6. Kết cấu của đề tài
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hộ
thị xã Bến Cát
thị xã Bến Cát ứng nhu cầu thực tế; tuy nhiên, hoạt động hoạch định NNL của BHXH thị xã Bến Cát chỉ dừng lại ở các kế hoạch ngắn hạn một cách cứng nhắc, chưa mang tính chủ động mà chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt về số lượng đang bị thiếu hụt. Chính vì vậy, một quy trình hoạch định khoa học, rõ ràng là biện pháp cần thiết đầu tiên cho công tác QTNNL tại BHXH thị xã Bến Cát, cụ thể:
Thứ nhất, Ban lãnh đạo BHXH thị xã Bến Cát cần xác định mục tiêu và chiến lược phát triển của toàn ngành và của đơn vị trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Thứ hai, phòng Tổ chức - Hành chính thường xuyên cập nhật dữ liệu thông tin về NNL hiện có (trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, các lớp đào tạo đang tham gia, chức danh, công việc, nằm trong diện quy hoạch không, có vi phạm hay bị kỷ luật không, có nằm trong diện sắp nghỉ hưu không). Từ đó, thường xuyên phân tích hiện trạng NNL hiện có và đề ra các chiến lược NNL phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển chung của đơn vị.
Thứ ba, từ các chiến lược NNL đã đề ra, phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện dự báo nhu cầu NNL về sự thừa - thiếu trong ngắn hạn và dài hạn.
Thứ tư, phòng Tổ chức - Hành chính cần phải xây dựng chi tiết các kế hoạch, chính sách, chương trình thực hiện cụ thể về NNL trong hiện tại và tương lai.
Thứ năm, phòng Tổ chức - Hành chính tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp giữa Ban lãnh đạo BHXH thị xã Bến Cát với Ban lãnh đạo BHXH tỉnh Bình Dương.
Thứ sáu, cần có sự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh quá trình thực hiện theo kế hoạch của Ban lãnh đạo, phòng TC-HC để nhận định tình hình và chủ động thích ứng trước những thay đổi.