4.1.1.1. Vịtrí địa lý
Hà Giang là tỉnh miền núi phía bắc, nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của đất nước, nằm ở tọa độ 22010’ đến 230 30’ vĩ độ Bắc và 104020’ đến 105034’ kinh độĐông, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có đường biên giới dài 277,556 km. Toàn tỉnh có 01 thành phố và 10 huyện với 195 đơn vị cấp xã bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 791.488,92 ha.
Hà Giang giáp với các tỉnh đó là: - Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng.
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. - Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp Trung Quốc.
4.1.1.2. Địa mạo, địa hình
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thểnúi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Địa hình Hà Giang về cơ bản có thể phân thành 3 vùng sinh thái đó là:
Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn
gồm 4 huyện (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc). Với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng.
Vùng II: Là vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín
nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình ở đây đá mẹ chủ yếu là đá Granít, lớp đất phủ là Feralit có màu vàng đỏ đến vàng nhạt, vàng xám, và một phần đất mùn Alit trên núi. Vùng này chủ yếu là núi đất, sườn núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các khe suối. Ngoài các dãy núi cao còn có các thung lũng nhỏ hẹp tạo thành những vùng ruộng bậc thang có diện tích từ5 đến 10 ha.
Vùng III: Là vùng thấp núi đất bao gồm địa bàn các huyện còn lại, kéo
dài từ Bắc Mê qua thành phố Hà Giang, Vị Xuyên đến Bắc Quang. Ở đây đá mẹ chủ yếu là Sa diệp thạch, lớp đất phủlà Feralit màu vàng đỏ đến vàng nâu, vàng xám. Độ dày tầng đất từ 0,8m đến hơn 2,0m. Địa hình chủ yếu là vùng thấp núi đất dốc, thoai thoải, tạo thành những vùng canh tác nông nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên.
Núi đá vôi là nét đặc thù tạo nên địa hình của Hà Giang và phân bố gần như song song với nhau kéo dài theo hướng Tây Bắc –ĐôngNam, điển hình nhất là Đồng Văn tới Vị Xuyên. Nét chung đáng chú ý trong quần thể núi non ở Hà Giang đều có hướng Đông Bắc – Tây Nam, tạo ra đường phân thủy chính của toàn tỉnh Hà Giang. Về hai phía Tây Bắc và Đông Nam của hành lang, các dãy núi giảm dần độ cao. Một số sông suối lớn của tỉnh đều bắt nguồn từđường phân thủy này rồi chảy về hai phía Tây Bắc và Đông Nam.
4.1.1.3. Đặc trưng khí hậu
Nằm trong vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn của Việt Nam, với cánh cung Ngân Sơn nằm chắn ởphía Đông và dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Tây, tỉnh Hà Giang có địa hình chia cắt rất phức tạp với nhiều dãy núi cao trên 1.500m ở phía Tây Bắc, trong đó núi Chiêu Lầu Thi cao tới 2.383m.
Tỉnh Hà Giang thường tiếp nhận không khí lạnh thổi quặt từ đồng bằng và vùng núi Đông Bắc tới, đã bị biến tính thêm một phần, nên không đem lại những nhiệt độ quá thấp như ởvùng núi Đông Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của độ
cao địa hình ở đây vẫn quan trắc được những giá trị rất thấp của nhiệt độ tới - 5,60C ở Phó Bảng trên độ cao 1.400m.
Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, cũng như toàn vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, ở tỉnh Hà Giang hầu như quanh năm duy trì một tình trạng ẩm ướt cao, gần như mất hẳn thời kỳ khô hanh đầu mùa đông tiêu biểu của miền khí hậu phía Bắc, độ ẩm trung bình thường xuyên ở mức 80-87%.
Lượng mưa năm dao động trong phạm vi rộng, từ 1.031mm ở xã Thượng Phùng huyện Mèo Vạc đến 4.721mm ở Bắc Quang và 4.846mm ở Quảng Ngần huyện Vị Xuyên, phụ thuộc vào sự phân bố của các hướng núi so với hướng gió mùa hoạt động trong vùng. Tỉnh Hà Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng có khá nhiều dông; mưa đá và sương muối hay gặp ở những vùng núi cao.