7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. THỰC TRẠNG AN TOÀN GIÀN GIÁO TẠI CÔNG TRÌNH
Hình 3.1: Công nhân ngồi làm việc trên giàn giáo
Nguồn: Sinh viên thực hiện Tại thời điểm công trình đang thi công, các giàn giáo được xếp chồng thẳng đứng lên nhau tựa vào bề mặt của tường phía ngoài của toà nhà, các tấm ván rộng khoản 0,5m bắt ngang hai đầu tạo thành cầu để người thợ có thể di chuyển trong lúc làm việc. Nhìn bên ngoài, ta có thể thấy các giàn giáo với chất liệu là sắt thép khá cứng rắn nhưng khi lại gần thì nó đã bị oxy hoá rỉ sét theo năm tháng và bám đầy những khối xi măng do không vệ sinh kĩ sau khi làm việc và có hiện tượng móp méo do va chạm với vật khác trong lúc di chuyển.
Hình 3.2: Giàn giáo đã cũ Hình 3.3: Giàn giáo đã bị oxi hóa
Nguồn: Sinh viên thục hiện
Nhận xét:
Ưu điểm
Nhìn chung thì các giàn giáo ở công trình đều đầy đủ các bộ phận cần phải có như: khung giàn giáo, giằng chéo, bánh xe, chốt nối,.. Bộ khung của giàn còn khá mới và chắc chắn, có thể chịu được tải trọng lớn đảm bảo được an toàn cho người thợ xây dựng. Các giằng chéo được khoá nối cẩn thận bằng các chốt nối tạo nên một khối vững chắc để người thợ có thể di chuyển linh hoạt khi làm việc.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn có một số giàn giáo đã quá cũ kỷ và hư hỏng nhưng vẫn được sử dụng. Trên các giàn giáo này xuất hiện nhiều vết rạn nức và bông trốc do quá trình oxy hoá, do lúc làm việc người thợ để rơi vãi xi măng lên các khung này để lâu ngày sẽ bị đông cứng. Các chốt nối cũng đã rất lỏng lẻo thậm chí một số chốt nối đã rơi ra và được thay thế bằng những cộng kẽm. Các tấm ván giàn giáo nơi mà thợ xây trực tiếp đứng lên và để vật nặng cũng đã bắt đầu biến dạng và thụng xuống.
Công tác che chắn công trường vẫn chưa đáp ứng đầu đủ theo quy định, không có lưới che chắn bụi cũng như lưới an toàn cho những người thợ xây dựng bên trên.