Qua điều tra kết hợp với tham khảo tài liệu và bản đồ hiện trạng của khu vực nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các trạng thái rừng này phân bố ở vùng núi thấp, độ cao 50 m đến 300 m so với mặt nước biển, với những đặc điểm cơ bản như sau:
-Trạng thái rừng tự nhiên phục hồi:
Theo số liệu lưu trữ của Hạt Kiểm lâm Hà Trung, trạng thái rừng phục hồi còn 258,93 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Hà Long, Hà Lĩnh, Hà Tân. Những diện tích rừng này đang được khoanh nuôi để duy trì diễn thế tự nhiên. Hiện có một số loài cây có giá trị kinh tế như Sến Mật, Lim xanh, Lát hoa, Muồng, Dẻ… có khả năng tái sinh tốt. Do hạn chế tác động của con người nên tầng thảm tươi, cây bụi, dây leo, phát triển khá mạnh, khối lượng vật liệu cháy ở các trạng thái này khá caọ
Hình 4.2b. Trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại khu vực nghiên cứu
- Trạng thái đất trống có cây:
Trạng thái này có diện tích khá lớn với 1.240,09 ha, chiếm 18,89% tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của huyện, tập trung ở các xã Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Long. Chúng thường phân bố xen kẽ với rừng tự nhiên và rừng trồng, chủ yếu xa khu dân cư. Vì vậy, khó quản lý hoạt động ra vào rừng của người dân, đồng thời công tác điều động nhân lực và phương tiện vận chuyển chữa cháy, khi xảy ra cháy cũng rất khó khăn. Phần lớn diện tích này là các trảng cỏtranh, cỏ lác, lau, ràng ràng… có khối lượng VLC khá cao, do vậy rất dễ bén lửa và khi xảy ra cháy thường có tốc độ lan tràn rất nhanh.
- Rừng trồng:
Tại khu vực huyện Hà Trung, rừng trồng có diện tích 4.724,31 ha, chiếm 88,72% diện tích đất có rừng. Chúng thường phân bố từ độ cao 50 m đến 300 m so với mặt nước biển. Rừng trồng ở đây khá phong phú với nhiều phương thức cũng như loài cây trồng như: Rừng thuần loài như Thông nhựa thường trồng tập trung, ban đầu trồng hỗn loài với Keo lai, đến cấp tuổi III trở đi, thu hoạch cây phù trợ để lại Thông nhựa là cây trồng chính, Keo lai thường trồng diện tích chia thành các lô nhỏ lẻ; rừng hỗn giao Thông + Keo lai, Lim, Sến mật, Lát hoa… Diện tích nhiều nhất là rừng Keo lai với 2.892,2 ha, tiếp đến là rừng Thông nhựa 1.433,46 ha… Hầu hết các lâm phần sau khi trồng ít được chăm sóc, vệ sinh rừng nên thảm tươi, cây bụi phát triển làm khối lượng VLC ở các loại rừng này tương đối caọ Đặc biệt, ở rừng Thông đang khai thác nhựa nhưng chưa vệ sinh rừng, chưa làm đường phân lô, phân khoảnh, vệ sinh xung quanh gốc cây theo quy định. Khi cháy rừng xảy ra, lửa thường bén từ máng nhựa Thông, lan theo thân cây chuyển thành cháy tán. Những trạng thái rừng này phân bố chủ yếu gần khu dân cư, lượng người vào rừng nhiều và thường xuyên.
Hình 4.2ẹ Trạng thái Keo lai 4 tuổi
Hình 4.2g. Thực bì dƣới tán trạng thái rừng tự nhiên phục hồi
Rừng Thông và Keo lai là đối tượng thường xảy ra cháy nhất ở địa phương trong những năm gần đây, trong đó nguy hiểm nhất là rừng Thông đang thời kỳ khai thác nhựạ Đối với vật liệu cháy là nhựa Thông, cành lá khô nằm tại tán khi bắt cháy thì khả năng khốngchế dập lửa là rất khó khăn.