Qua điều tra, thu thập số liệu quan trắc, lấy mẫu, phân tích để phân loại 39 làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo mức độ ô nhiễm, đề tài sử dụng công nghệGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường để quản lý bản đồ, số liệu liên quan đến: Hiện trạng môi trường làng nghề, quản lý toàn bộ danh sách, vị trí, thông tin các làng nghề. CSDL môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang gồm các lớp thông tin được tổ chức theo sơ đồdưới đây.
Hình 4. 1. Sơ đồ cơ sở dữ liệu môi trường làng nghề tỉnh Hà Giang
Lớp hành chính: Quản lý bản đồ hành chính của 9 bản đồđơn vị hành chính huyện (thành phố, thị xã) và dữ liệu thuộc tính cơ bản bao gồm ( Tên đơn vị hành chính; diện tích tự nhiên; dân số; v.v. Lớp bản đồ hành chính này sẽ là lớp bản đồ nền cho các lớp dữ liệu khác.
Lớp điểm vị trí làng nghề: Quản lý lớp bản đồ vị trí 39 làng nghề truyền thống trên địa bản tỉnh, các làng nghề được chia thành 5 nhóm chính: Nhóm làng nghề dệt nhuộm, nhóm làng nghề sản xuất giấy, nhóm làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, nhóm làng nghề cơ khí và nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ. Quản lý dữ liệu thuộc tính của các làng nghềnhư: Tên làng nghề, loại hình làng nghề, địa chỉ (xã, huyện), số hộ, loại hình sản phẩm, công suất, các hệ số A theo đất, nước mặt, không khí.
Lớp kết quả quan trắc môi trường đất: Quản lý thông tin, kết quả phân tích các chỉ sốmôi trường của mẫu đất tại các làng nghề như: Cd, Pb, Cu, Zn.
Lớp kết quả quan trắc môi trường không khí: Quản lý thông tin, kết quả phân tích các chỉ số môi trường của mẫu không khí tại các làng nghề như: Bụi (TSP), SO2, NO2, CO.
Lớp kết quả quan trắc môi trường nước mặt: Quản lý thông tin, kết quả phân tích các chỉ sốmôi trường của mẫu nước mặt tại các làng nghềnhư: pH, BOD5, COD, TSS, N-NO3, P-PO43-, Coliform.