7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
4.10. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Vừa qua tôi đã trình bày những biện pháp đảm bảo ATLĐ và một số giải pháp nhằm hạn chế, bảo hộ cho người công nhân trong quá trình lao động, qua đó ta có thể thấy được sự quan trọng của việc đảm bảo vai trò của BHLĐ là đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho công ty. Chương này cực kì quan trọng vì nó quyết định và có ảnh hưởng lớn đến tài sản cũng như năng suất ổn định của công ty.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Công tác huấn luyện ATLĐ có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng, việc chú trọng đào tạo, xây dựng, quan tâm đến người lao động không những giúp cho người lao động có được những kiến thức, nâng cao chuyên môn và góp phần nâng cao ý thức, quan trọng hơn hết nó tăng khả năng an toàn, giảm thiểu khả năng mắc các TNLĐ trong quá trình lao động và các bệnh nghề nghiệp, giúp ổn định nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu các tác nhân nguy hiểm, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, đời sống người dân tích cực hơn.
Kiến nghị
Công ty cần có biện pháp để chế tài những công nhân chưa chấp hành nghiêm công tác bảo hộ lao động và cần có giáo trình tuyên truyền cũng như chế độ khen thưởng, xử phạt những công nhân chấp hành chưa nghiêm quy định của công ty.
Công tác huấn luyện về xử lí sự cố và những cách sơ cứu, tài liệu ATLĐ, tủ và dụng cụ sơ cứu cần được công ty đề cao xem trọng, những tài liệu hướng dẫn học tập cần được phổ biến rộng rãi đến người lao động.
Công ty nên bổ sung thêm nhân viên y tế túc trực ở các công trình để kịp thời xử lý các tan nạn bất ngờ.
Khuyến khích và khen thưởng mọi trường hợp tố giác các công nhân viên không tuân theo quy định của công ty.
Ban lãnh đạo nên có chính sách ưu đãi, xem trọng và gương mẫu trong công tác thực hiện BHLĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động năm 2020
2. Bùi Thành Tâm (2018), Giáo trình ATLĐ và quản lý công nghiệp.
3. Lưu Đức Hòa (2002), giáo trình an toàn lao động
4. QCVN 24:2016/BYT TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC
5. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn VĂn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (2004), Quản Lý Chất Lượng Trong Các Tổ Chức, NXB Thống Kê.
6. Thông tư 04/2014/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
7. Thông tư 04/2014/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
8. Thông tư 02-2019-TT-BYT về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.
9. Theo Điều 125 Bộ Luật lao động
10.Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP
11.Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BYT về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc
12.Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 về an toàn điện trong xây dựng - yêu cầu chung.
13.Tiểu Mục 2.8 Mục 2 Thông tư 14/2014/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn trong xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng.