6. Bố cục của đề tài
2.3.3. Qui trình cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại VIB – Ch
Bình Dương
Qui trình cấp tín dụng tại VIB được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi nhân viên quản lý khách hàng (QLKH) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý Hợp đồng tín dụng, được tổ chức tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Marketing/ tiếp thị khách hàng Bước 2: Thẩm định, phê duyệt cho vay Bước 3: Hoản thiện thủ tục và giải ngân Bước 4: Kiểm tra, giám sát khoản vay
Bước 5: Thu hồi nợ vay 2.3.3.1. Qui trình marketing
Qui trình Quy trình marketing/ tiếp thị khách hàng là bước đầu tiên trong quy trình cho vay đối với khách hàng. Đây là khâu quan trọng yêu cầu QLKH phải nắm vững sản phẩm và tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp với nhu cầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định của VIB.
Yêu cầu chung
QLKH phải hiểu rõ các sản phẩm dịch vụ mà VIB cung cấp. QLKH phải nắm vững các quy định của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng
Qui trình thực hiện đối với khách hàng cá nhân
QLKH làm việc trực tiếp với khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Sau đó, QLKH sẽ hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay, xác định xem yêu cầu vay vốn của khách hàng có phù hợp với kế hoạch chiến lược của đơn vị đối với việc phát triển nghiệp vụ của ngân hàng bán lẻ.
Trong giai đoạn này, QLKH có đủ thông tin chi tiết về khách hàng như: mục đích vay vốn, TSBĐ, nguồn trả nợ..để đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay. nếu khách hàng đủ điều kiện được cho vay thì QLKH hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ đề nghị vay vốn.
2.3.3.2. Qui trình thẩm định, phê duyệt cho vay
Thẩm định phê duyệt cho vay là bước thứ 2 quan trọng trong quy trình cho vay, thực hiện nghiêm túc quá trình này sẽ giảm thiểu rủi ro của khoản tín dụng trong tương lai. Muốn giảm thiểu rủi ro, quy trình thẩm định, phê duyệt cho vay phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc:
Bảo đảm tính thẩm định độc lập của từng cá nhân tham gia.
Phân tách rõ ràng trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Quán triệt phương châm cho vay trên cơ sở tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh, giá trị TSBĐ và uy tín của khách hàng.
Trình tự thực hiện:
a. Tiếp nhận thẩm định trước khi cho vay
QLKH sẽ tư vấn thương thảo điều kiện vay vốn, tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng: Khi khách hàng đề xuất vay vốn, QLKH thông báo cho khách hàng biết về các chính sách cho vay mà VIB đang áp dụng.
QLKH tham vấn cho khách hàng loại hình cho vay phù hợp, thống nhất sơ bộ các điều kiện vay vốn như lãi suất, thời hạn, TSBĐ, một số điều kiện khác...
Giải thích, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của Pháp luật và VIB. Khi có đề nghị vay vốn, khách hàng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các hồ sơ bao gồm: hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ bảo đảm tiền vay và hồ sơ khác (nếu có) theo đúng quy định của Pháp luật và quy chế cho vay đối với khách hàng VIB. Các hồ sơ đối với khách hàng cá nhân gồm:
Tờ trình thẩm định của QLKH;
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ;
Các hồ sơ tài liệu chứng minh việc thực hiện dự án, phương án đề nghị vay vốn, chứng minh mục đích sử dụng vốn để mua đất/ nhà, xây dựng/ sửa chữa nhà, mua ô tô tiêu dùng/ kinh doanh, du học quốc tế...
Các chứng từ thanh toán, tài liệu khác. Hồ sơ pháp lý:
Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay và/hoặc người đồng trách nhiệm hoặc bên thứ ba có TSBĐ cho khoản vay (nếu có)
Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu của vợ/chồng người vay và người đồng trách nhiệm và bên thứ ba có TSBĐ cho khoản vay (nếu có);
Giấy đăng kí kết hôn (nếu 2 vợ chồng không cùng hộ khẩu)
Giấy chứng nhận độc thân (nếu người vay hay người đồng trách nhiệm vay độc thân);
Thông tin CIC về bên vay, người đồng trách nhiệm; Bảng chấm điểm khách hàng cá nhân.
Hồ sơ kinh tế
Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ: hợp đồng lao động, bảng lương, hợp đồng cho thuê nhà, sổ sách kế toán, tờ khai nộp thuế..
Giấy tờ chứng minh tiềm lực tài chính: các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/ sử dụng hợp pháp các tài sản khác như: nhà, đất, ô tô, cổ phiếu, sổ tiết kiệm..
Hồ sơ ảo đảm tiền vay
Bản sao giấy tờ quyền sở hữu/ sử dụng hợp pháp tài sản (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc đất ở, tờ khai lệ phí trước bạ, hợp đồng mua bán...)
Biên bản định giá TSBĐ. Hồ sơ khác
Hợp đồng tín dụng với ngân hàng khác, các giấy tờ tham khảo (nếu có). b. Thẩm định, phê duyệt cho vay
Thẩm định cho vay
Để thẩm định được đầy đủ và chính xác năng lực và rủi ro từ khách hàng vay và khoản vay thì QLKH cần thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn như: hồ sơ
tài liệu do khách hàng cung cấp; khảo sát thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, TSBĐ và các vấn đề khác liên quan; các nguồn thông tin khác.
Phê duyệt cho vay
Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kienen cho vay, QLKH lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình tín dụng theo mẫu qui định của VIB kèm hồ sơ vay.
Bước 2: Trên cơ sở tờ trình tín dụng của QLKH và hồ sơ vay vốn, Giám đốc chi nhánh xem xét kiểm tra về việc đề xuất cho vay hoặc không cho vay vào tờ trình.
Bước 3: Trong trường hợp đồng ý hay không đồng ý về khoản vay, chi nhánh phải lập Thông báo cho vay/ Thông báo từ chối cho vay gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do đồng ý/từ chối theo quy định của VIB.
2.3.3.3. Qui trình hoàn thiện thủ tục và giải ngân
Đây là bước thứ 3 trong quy trình cho vay đối với khách hàng, hoàn thiện đúng và đủ các yêu cầu này của quy định sẽ đảm bảo tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn.
Hoàn thiện thủ tục cho vay
QLKH có trách nhiệm hoàn thiện và bổ sung những hồ sơ còn thiếu theo quy định hoặc theo yêu cầu của cấp phê duyệt. Hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay (ký kết, công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm, tiếp nhận và nhập ngoại bảng TSBĐ) theo quy định về điều kiện, thủ tục nhận đảm bảo tiền vay của VIB.
Giải ngân
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục ký kết, công chứng, chứng thực...thì QLKH sẽ thực hiện hướng dẫn khách hàng lập Khế ước nhận nợ để rút tiền vay. Sau đó kiểm tra lại mục đích dử dụng vốn trên chứng từ rút tiền vay so với mục đích ghi trên Giấy đề nghị vay vốn và trong Hợp đồng tín dụng.
QLKH tiến hành giải ngân trên cơ sở Khế ước nhận nợ, đồng thời theo dõi ghi nhận việc giải ngân và thu nợ ở mặt sau của Khế ước nhận nợ ngay sau khi phát sinh.
Trường hợp TSBĐ được hình thành từ vốn vay thì QLKH theo dõi, đôn đốc khách hàng hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định của VIB.
2.3.3.4. Qui trình kiểm tra, giám sát các khoản vay
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giải ngân đối với khoản vay ngắn hạn, 30 ngày đối với khoản vay trung và dài hạn, cán bộ QLKH có trách nhiệm tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, TSBĐ tiền vay của khách hàng. Cán bộ QLKH có trách nhiệm tiếp cận kiểm tra định kỳ quý đối với khách hàng cá nhân. Ngoài việc kiểm tra định kỳ, QLKH có thể tiến hành kiểm tra đột xuất nếu phát hiện khoản vay hoặc khách hàng có dấu hiệu bất thường.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện khoản vay có dấu hiệu bất thường gây rủi ro cho VIB, căn cứ vào mức độ vi phạm, QLKH sẽ trình cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý sau:
Tạm ngừng giải ngân và cho vay với khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; khách hàng cung cấp thông tin sai lệch.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng đáp ứng được các điều kiện để được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Chấm dứt cho vay, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn.
Phát mại TSBĐ, khởi tố vụ án ra tòa 2.3.3.5. Qui trình thu hồi nợ vay
Thu hồi nợ vay là bước cuối cùng trong quy trình cho vay, thu hồi nợ vay bao gồm thu hồi cả gốc lẫn lãi của các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ trước hạn.
QLKH có trách nhiệm quản lý khoản vay bằng cách:
Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng và thu lãi theo từng kỳ hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng;
Lập và trình Trưởng phòng tín dụng ký thông báo nợ đến hạn trước mỗi kỳ hạn trả nợ ít nhất 5 ngày làm việc gửi cho khách hàng và thông báo khác theo quy trình này.
Theo dõi dư nợ của khách hàng tại VIB và tại các tổ chức tín dụng khác. Đối chiếu số dư nợ với khách hàng tại thời điểm 31/12 hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên
Chi nhánh thực hiện thu nợ gốc, tính và thu lãi, dự thi lãi cho vay và hạch toán kế toán theo quy định của VIB.
Khi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiã vụ, VIB có thể thực hiện biện pháp xử lý TSBĐ sau:
Bán/cho thuê/cho thuê lại TSBĐ.
Bên nhận bảo đảm nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
Phương thức khác do các bên thỏa thuận.