 năm hoạt động, Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Quỳnh Phát đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức tự khẳng định được mình trên thị trường. Không chỉ bằng lòng với những gì đã đạt được toàn thể công ty luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch bán hàng, đáp ứng tốt nhất và ngày càng nhiều nhu cầu thị trường, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
30
2.2. NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG
Cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho các cửa hàng tạo hóa, siêu thị mini,… đúng thời gian, địa điểm và đưa ra mức giá thích hợp.
Kết nối người sản xuất và người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thu thập thông tin sản phẩm cần thiết để đưa ra chiến lược và tạo lợi nhuận cho công ty.
2.3. HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Nhìn vào sơ đồ tổ chức của công ty cho thấy Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Quỳnh Phát là một doanh nghiệp có quy mô vừa, cơ cấu bộ mấy khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, phân cấp quản lý theo chiều dọc, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật, là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật về mối quan hệ giao dịch điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả sản xuất kinh doanh, bị cách chức nếu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
Giám đốc
Phòng tổ chức - hành chính
Phòng kinh
doanh Phòng nhân sự Phòng kế toán - tài chính Phó giám đốc
31
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc: Điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân cấp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công thực hiện.
Phòng tổ chức – hành chính có nhiệm vụ tổ chức lao động trong công ty, tiến hành tuyển dụng nhân lực, tổ chức thi nâng bậc, theo dõi, quản lý, xếp lương, nâng lương cho người lao động. Đồng thời tính toán và theo dõi tình hình nộp Bảo hiểm xã hội của người lao động, giải quyết các chính sách như ốm đau, hưu trí, …cho người lao động.
Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác bán các sản phẩm & dịch vụ của công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín dụng khác, huy động vốn trên thị trường, dịch vụ tư vấn thanh toán quốc tế, dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết, chào bán sản phẩm kinh doanh ngoại tệ trừ trên thị trường liên ngân hàng); công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
Phòng nhân sự chức năng chính của bộ phận quản lý nhân sự (HRM) bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả, thúc đẩy nhân viên, truyền thông nội bộ, an toàn lao động, và nhiều hơn nữa.
Phòng tài chính - kế toán là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng cơ chế hạch toán của công ty, có nhiệm vụ: Hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tiến hành phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện việc chi trả lương, trả thưởng, BHXH cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn, các kế hoạch đầu tư dài hạn phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
2.5. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Quỳnh Phát chuyên phân phối các sản phẩm của các thương hiệu như: Vifon (gồm có Bánh đa cua, Bún riêu, Phở ăn liền, Cháo ăn liền, Bún bò huế, Nước tương), Nestle (gồm có ngũ cốc dinh dưỡng, sữa Milo, cà phê, thực phẩm cho trẻ nhỏ),… cung cấp cho mọi khách hàng ở khắp tỉnh Bình Dương và các vùng lân cận.
32