Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 29)

- Tài liệu ngoại nghiệp sau khi thu thập được tiến hành xử lý và tính toán trên máy vi tính với phần mềm Excel.

- Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình của Hvn, Hdc, Dt, D1.3 và các chỉ tiêu về cấu trúc, tổng số loài, mật độ (N/ha) cho từng trạng thái rừng.

+ Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng được thu thập qua bản đồ và phần mềm cập nhật diễn biến tài nguyên rừng hàng năm của Hạt Kiểm lâm huyện kết hợp với phần mềm bản đồ giao đất.

+ Thông tin về điều kiện địa hình ở khu vực nghiên cứu được thu thập qua kế thừa tài liệu nghiên cứu ở địa phương và phân tích bản đồ khu vực.

+ Thông tin về nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa và tốc độ gió ở khu vực nghiên cứu được thu thập qua kế thừa số liệu của các trạm quan trắc khí tượng Nhà nước và những quan trắc bổ sung của đề tàị

+ Bản đồ kết xuất được chia thành hệ thống các ô vuông có kích thước 2 km x 2 km. Tổng số ô vuông trên diện tích toàn huyện là 12 ô, được đánh số theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dướị

Việc thu thập thông tin về địa hình và tọa độ địa lý của các ô vuông được thực hiện trên phần mềm Mapinfor và bản đồ số hoá.

+ Độ cao trung bình của mỗi ô vuông được xác định căn cứ vào vị trí của các đường đồng mức đi qua hoặc gần nhất với ô.

+ Độ dốc trung bình của mỗi ô vuông được xác định căn cứ vào khoảng cách giữa các đường đồng mức theo công thức sau: .

Trong đó:

: Là độ dốc trung bình tính bằng độ;

h: Là độ chênh cao giữa các đường đồng mức tính bằng m;

d: Là khoảng cách trung bình giữa các đường đồng mức tính bằng m.

- Phân cấp vùng trọng điểm cháy rừng theo phương pháp canh tác cải tiến Ect có trọng số:

(1) - Xây dựng bảng đặc điểm liên quan đến nguy cơ cháy của từng trạng thái rừng, số liệu được ghi vào bảng sau:

       d h artg

Bảng 2.1. Đặc điểm của khối lƣợng thảm khô, thảm tƣơi và độ ẩm vật liệu cháy của các trạng thái rừng

TT Tên trạng thái rừng và đất không có rừng (LDLR) Khối lƣợng VLC (kg/ha) Mtk (kg/ha) W13 (%) Mtt (kg/ha) 1 2 3 …

(2) - Tính chỉ số Fij cho từng tiêu chí của từng trạng thái rừng:

Chỉ số Fij được tính theo từng chỉ tiêu cho các trạng thái rừng, trong đó i là biểu thị ô tiêu chuẩn thứ i; j là biểu thị cho chỉ tiêu thứ j. Tính chỉ số Fij từng chỉ tiêu theo các công thức khác nhaụ

Nếu giá trị của một chỉ tiêu nào đó càng tăng càng tốt, sử dụng công thức: Fij = xij/xmax, trong đó xij là giá trị tiêu chí thứ j của trạng thái rừng thứ i; xmax là giá trị cực đại của tiêu chí thứ j.

Nếu giá trị của một chỉ tiêu nào đó càng nhỏ càng tốt thì người ta dùng công thức sau: Fij = 1 – (xij/xmax), trong đó các ký hiệu vẫn như trên.

(3) - Tính chỉ số Ect:

Chỉ số Ect được tính theo công thức sau: Ecti = (Fij*Pj)

Trong đó: Ectilà chỉ số về tổng hiệu quả tác động của các tiêu chí ở các trạng thái rừng thứ i; Pjlà chỉ số về tầm quan trọng (trọng số) của tiêu chí thứ j; n là số tiêu chí được sử dụng để phân tích theo phương pháp đa tiêu chuẩn.

Kết quả xác định chỉ số Ect được ghitrong bảng 2.2:

 

n j 1

Bảng 2.2. Chỉ số fij và chỉ số Ect cho từng yếu tố và từng trạng thái rừng

TT Tên trạng thái rừng và đất không có rừng (LDLR) Fij ECT Ftk Fw Ftt 1 2 3 …

Chƣơng 3

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VỰC NGHIÊNCỨU

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)