Hà Giang có nguồn tài nguyên dồi dào, trước hết là phải kể đến các mỏ kim loại mầu - chủ yếu là chì kẽm, quặng sắt, kim loại quý hiếm, trong đó phải kể đến quặng chì - kẽm có chất lượng rất tốt và trữ lượng đủ để tiến hành
khai thác công nghiệp và đầu tư nhà máy chế biến sâu kim loại để sản xuất ra chì có hàm lượng đến 99%. Các mỏ này có trữ lượng chì - kẽm chiếm trên 30% trữ lượng quặng chì - kẽm trong cả nước, chất lượng quặng tương đối tốt có hàm lượng chì đến 8 10%, theo báo cáo đánh giá tổng hợp về tiềm năng khoáng sản chì kẽm Hà Giang của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc lập năm 1997 thì lượng quặng chì kẽm nguyên khai ước tính là 6.430.588 tấn, qui kim loại đạt 651.796 tấn kim loại. Đây là những nguyên liệu tốt có đủ cơ sở để sản xuất chì kim loại có chất lượng cao.
Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra là: Chì thỏi (công suất: 6.000 tấn/năm), chì kim loại 99,99% (công suất: 4.000 tấn/năm), tổng công suất là 10.000 tấn/ năm. Đây là các sản phẩm có nhu cầu rất lớn trong nước và trên thị trường thế giới, rất thuận lợi cho xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho tỉnh Hà Giang.
Tỉnh Hà Giang có chủ chương khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đi sâu vào chế biến khoáng sản, quặng chì theo hướng áp dụng các công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại nhằm với các phương pháp và công nghệ chế biến hoàn chỉnh, đồng bộ và kép kín như sau: “Thiêu kết quặng trong lò kín, hoàn nguyên sản xuất chì thỏi trong lò thỏi quạt gió, tinh luyện ra chì kim loại 99,99% và tách bạc phân kim qua dây chuyền điện giải” được coi như phương án công nghệ đồng bộ, đa dạng, kép kín và tối ưu nhất hiện nay được lựa chọn đối với dự án.
Sản phẩm sản xuất của Nhà máy được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1. Sản phẩm sản xuất của Nhà máy
TT Sản phẩm sản xuất Đơn vị Sản lượng
1 Chì thỏi: Pb > 96,00% tấn/năm 6.000 2 Chì kim loại (chì tinh khiết), Pb >
99,99% tấn/năm 4.000
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng môi trường không khí tại Nhà máy sản xuất chì thỏi, chì kim loại và công nghệ xử lý bụi, khí thải.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Nhà máy sản xuất chì thỏi, chì kim loại với công suất trung bình 10.000 Tấn/năm tại Công ty Cổ phần luyện kim màu tỉnh Hà Giang, thuộc KCN Bình Vàng xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nhà máy sản xuất chì thỏi, chì kim loại của Công ty Cổ phần luyện kim màu tỉnh Hà Giang, thuộc KCN Bình Vàng xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 15/6- Tháng 11/2018
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về Công ty Cổ phần luyện kim màu tỉnh Hà Giang. - Hiện trạng môi trường không khí của Nhà máy và khu vực lân cận - Đề xuất phương pháp giảm thiểu bụi và khí thải.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu có sẵn từ các phòng ban chuyên môn của Nhà máy sản chì thỏi, chì kim loại; các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo tạp chí, internet,…có liên quan.
3.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Những số liệu sau khi điều tra thu thập sẽ được chọn lọc, xử lý tính toán theo phần mềm Exel, SPSS,...
3.4.3. Phương pháp kế thừa những tài liệu có liên quan
Kế thừa những tài liệu nghiên cứu khoa học, những tài liệu điều tra cơ bản có liên quan đến công nghệ xử lý bụi, khí thải.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh.
Những số liệu đã được xử lý sẽ được tổng hợp dưới nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là dạng bảng, so sánh với những số liệu, tài liệu nghiên cứu đã có để rút ra nhận xét, kết luận.
3.4.5.Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Trước khi lấy mẫu có khảo sát sơ bộ địa điểm và vị trí lấy mẫu theo đúng yêu cầu của nội dung khảo sát như giám sátchất lượng môi trường/ hoặc yêu cầu của khách hàng, kiểm tra quy trình hoạt động nơi phát sinh ra khí độc được xác định ở hố ga thu gom nước thải và xưởng sản xuất (nếu có). Kiểm tra xem điểm thích hợp để lấy mẫu không gần nguồn thải, không bị ảnh hưởng của địa hình, phản ánh đúng nồng độ chất thải tại khu vực.
- Phương pháp lấy mẫu: sử dụng máy thu khí
- Bảo quản: Sau khi thu được mẫu không khí, mẫu được bảo quản bằng cách bảo quản lạnh.
- Vận chuyển mẫu: mẫu được cho vào một ống nghiệm bên trong có chứa dung dịch giữ mẫu, cho vào ngăn chứa đồ và vận chuyện về phòng thí nghiệm.
Bảng 3.1: Vị trí và thông số các điểm quan trắc
TT Vị trí các điểm quan trắc Thông số Toạ độ
I. Trong phạm vi dự án Bụi TSP; Khí độc(SO2; NO2; CO),tiếng ồn; độ rung;và thông số vi khí hậu(nhiệt độ;độ ẩm; tốc độ gió; hýớng gió, khí áp) 1
KK1: Phía Bắc khu vực Nhà máy, đồi cây (vị trí này giáp đýờng giao thông nội bộ KCN Bình Vàng)
X = 2512688,5341 Y = 446221,2341
2 KK2: Phía Đông khu đất, đồi cây, giáp đýờng nội bộ của KCN Bình Vàng
X = 2512625,2861 Y = 446235,3480 3 KK3: Phía Nam khu đất, giáp Công ty
CP Mn Việt Bắc
X = 2512595,9771 Y = 446048,6456 4 KK4: Phía Đông khu đất, giáp đýờng
nội bộ của KCN Bình Vàng
X = 2512669,2459 Y = 445865,8985 5 KK5: Đồi cây, giữa khu đất xây dựng
Nhà máy
X = 2512638,7810 Y = 446042,3522
II. Khu vực xung quanh
6 KK6: Ruộng lúa, đầu hýớng gió chủ đạo, cách nhà máy 300m
X = 2512795,2117 Y = 446257,2413 7 KK7: Výờn cây, cuối hýớng gió chủ
đạo, cách nhà máy 300 m
X = 2512549,0650 Y = 445834,3038
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần luyện kim màu tỉnh Hà Giang4.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1. Vị trí địa lý
Công ty Cổ phần luyện kim màu Hà Giang nằm trong Khu Công Nghiệp Bình Vàng thuộc địa bàn xã Đạo Đức,huyện Vị Xuyên,tỉnh Hà Giang. KCN Bình Vàng tiếp giáp với sông Lô, cách thị trấn Vị Xuyên khoảng 2,0 km về phía Bắc và cách thành phố Hà Giang khoảng 15 km về phía Nam.
Nhà máy sản xuất chì thỏi ,chì kim loại công suất 10000 tấn/năm thuộc công ty Cổ phần luyện kim màu Hà Giang quản lý.
Giới hạn khu đất xây dựng Nhà máy như sau :
+ Phía Bắc: Giáp đường giao thông nội bộ của KCN Bình Vàng và KCN Bình Vàng giai đoạn II.
+ Phía Nam : Giáp đất của Công ty CP Mangan Việt Bắc. + Phía Đông : Giáp đường nội bộ của KCN Bình Vàng . + Phía Tây : Giáp đường nội bộ của KCN Bình Vàng.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Bình Vàng, Xã Đạo Đức, Huyện Vị Xuyên, Hà Giang.
4.1.2.Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của công ty được cơ cấu theo hình thức công ty cổ phần,bao gồm:
+ Đại hội đồng Cổ đông. + Ban kiểm soát.
+ Hội đồng quản trị (gồm Chủ tịch HĐQT và các thành viên). + Ban điều hành (gồm GĐ và các phó GĐ)
+ Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc GĐ.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
4.2. Hiện trạng môi trường không khí ở nhà máy và các khu vực lân cận.
4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án, dựa vào địa hình thực tế của khu vực, hướng gió chủ đạo trong năm của khu vực, hướng gió chính trong ngày khảo sát và khu vực xung quanh, các vị trí khảo sát, đo đạc và lấy mẫu được lựa chọn như sau:
ĐHĐCĐ
HĐQT BAN GIÁM ĐỐC
P.HCNS P.KT-VT-TH GĐ nhà máy P.TC-KT BAN QLDA Điều độ sản xuất
PX thiêu kết PX luyện PX môi trường PX cơ điện
Tổ Hóa nghiệm Tổ Cơ động Tổ Thống kê
Bảng 4.1. Vị trí các điểm quan trắc môi trýờng không khí
TT Vị trí các điểm quan trắc Toạ độ
I. Trong phạm vi dự án
1
KK1: Phía Bắc khu vực Nhà máy, đồi cây (vị trí này giáp đýờng giao thông nội bộ KCN Bình Vàng)
X = 2512688,5341 Y = 446221,2341
2 KK2: Phía Đông khu đất, đồi cây, giáp đýờng nội bộ của KCN Bình Vàng
X = 2512625,2861 Y = 446235,3480 3 KK3: Phía Nam khu đất, giáp Công ty
CP Mn Việt Bắc
X = 2512595,9771 Y = 446048,6456 4 KK4: Phía Đông khu đất, giáp đường
nội bộ của KCN Bình Vàng
X = 2512669,2459 Y = 445865,8985 5 KK5: Đồi cây, giữa khu đất xây dựng
Nhà máy
X = 2512638,7810 Y = 446042,3522
II. Khu vực xung quanh
6 KK6: Ruộng lúa, đầu hướng gió chủ đạo, cách nhà máy 300m
X = 2512795,2117 Y = 446257,2413 7 KK7: Výờn cây, cuối hướng gió chủ
đạo, cách nhà máy 300 m
X = 2512549,0650 Y = 445834,3038
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí trong phạm vi thực hiện dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.2. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực Dự án
Ngày lấy mẫu: 19/08/2018 Ngày phân tích: 20 - 30/09/2018
TT Tên chỉ tiêu Đõn vị Kết quả (TB 1 giõÌ) QCVN 05:2013 và QCVN 26:2010 (*) KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 1. Nhiệt độ 0C 24,5 24,3 24,4 24,5 24,3 - 2. Độ ẩm % 61 60 62 61 60 - 3. Tốc độ gió m/s 2,5 2,8 2,0 3,5 2,1 - 4. Tiếng ồn dBA 54 56 62 63 60 70 (*) 5. Bụi lơlửng g/m3 90 120 120 95 75 300 6. SO2 g/m3 120 100 95 80 88 350 7. NO2 g/m3 56 15 24 53 42 200 8. CO g/m3 9.800 9.900 11.200 14.000 8.600 30.000 9. Hýớng gió Đông Bắc *Nhận xét:
- Kết quả quan trắc điều kiện vi khí hậu: Tại thời điểm khảo sát, khu vực dự án nhiều mây, không mưa và bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ không khí trung bình trong ngày khảo sát đạt 24,3 - 24,50C, độ ẩm không khí trung bình là 60 - 62%. Tốc độ gió trung bình đạt 2,0 - 3,5 m/s, hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc trong ngày khảo sát (chiếm tần suất
65%). Nói chung, điều kiện thời tiết bình thường, không có các biểu hiện bất
thường so với các số liệu đã được thống kê nhiều năm trên địa bàn tỉnh Hà Giang vào thời điểm tháng 12.
- Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khi cho thấy nồng độ các chất khí độc là: khí CO, NO2, SO2, và bụi đều nằm trong GHCP của QCVN 05:2013/BTNMT, TB 1 giờ: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực xung quanh dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.3. Chất lượng môi trườngkhông khí tại khu vực xung quanh Dự án
Ngày lấy mẫu: 19/08/2018 Ngày phân tích: 20 - 30/09/2018
TT Tên chỉ tiêu Đõn vị Kết quả (TB 1 giờ) QCVN 05:2013 và
QCVN 26:2010 (*) KK6 KK7 1. Nhiệt độ 0C 24,3 24,2 - 2. Độ ẩm % 60 61 - 3. Tốc độ gió m/s 3,2 2,1 - 4. Tiếng ồn dBA 62 59 70 (*) 5. Bụi lơlửng g/m3 90 120 300 6. SO2 g/m3 100 95 350 7. NO2 g/m3 56 68 200 8. CO g/m3 9.200 10.000 30.000 *Nhận xét:
Tại khu vực xung quanh, kết quả quan trắc điều kiện vi khí hậu và môi trường không khí có kết quả tương tự như quan trắc tại khu vực thực hiện dự án. Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn tại khu vực xung quanh Dự án đều thấp hơn GHCP theo các QCVN tương ứng. Có thể kết luận môi trường không khí và tiếng ồn chưa bị ô nhiễm tại thời điểm khảo sát.
4.2.2. Các tác động đến môi trường và con người trong quá trình sản xuất
4.2.2.1. Nguồn gây ô nhiễm
- Đối với Bụi:
Bụi thải của nhà máy chủ yếu từ quá trình thiêu kết quặng để sản xuất chì thỏi, bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển; tăng nồng độ bụi trong khí quyển còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của thực vật như giảm quá trình quang hợp của
cây làm cây chậm phát triển đặc biệt đối với các loại cây gần khu vực nhà máy. Bụi tồn tại ở trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói, mù. Đối với bụi bay có kích thước 0,001 ÷ 10 µm thường gây tổn thương cho cơ quan hô hấp.Bụilắng có kích thước lớn hơn 10 µm thường gây tác hại cho mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng. Ngoài ra, bụi còn gây một số bệnh như bệnh phổi nhiễm bụi, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở đường tiêu hóa...
- Khí SO2:
Khí SO2 không màu, có vị cay, trong khí quyển SO2 dễ dàng bị oxi hóa tạo thành SO3. Đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit, làm chua hóa thiên nhiên. Nồng độ SO2 trong khí quyển cao góp phần làm thay đổi tính năng vật liệu, thay đổi màu sắc các loại vật liệu đá, ăn mòn kim loại, giảm độ bền của sản phẩm vải lụa và đồ dùng. Đối với thực vật, SO2 có tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả, nồng độ cao trong một thời gian ngắn làm rụng lá và gây bệnh chết hoại đối với thực vật; ở nồng độ thấp nhưng với thời gian dài sẽ làm lá vàng úa và rụng.
- Bụi chứa Chì :
Chì là một trong những mối đe dọa môi trường nghiêm trọng, nhất là đến sức khoẻ con người, đặc biệt ở các vùng đô thị lớn. Có lẽ ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Sức khoẻ con người vẫn bị ảnh hưởng thậm chí khi mức độ tiếp xúc với mô trường chì thấp; bằng chứng y học chỉ ra rằng với bất kỳ mức độ chì nào đều có tác động bất lợi đến sức khoẻ con người.
Nhiễm độc chì đã được biết từ thời kỳ cồ do Hipocrate và Gallien thông báo, đến thời kỳ trung cổ Elemberg mô tả rồi sau đó là Kmazzinic. Đến thế kỷ 19, Potain và Vaguez đã nghiên cứu chứng đâu bụng trong nhiểm độc chì.
Đầu thế kỷ XX những khái niệm về nhiểm độc chì đã được nghiên cứu và có biện pháp chống lại nguy cơ nhiểm độc chì (theo L. Derobert). Nhiễm
độc chì đến môi trường là một vấn đề đáng lo ngại. Những quan niệm hiện đại về cơ chế nhiễm độc chì đã mở ra những khả năng mới để điều trị và theo dõi tốt với nhiễm độc chì khởi phát.
Chì đặc biệt độc hại đối với não và thận, hệ thống sinh sản và hệ thống tim mạch của con người. Khi bị nhiễm độc chì thì sẽ bị ảnh hưởng có hại tới chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai và tăng huyết áp. Đặc biệt chì là mối nguy hại đối với trẻ em.
4.1.2.2. Nguồn phát sinh
- Bụi từ quá trình phối trộn nguyên liệu.
Nhà máy áp dụng các hình thức cân định lượng tự độngvà trộn cơ giới để trộn nguyên liệu. Quá trình chuyển nguyên vật liệu từ bãi chứa, kho ra silô sẽ làm phát sinh bụi do rơi vãi hoặc do gió. Ngoài ra, việc đổ nguyên vật liệu vào silô cũng sẽ làm phát sinh bụi.
Tuy nhiên, nguyên liệu tinh quặng có độ ẩm cao nên hạn chế được lượng bụi phát sinh. Riêng công đoạn đổ tinh quặng chì từ băng tải vào silô trộn có thể sẽ làm phát sinh bụi nhưng ở mức độ thấp.