- Hàng năm, trong tháng 11 hoặc 12 năm trước, kịp thời củng cố, kiện toàn BCĐ huyện, các xã có rừng; thành lập tổ, đội cơ động PCCCR trực thuộc các cấp huyện, xã và các chủ rừng có diện tích rừng lớn trên địa bàn huyện; Các thôn gần rừng thành lập tổ, đội xung kích chữa cháy có chuyên môn, nghiệp vụ về Bảo vệ rừng và PCCCR.
- Hàng năm, Ban Thường vụ huyện ủy và UBND huyện cần giao trách nhiệm cho Ban CHQS huyện phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, xây dựng phương án diễn tập PCCCR kết hợp phòng chống cháy nổ tại một số xã trọng điểm và điều động lực lượng dân quân tự vệ cơ động sẵn sàng khi xảy ra cháy rừng.
- Chú trọng việc đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền cũng như tăng cường thời lượng và chất lượng của công tác tuyên truyền về PCCCR, đặc biệt ở những vùng trọng điểm cháỵ Phát động thi đua, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu vềPCCCR để từng người dân sống ở khu vực trong và gần rừng hiểu biết; hàng năm chỉ đạo các thôn tiến hành tổng kết Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn theo Thông tư 70/2007/TT-BNN vào mùa cháy rừng, các thôn, xóm gần liền rừng phải lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hội nghị. Nội dung tuyên tuyền phải cụ thể hóa tầm quan trọng của rừng gắn với đời sống kinh tế, xã hội, môi trường - sức khỏe của người dân... Từ đó người dân nhận thức tác hại của cháy rừng gây ra, tự giác PCCCR.
- Trong công tác tập huấn, diễn tập về PCCCR, cần quan tâm đúng người tham gia, như nhất thiết phải có mặt người chỉ huy chữa cháy theo điều 37 Luật Phòng cháy chữa cháy (quy định người đứng đầu Chủ rừng là tổ chức, Xóm trưởng, Chủ tịch UBND xã; tham gia chỉ huy là người đứng đầu đơn vị Kiểm lâm). Trong tập huấn, diễn tập PCCCR chủ yếu lựa chọn các xã thuộc Vùng 1, Vùng 2 để tổ chức.
- Tăng cường xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật về PCCCR. - Để ngăn chặn mâu thuẫn về tranh chấp rừng, cần khẩn trương rà soát, cắm mốc từng lô, thửa rừng và đất lâm nghiệp đã giao khoán theo Nghị định 02, Nghị định 168, trên hồ sơ và thực địa phải minh bạch, rõ ràng cho từng chủ rừng. Tăng cường các cơ chế chính sách để chính quyền huyện và các xã có rừng sớm phát huy vai trò quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý kiên quyết các đối tượng xung đột mâu thuẫn dẫn đến đốt rừng trả thù và các chủ rừng không thực hiện đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy, bằng các hình thức xử lý hành chính cũng như xử lý hình sự để răn đe, ngăn chặn những đối tượng vi phạm PCCCR.
- Khẩn trương tổ chức giao rừng gắn liền với giao đất tất cả diện tích đất rừng đang tạm giao cho UBND xã trên địa bàn huyện Hà Trung cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, để rừng có chủ thực thực sự, nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR.
- Gắn liền trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành liên quan thông qua chế tài xử lý vi phạm. Căn cứ theo Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [7], rừng trên địa bàn của xã nào thì xã đó phải có trách nhiệm quản lý chống đốt phá. Những xã, đơn vị nào làm tích cực đem lại kết quả tốt, không để xảy ra cháy rừng được biểu dương, khen thưởng kịp thời; nếu thiếu ý thức trách nhiệm, thiếu kiểm tra đôn đốc, để xảy ra cháy rừng, gây thiệt hại lớn thì phải chịu hình thức xử lý tương xứng như hạ bậc thi đua của cấp uỷ, chính quyền, các ngành và đoàn thể đồng thời kỷ luật người đứng đầu bằng các hình thức từ khiển trách đến cách chức. Đồng thời, xử lý vi phạm các hành vi liên quan đến công tác PCCCR thật sự nghiêm minh theo pháp luật và công khai hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao tính răn đe, giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân có lien quan trong công tác PCCCR.