Thực trạng chức năng thu hút nguồn nhân lực tại BHXH thị xã Bến Cát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thị xã bến cát (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Thực trạng chức năng thu hút nguồn nhân lực tại BHXH thị xã Bến Cát

3.2.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực tại BHXH thị xã Bến Cát

Thực hiện Nghị quyết số 136/NQCP ngày 29/12/2014 của Chính Phủ, huyện Bến Cát điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014. Thị xã Bến Cát là một trong 09 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 50 km, cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương 15 km; có 08 đơn vị hành chính gồm 3 xã và 5 phường với 44 khu, ấp; có diện tích tự nhiên 23.442,24 ha, trong đó đất nông nghiệp là 8.633,06 ha (chiếm 36,83%) với 205.540 nhân khẩu; phía Bắc giáp huyện Dầu Tiếng và huyện Bàu Bàng; phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một; phía Đông giáp thị xã Tân Uyên và huyện Bàu Bàng; phía Tây giáp huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thị

xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương cũng còn gặp một số khó khăn. Ngoài ra, do các thành phần kinh tế phát triển mạnh, đa dạng về loại hình, hình thức sở hữu nên thu hút khá đông lực lượng lao động của các tỉnh, thành phố khác đến làm việc, có tiềm năng về nguồn thu BHXH bắt buộc nhưng cũng gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH.

Thực hiện chính sách mở cửa, mời gọi đầu tư của UBND tỉnh và thị xã Bến Cát, từ đó đối tượng tham gia BHXH đã ngày một tăng lên đáng kể, hoạt động thu BHXH đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2013, toàn thị xã có 375 đơn vị tham gia BHXH với 17.293 lao động thì đến năm 2014, số đơn vị là 411 đơn vị với 28.878 lao động, tăng 167% so với năm 2013. Hàng năm phần lớn lao động tăng chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh ngiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, số lao động trên địa bàn thị xã Bến Cát thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là 49.657 người nhưng số lao động tham gia bắt buộc của năm 2014 là 28.878 người, như vậy chỉ đạt 58.1%.

Xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền, đặc biệt là phối hợp với các cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình để thông tin tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động và chủ sử dụng lao động về chính sách, chế độ BHXH, mở các chuyên mục hay thực hiện các phóng sự, tổ chức các diễn đàn, hội thảo về BHXH. Qua đó, để đạt được mục tiêu truyền bá rộng rãi và tăng cường công tác thu BHXH, thị xã Bến Cát phải có chiến lược hoạch định nguồn nhân lực trong dài hạn.

Công tác hoạch định nguồn nhân lực rất quan trọng, giúp cho cơ quan xác định được số nhân viên cần có, đúng thời điểm, thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực, đảm bảo cho cơ quan có được đúng người vào đúng việc, đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với các thay đổi.

Tại BHXH thị xã Bến Cát, công tác thu hút và bố trí NNL, chịu sự chi phối của BHXH tỉnh Bình Dương và BHXH Việt Nam thông qua phê duyệt của Ban Tổ chức cán bộ. Vì vậy, công tác này có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện.

Hiện nay, công tác hoạch định NNL do phòng Tổ chức – Hành chính đảm nhiệm, bao gồm thực hiện các công việc như ký kết hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động, trả lương, chi trả trợ cấp, tổng hợp xem xét nhu cầu nhân sự khi thiếu hụt.

Trong những năm qua, đơn vị đã duy trì và thực hiện tốt việc cập nhật thống kê số lượng nhân sự, bao gồm số lượng theo thời điểm, chi tiết thông tin CB, CC, VC như: mã nhân viên, tên, giới tính, năm sinh, ngày vào ngành, chức danh hiện tại, những công việc từng đảm nhận,…Số liệu thống kê này sẽ giúp cho việc phân tích các hoạt động nhân sự, đánh giá nhân sự được thực hiện dễ dàng và thuận lợi.

Công tác hoạch định NNL của BHXH thị xã Bến Cát cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc, đảm bảo cho cơ quan hoạt động hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc hoạch định này chỉ mang tính ngắn hạn, chưa dự báo được nhu cầu NNL phục vụ dài hạn mà chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt về số lượng. Vì vậy, khi có sự thiếu hụt hay khuyết vị trí công việc thì việc điều chuyển cán bộ chỉ mang tính giải quyết tạm thời chưa đáp ứng được yêu cầu dài hạn mà chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, không tạo điều kiện cho người có chuyên môn phát huy hết năng lực của mình. Hoạt động của cán bộ Tổ chức - Hành chính chưa thật chuyên sâu, chỉ thực hiện theo dõi hồ sơ công chức, theo dõi ngạch, bậc lương, trả lương, đến hạn nâng ngạch, bậc lương, trợ cấp bảo hiểm và dự thảo ký kết hợp đồng thử việc, làm các báo cáo về công chức một cách đối phó. Các công việc như: phân tích hiện trạng QT NNL, phân tích nhu cầu khả năng đáp ứng lao động, lập và đưa ra chính sách, kế hoạch thực hiện các công tác về quản lý NNL là hoàn toàn chưa thực hiện được. Do vậy, BHXH thị xã Bến Cát nói riêng và các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Bình Dương nói chung, cần đặc biệt chú trọng công tác hoạch định NNL trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thị xã bến cát (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w