Công nghệ xử lý bụi Công ty đang áp dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí thải tại nhà máy sản xuất chì thỏi,chì kim loại của công ty cổ phần luyện kim màu tỉnh hà giang (Trang 45 - 54)

- Làm giảm nhiệt độ dòng khí thải

Khí thải từ lò thiêu kết và lò quạt gió nóng có nhiệt độ khá cao, khoảng 300 - 4000C nên sẽ được dẫn trong các ống gấp khúc nhau để làm giảm nhiệt độ trước khi đưa vào lọc bụi tĩnh điện để tránh cháy nổ. Tổng chiều dài của đoạn ống này khoảng 350 m, chạy gấp khúc hình chữ U, đường kính 500.

Công đoạn sản xuất chì thỏi

Khí thải từ lò

thiêu kết Khí thải từ lò thổi quạt gió

Làm giảm nhiệt độ khí thải Lọc bụi tĩnh điện Lọc bụi tay áo Tháp khử khí SO2 Ống khói cao 60m

Nhiệt độ dòng khí thải trước khi vào lọc bụi tĩnh điện khoảng 2000C, đủ điều kiện để lọc bụi tĩnh điện hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Lọc bụi tĩnh điện

Lọc bụi tĩnh điện là hệ thống lọc bỏ các hạt bụi có kích thước nhỏ khỏi dòng không khí chảy qua buồng lọc, trên nguyên lý ion hoá và tách bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có trường điện lớn. Buồng lọc bụi tĩnh điện (hay Silo lọc bụi) được cấu tạo hình tháp tròn hoặc hình hộp chữ nhật, bên trong có đặt các tấm cực song song hoặc các dây thép gai. Hạt bụi với kích thước nhỏ, nhẹ bay lơ lửng trong không khí được đưa qua buồng lọc có đặt các tấm cực.

Trên các tấm cực, sẽ cấp điện cao áp một chiều cỡ từ vài chục cho đến 100KV để tạo thành một điện trường có cường độ lớn. Hạt bụi khi đi qua điện trường mạnh sẽ bị ion hoá thành các phân tử ion mang điện tích âm sau đó chuyển động về phía tấm cực dương và bám vào tấm cực đó.

Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như:

Kích thước của hạt bụi, tính chất của điện cực, thiết bị điện điều khiển điện trường, tốc độ chuyển động và sự phân bố đồng đều lượng không khí trong vùng điện trường. Tùy theo lưu lượng bụi của buồng lọc mà hệ thống tự động điều chỉnh điện áp cao áp vào buồng lọc, sao cho đạt được hiệu suất lọc bụi cao nhất.

Với điều kiện hoạt động tốt hệ thống có thể đạt hiệu suất lọc bụi đạt trên 99% đối với bụi. Bụi sẽ được tách khỏi các tấm cực bằng nước rửa hoặc bằng việc rung rũ tấm cực. Lọc bụi tĩnh điện là thành phần không thể thiếu trong dây truyền sản xuất của các nhà máy xi măng, luyện cán thép, chế biến khoáng sản, bông vải,… Hệ thống gồm hai thành phần: phần cơ khí như vỏ

buồng lọc, dây gai bản cực, động cơ dung rũ bụi; phần mang đặc tính điện, điện tử và điều khiển như tủ điều khiển tăng áp, cầu chỉnh lưu.

Nguyên lý hoạt động cũng như ưu nhược điểm của lọc bụi tĩnh điện được tóm tắt như sau:

Hình 4.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lọc bụi tĩnh điện

* Ưu điểm:

- Có hiệu quả lọc bụi cao, có thể đạt tới 50 – 60%.

- Có khả năng xử lý lượng không khí lớn, tới hàng triệu m3/h - Tiêu tốn điện năng ít do tổn thất áp suất nhỏ

* Nhược điểm:

- Giá thành đầu tư ban đầu cao

- Công nhân vận hành phải được đào tạo

Sơ đồ công nghệ của hệ thống lọc bụi tĩnh điện của Nhà máy được trình bày trong hình sau:

Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ của hệ thống lọc bụi tĩnh điện

Hình 4.4. Cấu tạo của bụi tĩnh điện

- Thông số kỹ thuật của hệ thống lọc bụi tĩnh điện như sau: + Số lượng: 01 hệ thống

+ Dung tích buồng lọc bụi 200 m3. + Công suất điện 10 - 25KVA,

+ Điện áp buồng lọc 50KV - 100KV, + Dòng điện buồng lọc 50 - 500mA,

+ Phương pháp tăng áp: Điều kiển tăng áp sơ cấp biến áp, + Phần tử công suất điều chỉnh điện áp Thysistor,

+ Chế độ điều khiển tự động hặc bằng tay,

+ Ổn đ ịnh dòng điện và giám sát cách đi ện buồng lọc,

+ Tự động quản lý và điều chỉnh số lần phóng điện, giảm thiểu phóng điện.

+ Điều khiển trung tâm dùng vi mạch kỹ thuật số, + Cài đặt tham số bằng màn LCD,

+ Hiển thị điện áp, dòng điện, công suất,

+ Tự động rung rũ bụi, chu kỳ rung rũ bụi theo lưu lượng bụi, + Cảnh bảo và bảo vệ quá tải, phóng điện buồng lọc.

Ảnh minh họa của hệ thống lọc bụi tĩnh điện minh họa trong hình sau:

Hình 4.5 Ảnh minh họa của hệ thống lọc bụi tĩnh điện

- Lọc bụi túi vải

Nguyên lý chung của lọc bụi túi vải

Lọc bụi bằng túi vải có thể liệt vào thiết bị lọc bụi cấp II với hiệu quả có thể thay đổi trong phạm vi rất rộng, từ 10  99% đối với bụi dưới micromet tuỳ thuộc vào vật liệu lọc sử dụng hoặc cách lắp đặt các thiết bị. Nếu như lắp đặt các thiết bị lọc bụi túi vải nối tiếp với nhau kết hợp với sự

thay đổi lớp vải lọc càng về sau càng nhỏ thì hiệu suất hoạt động rất cao, lên đến 90%.

Cấu tạo của lưới lọc gồm nhiều túi vải dệt từ các sợi khác nhau như sợi len, gai, sợi bông vải, sợi thủy tinh. Thiết bị gồm nhiều ống tay áo đường kính từ 120 300 mm, chiều cao từ 2,0  3,5 m (có thể dài hơn), đầu dưới liên kết

với bản đáy đục lỗ tròn bằng đường kính của ống tay áo hoặc lồng vào khung và cố định đầu trên.

Với túi lọc tròn - dài thường may kín một đầu túi, đầu kia để trống. Khi làm việc, đầu để trống được liên kết với cổ dẫn khí lọc vào túi trên mặt sàng phân cách của buồng lọc bụi. Khi cho không khí trước khi lọc đi vào trong túi qua cổ, dòng khí đi xuyên qua túi vải ra khoang khí sạch và thoát ra ngoài. Chiều đi này sẽ làm túi vải tự căng ra thành bề mặt lọc hình trụ tròn. Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường được quay xuống phía dưới để tháo bụi ra khỏi túi khi làm sạch mặt vải.

Khi cho không khí đi theo chiều từ bên ngoài vào bên trong túi, trong túi phải có khung căng túi làm từ kim loại để túi không bị xẹp lại khi làmviệc. Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường được quay lên phía trên.

Với túi lọc hình hộp chữ nhật, chỉ có một sơ đồ là cho không khí đi từ bên ngoài vào bên trong túi, và bên trong túi buộc phải có khung căng túi vải.

Cũng nguyên lý cấu tạo và làm việc như lưới lọc túi vải, nhưng trong công nghiệp thường dùng loại túi vải hình ống và lắp vào một thiết bị hoàn chỉnh có kèm theo các bộ phận cơ giới hoặc bán cơ giới để giũ bụi.

Hình 4.6. Nguyên lý hoạt động của lọc bụi túi vải

- Tính toán lọc bụi túi vải trong trường hợp của Nhà máy

Lựa chọn túi lọc có cấu tạo dạng ống, mỗi túi là một ống riêng biệt, bên trong túi có lắp lồng thép để giữ căng túi lọc cho Nhà máy. Đây sẽ là căn cứ để tính toán thiết bị lọc bụi tay áo cho Nhà máy.

Hình 4.7. Kết cấu lồng thép

- Để xác định bề mặt lọc túi vải, áp dụng công thức sau:

L K V F  . 60  Trong đó: F - Diện tích bề mặt lọc,  2 m ; K

V - Năng suất (lưu lượng) khí qua túi lọc, VK 17.582,08 m3h L

- Tốc độ lọc, m/ ph. Tốc độ này phụ thuộc vào kiểu vải lọc và đặc tính bụi.

Hình 4.8. Kiểu vải lọc lựa chọn

Hình 4.9. Ảnh minh họa của hệ thống lọc bụi túi vải

- Lọc bụi tay áo

Bên ngoài được đậy bằng tôn, bên trong chứa nhiều túi lọc. Túi lọc có cấu tạo dạng ống, bên trong có lồng thép để giữ căng túi lọc, cụ thể như sau:

Khí cần lọc được đưa vào phễu chứa bụi rồi theo các ống túi vải đi từ trong ra ngoài hoặc ngược lại. Khi bụi đã bám nhiều vào mặt trong hoặc mặt ngoài của ống tay áo làm cho sức tăng cao, ảnh hưởng đến công suất lọc thì tiến hành hoàn nguyên bằng cách rung để giũ bụi kết hợp với việc thổi khí ngược từ ngoài vào trong ống tay áo hoặc phụt không khí nén.

Hình 4.10. Cấu tạo của lọc bụi tay áo

Thiết bị lọc bụi tay áo thường được chế tạo để làm việc trên các ống hút của máy quạt. Năng suất và hiệu quả lọc của thiết bị lọc bụi túi vải phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu vải lọc.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí thải tại nhà máy sản xuất chì thỏi,chì kim loại của công ty cổ phần luyện kim màu tỉnh hà giang (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)