4.4.1. Biện pháp phun sương giảm thiểu bụi
Các khu vực lắp đặt
Với đặc thù là sản xuất chì thỏi, chì kim loại nên sẽ phát sinh nhiều bụi bắt đầu từ quá trình lưu trữ nguyên liệu, nghiền than. Do đó, tại một số công đoạn của Nhà máy sẽ lắp đặt hệ thống phun sương giảm bụi. Các khu vực sau sẽ được lắp đặt hệ thống phun sương để giảm thiểu bụi và điều hòa không khí:
+ Khu vực nghiền than
+ Khu vực trộn nguyên liệu (Diện tích phun
+ Khu vực đặt máy thiêu kết sýõng khoảng 6.000m2)
+ Khu vực đặt máy điện giải
Trong quá trình thực hiện giám sát môi trường định kỳ, các khu vực phát sinh bụi có nồng độ vượt QCVN 05:2013/BTNMT, giá trị trung bình trong 1h sẽ được tiếp tục lắp đặt hệ thống phun sương để giảm thiểu bụi.
Nguyên lý hoạt động
- Nguyên lý cơ bản của hệ thống phun sương bằng nước - khí nén dùng để dập bụi cho các khu vực trên là sự trộn lẫn nước và khí nén áp suất cao thành dạng sương, phun qua vòi thành loa hạt sương nhỏ dầy đặc, chuyển động với vận tốc lớn, đập vào hạt bụi và kéo nó rơi xuống đất, đặc biệt là những hạt có kích cỡ 0,1mm 0,5mm.
- Buồng trộn hỗn hợp nước khí nén của hệ thống làm việc như bơm Ejektor. Nước có áp suất cao đưa vào vòi phun, được phun ra dưới dạng hạt nhỏ, vận tốc lớn và lôi kéo thêm dòng khí đi từ ống dẫn khí vào buồng trộn. Tại đây hỗn hợp được trộn đều và được tăng áp một chút so với áp suất khí vào.
- Theo thiết kế, hỗn hợp nước và khí nén được đưa vào buồng trung gian, qua khe hẹp được phun ra ngoài theo hình phễu, góc loe phễu thay đổi khi điều chỉnh chi tiết vỏ từ 0 đến 900.
- Kết quả thử nghiệm công nghiệp cho thấy, hệ thống phun dập bụi bằng hỗn hợp nước khí nén đã lắp đặt tại nhiều Nhà máy công nghiệp sản xuất gạch, than, sắt - thép,… chothấy kết quả khả quan như sau:
+ Sau 18 tháng hoạt động liên tục, hệ thống vẫn làm việc bình thường, đáp ứng các yêu cầu thiết kế đặt ra, hiệu quả dập bụi đạt rất cao
+ Không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm + Quá trình phun sương không làm bết sàn và băng tải.
- Khi hệ thống phun hoạt động hàm lượng bụi giảm xuống hơi nước bốc lên làm cho nhiệt độ môi trường giảm hai lần, không khí trong lành hơn; công nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi làm việc, nhất là trong những ngày khô và nóng; giảm lượng bụi đáng kể bay vào khu dân cư lân cận. Hoạt động hệ thống đã cải thiện tốt điều kiện làm việc của công nhân khu vực sản xuất và vùng lân cận, không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.
Thiết bị phun sương
Một hệ thống phun sương với 20 bec phun sẽ đảm nhận diện tích là 200 m2. và tiêu tốn trung bình 20 lít/giờ. Như vậy, với khoảng 6.000 m2 nhà xưởng cần phun thì sẽ cần 30 hệ thống phun và tiêu tốn 14,4 m3 nước ngày đêm. Nước sử dụng là nước sạch, có chất lượng tương đương cho mục đích sinh hoạt.
Thiết bị dành cho 1 hệ thống phun sương (loại 20 bec phun) như sau:
- Dây PE chuyên dùng : Tùy thuộc vào khoảng cách
- Đế gắn bec : 20 đế
- Bec phun : 20 chiếc
- Máy bơm + máy nén khí : 01 bộ
- Role tự động ngắt máy khi nguồn nước cấp không đủ - Hệ thống Timer hẹn giờ điều tiết lượng sương
- Hệ thống thay đổi áp lực phun (giúp tăng hoặc giảm số đầu phun) - Giá thành: 6.000.000 - 7.000.000 đồng/hệ thống
Ảnh minh họa thiết bị phun sưởng giảm thiểu bụi như sau:
Hình 4.13. Thiết bị phun sương giảm thiểu bụi và lắp đặt
4.4.2. Biện pháp đảm bảo sức khỏe cho công nhân
- Tổ chức tuyên truyền, vận động cho công nhân lợi ích của việc sử dụng trang thiết bị BHLĐ, cũng như ảnh hưởng của bụi, khí độc đến sức khỏe công nhân.
- Trang bị cho công nhân khẩu trang chuyên dụng để hạn chế bụi, hơi khí độc.
- Thường xuyên giám sát quá trình sử dụng các trang thiết bị BHLĐ của công nhân.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân tại các phân xưởng sản xuất là 2 lần/năm (6 tháng/lần).
- Trang bị các trang phục cho cán bộ công nhân viên để phòng tránh nhiễm độc chì.
4.4.3. Các biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài các biện pháp kỹ thuật trên, Nhà máy sẽ sử dụng các biện pháp sau để giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường không khí, cụ thể là:
- Khu vực bốc nguyên vật liệu rời là: tinh quặng chì, than, đá vôi,… sẽ được cô lập, xây tường ngăn cách giữa bộ phận bốc dỡ với các bộ phận khác nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi phát tán ra xung quanh.
- Lập kế hoạch điều động các xe ôtô chuyên chở nguyên liệu ra vào bãi, kho một cách hợp lý, khoa học, tránh hoạt động trong các giờ tan tầm tan ca của KCN Bình Vàng.
- Đổ bê tông hoặc rải nhựa toàn bộ đường nội bộ trong Nhà máy.
- Tưới nước bề mặt đường nội bộ để giảm bụi. Vào những ngày hanh khô tướiít nhất 2 lần/ngày (hoặc có thể nhiều hơn nếu cần thiết).
- Trang bị các phương tiện BHLĐ cho công nhân bốc dỡ như: Mũ, khẩu trang, quần áo BHLĐ,...
- Đối với lò thiêu kết, lò gió nóng và máy phát điện dự phòng: thiết lập chế độ đốt tối ưu, thường xuyên được vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Các khu vực phát sinh nhiều bụi được bao che kín, nền nhà được tráng xi măng, luôn có công nhân quét dọn và vệ sinh.
- Nhà xưởng được thường xuyên vệ sinh định kỳ. Vào những ngày nắng nóng sẽ tiến hành phun nước nhằm hạn chế bụi phát tán ra môi trường bên ngoài.
- Toàn bộ hệ thống băng chuyền vận chuyển nguyên liệu từ kho chứa đến silo, từ silo đến các máy trộn sẽ được bao che kín hoàn toàn để giảm thiểu bụi. Tổng chiều dài băng tải có bao che: 450 m
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi ,khí thải tại Nhà máy sản xuất chì thỏi, chì kim loại của Công ty Cổ phần luyện kim màu tỉnh Hà Giang”.
Em rút ra một số kết luận như sau:
- Hiện trạng và diễn biến môi trường:
*Về chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN:
Kết quả quan trắc điều kiện vi khí hậu: Tại thời điểm khảo sát, khu vực dự án nhiều mây, không mưa và bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ không khí trung bình trong ngày khảo sát đạt 24,3 - 24,50C, độ ẩm không khí trung bình là 60 - 62%. Tốc độ gió trung bình đạt 2,0 - 3,5 m/s, hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc trong ngày khảo sát.Điều kiện thời tiết bình thường, không có biểu hiện nào bất thường so với các số liệu khí tượng thủy văn của tỉnh.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí cho thấy nồng độ các chất khí độc là: khí CO từ 8600 – 14000g/m3 , NO2 từ 15 – 56g/m3, SO2 từ 80 - 120g/m3, và bụi từ 75 - 120 g/m3 đều thấp hơn rất nhiều so với QCVN 05:2013/BTNMT, TB 1 giờ: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
* Về chất lượng môi trường không khí nhà máy:
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí cho thấy nồng độ các chất khí độc là: khí CO từ 9200 – 10000g/m3 , NO2 từ 56 – 68g/m3, SO2 từ 95 - 100g/m3, và bụi từ 90 - 120 g/m3 đều thấp hơn rất nhiều so với QCVN 05:2013/BTNMT, TB 1 giờ: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- Các công nghệ xử lý bụi, khí thải tại công ty
Nhìn chung các công nghệ tại nhà máy đều được áp dụng khoa học tiên tiến, dễ sử dụng và có tính khả thi cao
- Chất lượng khí thải
Nhà máy đã xây dựng hệ thống lọc bụi tay áo và tĩnh điện tại các ống khói và ống thải, phát thải các chất như CO, SO2, bụi đều thấp hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn tương ứng.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đưa ra đều có tính khả thi, hiệu quả xử lý tốt, đảm bảo tuân thủ QCVN.
5.2. Kiến nghị
Nhà máy thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Đáp ứng hầu hết các yêu cầu về bảo vệ môi trường Bên cạnh đó nhà máy cần thường xuyên bảo trì các thiết bị xử lý bụi, bảo dưỡng máy móc nhằm hạn chế các chất độc hại phát thải ra môi trường.
+ Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí
+ Thực hiện quan trắc và lấy mẫu về phân tích để kiểm tra chất lượng môi trường không khí thường xuyên
+ Thường xuyên tổ chức công tác bảo vệ môi trường cho công nhân trong nhà máy
+ Áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền đối với các cơ sở sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo môi trường quốc gia - Môi trường không khí.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011),Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4. Bộ y tế : Quy chuẩn Việt Nam 27:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềđộ rung-giá trị cho phép tại nơi làm việc.
5. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Tập 1: Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
6. Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, NXB từđiển bách khoa – Hà Nội.
7. Lưu Đức Hải (2002), Cơ sở khoa học môi trường, NXB quốc gia Hà Nội. 8. Hoàng Văn Huệ (2004), Công nghệ môi trường, NXB Xây Dựng Hà
Nội.
9. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải(2015), Giáo trình ô nhiễm môi trường, NXB Đại học Thái Nguyên. 10. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua
ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
11. Lê Thị Thanh Mai (2012), Giáo trình Môi trường và con người, NXB
Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Chu Văn Thắng (1995), Nghiên cứu vùng ô nhiễm không khí cực đại và tác động của nó tới sức khỏe,bệnh tật của dân cư trong vùng tiếp giáp khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội.
13. Vũ Văn Thuấn (2016), Nghiên cứu diễn biến chất lượng môi trường tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012-2015 - Lào Cai.
14. Biện Văn Tranh (2010),Giáo trình Ô nhiễm môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
15. Phan Tuấn Triều (2009), Giáo trình Tài nguyên đất và môi trường,Trường Đại học Bình Dương.
16. Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (2013), Báo cáo giám sát.