Các tác động đến môi trường và con người trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí thải tại nhà máy sản xuất chì thỏi,chì kim loại của công ty cổ phần luyện kim màu tỉnh hà giang (Trang 40 - 45)

4.2.2.1. Nguồn gây ô nhiễm

- Đối với Bụi:

Bụi thải của nhà máy chủ yếu từ quá trình thiêu kết quặng để sản xuất chì thỏi, bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển; tăng nồng độ bụi trong khí quyển còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của thực vật như giảm quá trình quang hợp của

cây làm cây chậm phát triển đặc biệt đối với các loại cây gần khu vực nhà máy. Bụi tồn tại ở trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói, mù. Đối với bụi bay có kích thước 0,001 ÷ 10 µm thường gây tổn thương cho cơ quan hô hấp.Bụilắng có kích thước lớn hơn 10 µm thường gây tác hại cho mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng. Ngoài ra, bụi còn gây một số bệnh như bệnh phổi nhiễm bụi, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở đường tiêu hóa...

- Khí SO2:

Khí SO2 không màu, có vị cay, trong khí quyển SO2 dễ dàng bị oxi hóa tạo thành SO3. Đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit, làm chua hóa thiên nhiên. Nồng độ SO2 trong khí quyển cao góp phần làm thay đổi tính năng vật liệu, thay đổi màu sắc các loại vật liệu đá, ăn mòn kim loại, giảm độ bền của sản phẩm vải lụa và đồ dùng. Đối với thực vật, SO2 có tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả, nồng độ cao trong một thời gian ngắn làm rụng lá và gây bệnh chết hoại đối với thực vật; ở nồng độ thấp nhưng với thời gian dài sẽ làm lá vàng úa và rụng.

- Bụi chứa Chì :

Chì là một trong những mối đe dọa môi trường nghiêm trọng, nhất là đến sức khoẻ con người, đặc biệt ở các vùng đô thị lớn. Có lẽ ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Sức khoẻ con người vẫn bị ảnh hưởng thậm chí khi mức độ tiếp xúc với mô trường chì thấp; bằng chứng y học chỉ ra rằng với bất kỳ mức độ chì nào đều có tác động bất lợi đến sức khoẻ con người.

Nhiễm độc chì đã được biết từ thời kỳ cồ do Hipocrate và Gallien thông báo, đến thời kỳ trung cổ Elemberg mô tả rồi sau đó là Kmazzinic. Đến thế kỷ 19, Potain và Vaguez đã nghiên cứu chứng đâu bụng trong nhiểm độc chì.

Đầu thế kỷ XX những khái niệm về nhiểm độc chì đã được nghiên cứu và có biện pháp chống lại nguy cơ nhiểm độc chì (theo L. Derobert). Nhiễm

độc chì đến môi trường là một vấn đề đáng lo ngại. Những quan niệm hiện đại về cơ chế nhiễm độc chì đã mở ra những khả năng mới để điều trị và theo dõi tốt với nhiễm độc chì khởi phát.

Chì đặc biệt độc hại đối với não và thận, hệ thống sinh sản và hệ thống tim mạch của con người. Khi bị nhiễm độc chì thì sẽ bị ảnh hưởng có hại tới chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai và tăng huyết áp. Đặc biệt chì là mối nguy hại đối với trẻ em.

4.1.2.2. Nguồn phát sinh

- Bụi từ quá trình phối trộn nguyên liệu.

Nhà máy áp dụng các hình thức cân định lượng tự độngvà trộn cơ giới để trộn nguyên liệu. Quá trình chuyển nguyên vật liệu từ bãi chứa, kho ra silô sẽ làm phát sinh bụi do rơi vãi hoặc do gió. Ngoài ra, việc đổ nguyên vật liệu vào silô cũng sẽ làm phát sinh bụi.

Tuy nhiên, nguyên liệu tinh quặng có độ ẩm cao nên hạn chế được lượng bụi phát sinh. Riêng công đoạn đổ tinh quặng chì từ băng tải vào silô trộn có thể sẽ làm phát sinh bụi nhưng ở mức độ thấp.

- Bụi và khí thải từ quá trình sản xuất chì thỏi (chủ yếu từ quá trình thiêu kết).

Bụi và khí thải phát sinh do quá trình sử dụng than để thiêu kết quặng Quá trình thiêu kết tinh quặng chì tại lò thiêu kết và lò thổi quạt gió để sản xuất chì thỏi sẽ phải sử dụng than Quảng Ninh và than cốc. Tổng cộng lượng than sử dụng là 7.000 tấn/năm, tương đương 21 tấn/ngày đêm.

Sử dụng hệ số phát thải đối với loại than cám (Quảng Ninh) cho cả than cốc mặc dù than cốc sạch hơn than cám Quảng Ninh để tính toán (trong than cốc thì hàm lượng S rất thấp),

Nếu không có các biện pháp xử lý khí thải thì chỉ tính riêng từ lượng bụi và khí thải từ quá trình đốt than thì hàng ngày, khu vực xung quanh phải hứng chịu khoảng 2.709,2 kg chất ô nhiễm, trong đó lượng bụi chiếm đến 85%.

- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình chuyển hóa tinh quặng chì thành chì thỏi.

Khí SO2: Tinh quặng chì được sử dụng trong quá trình sản xuất chứa > 50% Pb dưới dạng sunphua, tinh quặng được trộn với các trợ dung, đưa sang khu thiêu kết để tạo cục và chuyển chì về dạng oxyt cho dễ hoàn nguyên chì kim loại, đồng thời thải ra khí SO2 theo phản ứng hóa học sau:

PbS + 1,5O2 = PbO + SO2

Khí thải chứa bụi chì: Bụi có chứa chì phát sinh từ quá trình tinh luyện quặng chì theo tài liệu của Nhà máy tương tự bên Trung Quốc cung cấp (có công nghệ và quy mô tương đương với dự án) sẽ dao động từ 40,0 - 50,0 mg/m3.

- Khí thải từ máy phát điện dự phòng

Nhà máy sẽ đầu tư 01 máy phát điện dự phòng có công suất là 1.000 KVA. Nhiên liệu sử dụng là dầu DO với định mức tiêu thụ là 300 lít/giờ hoạt động.Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu DO bao gồm bụi, SO2, NOX, CO và VOC.

Bảng 4.4. Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO

TT Các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm(g/kg nhiên liệu)

1 Bụi 0,28

2 SO2 20 S

3 NOX 2,84

4 CO 0,71

5 VOC 0,035

Dựa vào định mức tiêu thụ và hệ số ô nhiễm, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO của máy phát điện được trình bày như sau:

Bảng 4.5. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO khi vận hành máy phát điện

TT Chất ô

nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/s)

Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009 /BTNMT (B), Kp = 1 và Kv =1 (mg/m3) 1 Bụi 0,0235 7,34 200 2 SO2 0,560 175 500 3 NOX 0,239 74,6 850 4 CO 0,060 18,6 1.000 5 VOC 0,003 0,92 - * Nhận xét:

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với tiêu chuẩn cho thấy tất cả các chỉ tiêu bụi, SO2, CO2, NO2, CO đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT. Bên cạnh đó, máy phát điện chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện và chế độ hoạt động không liên tục. Do đó, đối với nguồn ô nhiễm này Chủ dự án sẽ áp dụng biện pháp phát tán qua ống khói thải có chiều cao phù hợp.

- Khí thải từ các nguồn khác

Khí thải từ bếp ăn tập thể: Khu vực nhà bếp của Công ty sẽ sử dụng khí gas trong các hoạt động nấu ăn. Khí gas là một loại khí sạch, khi sử dụng ít phát sinh khí thải độc hại nên khí thải từ hoạt động của Nhà bếp không bị ô nhiễm. Trong quá trình nấu nướng, bếp sản sinh nhiều nhiệt và khí thải độc hại. Hơi nước và mùi vị của các món xào nấu, chiên,... cũng làm cho bếp thường xuyên ẩm ướt, ám mùi.

Muốn khu vực này được thông thoáng, nên kết hợp cửa sổ với quạt hút mùi và quạt thông gió gắn tường để tạo thành luồng đối lưu, liên tục luân chuyển không khí.

Khí thải và mùi hôi thối từ khu vực lưu giữ rác thải: Khu vực lưu giữ CTR sản xuất và sinh hoạt cũng sẽ phát sinh khí thải do quá trình tự phân phân huỷ rác thải. Các khí thải chủ yếu là H2S, CH4,... có mùi hôi thối, gây ô nhiễm tại khu vực nếu như không có các biện pháp quản lý CTR hợp lý.

Khí thải từ các máy điều hòa không khí: Khí thải của dàn nóng máy điều hòa thải vào môi trường sẽ làm cho nhiệt độ môi trường không khí bên ngoài tăng cao, gây ô nhiễm nhiệt cục bộ. Máy điều hòa có khả năng rò rỉ chất tải lạnh (khí gas) sẽ gây ô nhiễm khí quyển và tácđộng đến tầng ôzôn.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí thải tại nhà máy sản xuất chì thỏi,chì kim loại của công ty cổ phần luyện kim màu tỉnh hà giang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)