Cơ cấu lao động của BHXH thị xã Bến Cát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thị xã bến cát (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.4. Cơ cấu lao động của BHXH thị xã Bến Cát

Bảng 1.1. Cơ cấu lao động tại BHXH thị xã Bến Cát tháng 12 năm 2019

Đơn vị tính: người

Giới tính Trình độ Tuổi

Bộ phận Số Nam Nữ Sau Đại học < 30 30 - 40 - > 50

lượng đại cao đẳng 40 50

học Giám đốc 01 01 01 01 Phó giám 01 01 01 01 đốc Tiếp nhận 02 02 02 01 01 Thu 06 01 05 01 05 03 02 01 Chính sách 02 05 05 02 Giám định 03 01 02 Kiểm tra 02 02 02 01 01 Cấp sổ 03 01 02 03 02 01 CNTT 01 01 01 01 Văn thư 03 03 03 02 01 Tổng cộng 24 04 20 03 21 10 13 0 01 Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính BHXH thị xã Bến Cát

Từ bảng 1.1. cho thấy, tỷ lệ nữ CB, CC, VC cao hơn nam cho thấy xu thế ngày càng gia tăng của số lao động là nữ giới ở các công việc văn phòng do tính ổn định của công việc. Phụ nữ thích hợp với công việc tỉ mỉ, cẩn thận hơn so với nam giới nên tập trung đông ở phòng thu và phòng văn thư. Tuy nhiên, do hai phòng này là những phòng chủ lực của BHXH thị xã Bến Cát, khối lượng công việc khá nhiều, nên việc tuyển dụng lao động nữ về lâu dài sẽ gặp khó khăn do phải nghỉ thai sản nên đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động của BHXH thị xã Bến Cát.

Cơ cấu NNL theo trình độ đào tạo thể hiện mặt bằng chung về trình độ chuyên môn của NNL, trên cơ sở đó đơn vị có thể nắm bắt nhu cầu đào tạo cũng như đánh giá chất lượng đội ngũ CB CC, VC. Qua bảng số liệu trên cho thấy, trình

độ của đội ngũ CB, CC, VC tại BHXH thị xã Bến Cát ngày càng được nâng lên, tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2019, tất cả cán bộ điều có trình độ văn hóa đại học trở lên, không có cán bộ trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành.

Hiện tại cán bộ, viên chức đa số là còn trẻ nên tiếp cận công việc rất nhanh. Ngoài ra, các cán bộ BHXH đều đã được qua đào tạo bài bản đã thể hiện được phần nào về chất lượng cán bộ. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ cơ bản về công nghệ thông tin. Điều này cũng do một phần tiêu chuẩn cán bộ ngày càng cao, đòi hỏi mỗi người cán bộ phải tự trau dồi thêm chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng cho nhiệm vụ công tác.

Đội ngũ CB, CC, VC ở BHXH thị xã Bến Cát khá trẻ, do cơ cấu công chức nhiều thế hệ, thành phần. Cơ cấu lao động chiếm đa số trong độ tuổi từ 30-40. Đây là độ tuổi có khả năng cống hiến nhiều nhất trong việc xây dựng và phát triển ngành BHXH vì họ có kinh nghiệm nghiệp vụ, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và tư duy cao. Theo số liệu thống kê tại bảng 1.1. cho thấy, CB, CC, VC ngày càng được trẻ hóa, tỷ lệ CB, CC, VC dưới 30 tuổi ngày càng tăng; với sức trẻ, sự hăng say trong công việc, tinh thần ham học hỏi, lòng nhiệt tình trong công tác chuyên môn nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ và xử lý tình huống. Đối tượng trong độ tuổi này lại có tỷ lệ nghỉ việc cao so với các độ tuổi khác. Bởi vì, với môi trường làm việc theo quy chế nhà nước, họ dễ cảm thấy nhàm chán, thụ động, mặt khác họ lại dễ thay đổi khi gặp khó khăn, chính vì thế cần phải có chính sách động viên, khuyến khích thích hợp để tạo điều kiện cho họ an tâm công tác và phát huy hết năng lực của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thị xã bến cát (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w