7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.4. THỰC TRẠNG TRANG BỊ DỤNG CỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Qua quan sát ở công trình chỉ có khoảng 80% công nhân ở đây chấp hành nghiêm túc việc trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. Dù người quản lý có nhắc nhỡ nhiều lần nhưng những người công nhân họ chỉ trang bị để đối phó khi người công ty xuống kiểm tra, khi không có người quản lý họ lại cởi bỏ đồ bảo hộ với lý do là trời nóng và vướng tay chân.
Nhận xét:
- Ưu điểm:
Công ty rất quan tâm đến vấn đề an toàn cho người lao động nên đã chi một khoản rất lớn mua dụng cụ bảo hộ cho những người công nhân và hầu hết đều là hàng chất lượng có giấy kiểm định rõ ràng.
Hình 3.10, 3.11, 3.12: Công nhân sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc
Nguồn: Sinh viên thực hiện - Hạn chế:
Dù là công ty đã trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ thậm chí công ty còn ra quy định khi bước chân vào công trường đều phải mang thiết bị bảo hộ, nhưng một số công nhân vẫn không chấp hành nghiêm túc hoặc chỉ mặt qua loa để đối
phó như đội nón bảo hộ nhưng không cài quai, không mang bao tay, mặt nạ với lý do là trời quá nóng.
Hình 3.13: Mặt nạ bị vứt lung tung
Nguồn: Sinh viên thực hiện 3.5. THỰC TRẠNG VỀ BỤI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Hình 3.14: Ảnh bụi bám ở cầu thang tại công trình
Nguồn: Sinh viên thực hiện Tại thời điểm công nhân đang làm việc, qua quan sát ta có thể thấy bụi do xi măng, đất, cát,.. bám đầy trên mặt đất, cầu thang điều này phản ánh được phía công ty đã không chú trọng nhiều đến vấn đề bụi. Tình trạng này đã kéo dài rất lâu nên số
lượng bụi tích tụ mới dày đặt như vậy. Qua bức ảnh ta có thể thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn, khi người công nhân di chuyển lên, xuống, mang vát các thiệt bị theo khi di chuyển trên bề mặt trơn trượt rất dễ té ngã, và cũng phản ảnh lên mức độ
ô nhiễm không khí nơi làm việc cực kì cao sẽ ảh hưởng đến sức khoẻ của những người công nhân tại đây.
Hình 3.15: Bụi sắt sinh ra khi máy cắt hoạt động
Nguồn: Sinh viên thực hiện Các máy móc cũng là một trong những nguyên nhân gây bụi và bụi sắc là một những nhũng loại bụi hết sức nguy hiểm khi đi vào cơ thể người đặt biệt là mắt và đường hô hấp.
Nhận xét:
- Ưu điểm:
Hầu hết các công nhân ở đây đều được trang bị đầy đủ khẩu trang khi làm việc và các đồ bảo hộ khác như mặt nạ, mắt kính, chụp tai khi làm việc trong môi trường nhiều bụi.
- Hạn chế:
Công nhân vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bụi đối với cơ thể người nên vẫn chưa có ý thức tự giác vệ sinh nơi làm việc sau khi tan ca, nồng độ bụi ở trong không khí khá cao ảnh hưởng đến khí thở và hạn chế tầm nhìn, tình trạng bụi dày đặt đã tồn tại khá lâu nhưng công ty vẫn chưa có hướng khắc phục. 3.6. THỰC TRẠNG VỀ TIẾNG ỒN VÀ CHẤN ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC
Hình 3.16: Máy cuốc tạo ra tiếng ồn
Nguồn: Sinh viên thực hiện
Hình 3.17: Máy đục bê tông
Tại nơi công trình đang thi công, tiếng ồn và chấn động phát ra tương đối vừa phải không quá khó chịu đối với các công nhân tại đây. Tiếng ồn và chấn động phát ra chủ yếu đến từ máy đào đất, công nhân đang đục phá tường bê tông, và tiếng ồn phát ra từ các máy cắt sắt thép. Vì công trình ở gần khu đông dân nên những công việc có cường độ âm thanh cao chủ yếu được thực hiện vào khoảng 9 giờ sáng đến 10 giờ trưa và từ 14h trưa đến 16h chiều để hạn chế ảnh hưởng đến những người dân xung quanh.
3.7. CÔNG TÁC THỰC HIỆN PCCC TẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Phía công ty ít chú tâm đến vấn đề PCCC vì khi quan sát ở công trình thì không tìm thấy một dụng cụ chữa cháy hay bình chữa cháy nào cả.
Khi được hỏi đến vấn đề phòng cháy chữa công thì các công nhân ở đây đều cho rằng xây dựng thì không thể có chuyện cháy nổ được và cũng chưa từng có trường hợp xảy ra, cho thấy công tác huấn luyện của công ty còn thiếu xót.
Thật chất môi trường xây dựng tìm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy nổ mà mọi người người ít chú ý đến như: các tiên lửa bắn ra trong quá trình hàn, cắt, các máy móc hoạt động liên tục quá công suất dẫn đến cháy nổ, chảy dây dẫn, nổ khí gas, thường xuyên hoạt động trong môi trường ẩm ướt dễ dẫn đến rò rĩ điện,…
3.8. KHÔNG QUY HOẠCH VÙNG LÀM VIỆC
Tại nơi làm việc, các người thợ thường không phân chia ra từng khu làm việc khác nhau, ví dụ như nơi cắt sắt, gạch,.. để cạnh nơi chứa các vật dụng khác như trong hình là các thanh gỗ, bìa giấy, giàn gáo, sắt thép, dây điện...
Hình 3.18: Công nhân không dùng đến dụng cụ bảo hộ
Nguồn: sinh viên thực hiện Nhìn hình ta có thể thấy, nơi làm việc quá chật hẹp và không đảm bảo an toàn khi anh thợ ngồi lên những thanh thép, sàn nhà nhiều gạch đá lỏm chỏm, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khi phía sau những tia lửa đó là những tấm giấy carton và cả cuộn dây điện dưới đất.
3.9. KHÔNG ÁP DỤNG QUY TẮT 5S TRONG CÔNG VIỆC
Hình 3.19 và 3.20: Dụng cụ không được xếp gọn
Nguồn: Sinh viên thực hiện Tại công trường các dụng cụ, máy móc được vức vươn vải trên sàn nhà cả trên mặt đất, dây điện thì rối nuồi trong đống dụng cụ. Điều nầy rất mất an toàn và mất vệ sinh, khi muốn sử dụng thì người thợ cũng sẽ mất một khoản thời gian để có thể tìm thấy cũng như gỡ gối dây điện như thế. Các bụi bận cát đất sẽ rơi vào thân bay thông qua các rãnh nhỏ trên máy điều này sẽ khiến tuổi thọ của máy giảm thậm chí sẽ hư hỏng trong quá trình làm việc điều này sẽ dẫn đến tiến độ làm việc sẽ kéo dài.
Hình 3.21 và 3.22: Dụng cụ không được xếp gọn
Hình 3.23: Dụng cụ không có hộp đựng chuyên dụng
Nguồn: Sinh viên thực hiện Các dụng cụ đồ nghề cũng được các thợ xây ở đây bỏ tất cả vào một cả giỏ sách trong rất lộn xộn thậm chi họ còn đựng bằng những chiếc túi ni long dễ đứt, sẽ rất nguy hiểm nếu họ làm việc trên cao, có thể sẽ bị rơi xuống trúng những người ở phía dưới.
Công tác bảo quản dụng cụ, trang thiết bị
Công tác bảo quản, vệ sinh các dụng cụ máy móc vẫn chưa có. Các máy móc thường được để trực tiếp dưới nền đất cát, lâu ngày không vệ sinh các bùn đất, hồ dầu đông cứng trên thân máy tạo thậm chí chúng còn rơi vào phần động cơ bên trong. Làm cho các máy móc dễ xuống cấp, hiệu năng hoạt động cũng giảm theo thời gian và dẫn đến hư hỏng.
3.10. CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CỦA CÔNG NHÂN
Tuỳ theo từng dự án lớn nhỏ khác nhau mà công ty cho số lượng nhân công khác nhau. Những người lao động ở đây phần lớn đều học hết trung học cơ sở. Chỉ một số ít người đạt trình độ 10/12, 11/12.
3.11. Ý THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN
Đa số là người lao động có trình độ thấp nên việc ý thức được công tác tự trang bị bảo hộ để bảo vệ cho bản thân mình vẫn chưa được mọi người thực hiện đúng cách. Họ thường chú trọng vào sự thoải mái khi làm việc hơn là trang bị những dụng cụ bảo hộ, điều này hết sức nguy hiểm cho bản thân họ và những người đồng nghiệp xung quanh. Công ty cần nên mạnh tay hơn về vấn đề công nhân bắt buộc phải trang bị dụng cụ bảo hộ khi vào công trường làm việc, cần có những biện pháp kỷ luật cho
những người không chấp hành để làm tấm gương cho mọi người để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
3.12. MỘT SỐ TAI NẠN ĐÃ XẢY RA
Tai nạn 1
Vào đâu tháng 9 năm 2020, anh Trần Văn Ba quê quán Sóc Trăng do bất cẩn và không mang giày đúng quy định khi làm việc nên anh đã dẫm phải những cái đinh của một cái ván ép ở nơi công trường. Hậu quả là anh phải đi bệnh viện sửa sạch vết thương, lấy những mảnh rỉ sét của cây đinh lâu ngày ra và chích ngừa phòng bệnh uống ván. Anh đã phải xin nghĩ 2 ngày sau đó anh mới quay lại làm việc bình thường.
Hình 3.24: Ván đầy đinh
Nguồn: Sinh viên thực hiện
Tai nạn 2
Khoản thời gian năm 2018, khi đó công ty đang trong quá trình xây dựng một dự án ở tỉnh Đồng Nai. Khi mọi người đang làm công việc bình thường như mọi ngày bôngx ở trong khu vực máy cắt có tiếng la lớn, mọi người chạy vào thì thấy anh Nguyễn Văn Được đang ôm mắt mình trong tình trạng đau đớn. Sau khi đưa anh vào bệnh viện gần nhất thì được biết nguyên nhân là trong lúc làm việc anh đã không sử dụng mặt nạ bảo hộ khi làm việc nên vụn sắt khi cắt đã bắn vào mắt trái của anh. Cũng rất may là tình trạng mắt của anh chỉ tổn thương do nhiệt của vụn sắt quá cao va chạm vào mắt anh. Sau đó bác sĩ đã rửa và lấy được dị vật ra. Anh Được được cho về nhà và uống thuốc 3 ngày sau đã có thể bắt đầu làm việc lại. Lúc này anh đã biết mức độ nguy hiểm và luôn sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc.
Hình 3.25: Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Nguồn: Sinh viên thực hiện 3.13. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Vừa rồi tôi đã nêu ra và phân tích thực trạng môi trường làm việc, công tác an toàn lao động và các yếu tố có thể xảy ra tai nạn lao động cho người lao động, hiện trạng máy móc và các hình ảnh thực tế ở nơi công trình. Chương này sẽ là tiền đề để có thể thiết lập các giải pháp ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ THANH
4.1. GIẢI PHÁP AN TOÀN GIÀN GIÁO TRONG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNGCông ty nên tổ chức một buổi nghiệm thu thực trạng tại những công trường, Công ty nên tổ chức một buổi nghiệm thu thực trạng tại những công trường, tiến hành rà soát và thay thế những giàn giáo không còn đảm bảo được tính an toàn cũng như đã hư hỏng. Yêu cầu những người thợ phải vệ sinh bảo quản kỷ lưỡng giàn giáo sau khi lao động, cụ thể là: mỗi khi giàn giáo phục vụ công trình trở về chúng ta phải tiến hành kiểm tra, loại bảo những khung gian giao hư hỏng đưa vào sửa chữa bằng cách hàn , nối lại những khung giàn giáo bị lỗi trong quá trình sử dụng, phun sơn lại ở những khung đã bị sét rỉ, hoặc tiến hành tra dầu nhớt vào những nơi khung dàn giáo đã bị han rỉ, tiến hành sịt rửa giàn giáo, những giàn giáo bám đầu xi măng lại được đục cạy ra hết, kiểm tra những kỹ lưỡng những chốt nối, giằng chéo, bánh xe xem chúng còn đầy đủ và hoạt động tốt, nếu có hư hỏng thì phải cho cấp trên nhưng được sử dụng.
Công ty nên quy hoạch vùng để sắp xếp giàn giáo hợp lý rọn ràng ở kho để sử dụng cho công trình tiếp theo, tránh để chung với các máy móc khác hoặc để ngoài trời vì nắng mưa là nguyên nhân gây nên tình trạng rỉ sét và hư hỏng.
Hình 4.1: Ảnh sau khi đã sắp xếp giàn giáo gọn gàng
Nguồn: Sinh viên thực hiện Cho những người có chuyên môn trong lĩnh vực an toàn xuống tuyên truyền cho người lao động biết sử dụng giàn giáo đúng cách và sử dụng kèm các thiết bị an toàn khi làm việc trên cao với giàn giáo.
Bảng 4.1: Bảng phân công vệ sinh giàn giáo
THỜI NGƯỜI NGƯỜI NGHIỆM GHI
STT CÔNG VIỆC GIAN THỰC THU CHÚ
HIỆN
1 Vệ sinh giàn Sau mỗi Toàn đội thi Tổ trưởng xây dựng
giáo công trình công
2 Hàn nối các Cuối ngày Tổ trưởng xây dựng vết nức (nếu làm việc Thợ hàn
có)
3 Phun sơn 180 Thợ sơn Tổ trưởng xây dựng
ngày/lần
4 Tra dầu nhớt Nhân viên Tổ trưởng xây dựng bánh xe giàn 30 ngày/lần kỹ thuật
giáo
5 Kiểm tra khoá Sau mỗi Tổ trưởng xây dựng ngày làm Công nhân
nối
việc
4.2. GIẢI PHÁP AN TOÀN ĐIỆN TRONG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG
Trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ cho công nhân khi khi làm việc với điện như: găng tay, mũ, ủng, đồ bảo hộ, mắt kính, khẩu trang, bút thử điện,..
Tiến hành rà soát, kiểm tra tất cả các cuộn dây điện của toàn thể các máy móc của công ty để phân loại tình trạng của những dây điện này để kịp thời thay thế hoặc đưa ra kế hoặc sử dụng hợp lý. Tránh tình trạng chỉ sử dụng một máy liên tục sẽ khiến cho nhiệt của máy rất cao khiến đường dây điện quá tải dẫn đến hư hỏng.
Các đường dây điện, ổ cấm điện, phích cấm,.. không được vức lung tung với các dụng cụ khác hoặc dưới nền của công trường vì khi sử dụng các vật sắt bén có thể cắt trúng và gây hở dây điện rất nguy hiểm.
Cần có công tác bảo quản đúng cách, để ở nơi thoáng mát, tránh để ngoài trời nắng lâu và tiếp xúc với nước mưa trong thời gian dài vì sẽ khiến cho các đường dây điện, ổ điện, phích cấm,.. giảm đi tuổi thọ và nhanh bị hư hỏng.
Các thiết bị điện khi không sử dụng phái ngắt điện ngay.
Chỉ sử dụng các đường dẫn đạt chất lượng, mua ở những nơi uy tính và có giấy kiểm định rõ ràng, tránh sử dụng các loại dây trôi nổi có giá thành rẻ trên thị trường.
Các thiết bị điện, dụng cụ điện trước khi xuất kho phải được kiểm tra lỗi kỹ càng trước khi chuyển đến công trường sử dụng, nếu phát hiện hư hỏng, lỗi phải báo
ngay cho cấp trên để có biện pháp thay thế sữa chữa kịp thời tránh tình trạng khi đưa vào sử dụng rồi mới phát hiện báo lên.
Bảng 4.2: Phiếu đánh giá tình trạng thiết bị điện
TÌNH Ý KIẾN ĐỀ
NGƯỜI XUẤT BỘ
TÊN TRẠNG
KIỂM TRA PHẬN KỸ GHI
STT THIẾT BỊ (không sử
ĐÁNH GIÁ THUẬT ( thay CHÚ
ĐIỆN dụng được, lỗi,
THIẾT BỊ mới, sửa chữa,
sử dụng tốt) thanh lý) 1 Dây dẫn Người phụ điện trách công trình 2 Phích cấm, Người phụ công tắc trách công trình
3 Máy biến áp Người phụ trách công trình 4 Cầu chì Người phụ trách công trình 5 Bóng đèn Người phụ trách công trình
6 Thiết bị che Người phụ
chắn trách công
4.3. GIẢI PHÁP AN TOÀN CHO MÁY MÓC
Hình: 4.2: Dụng cụ được sắp xếp gọn gàng
Các máy móc, thiết bị đều có công năng và cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, trước khi bàn giao xuống các công trình, công ty cần cho người có chuyên môn xuống để hướng dẫn người lao động các chức năng cũng như cách sử dụng của máy.
Chỉ sử dụng các máy móc đạt chuẩn theo quy định, có hoá đơn chứng từ của cơ sở có uy tính. Sử dụng đúng mục đích và chức năng của máy. Lập kế hoạch kiểm tra máy móc thường xuyên 3 tháng một lần, tránh tình trang đang sử dụng lại hỏng làm gián đoạn công việc.
Khi sử dụng các máy móc trong lao động, cần chú ý tập trung cao độ tránh đùa giỡn và làm việc riêng. Phải sử dụng các thiết bị bảo hộ đi kèm trước khi sử dụng để bảo vệ bản thân.
Áp dụng 5s vào công tác bảo quản máy móc của công ty, cuối buổi làm việc phân công cụ thể người lao động lau chùi, quấn dây rọn ràng và để ngăn nắp theo vị trí đã định sẵng để tiện cho việc lấy sử dụng vào hôm sau.