Tình hình cháy rừng và công tác quản lý lửa rừng

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 49)

4.1.3.1. Số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy

Số liệu thống kê về tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Hà Trung trong 10 năm (2008 - 2018) gần đây được thể hiện ở hình 4.3 (số liệu chi tiết được ghi trong phụ biểu 03):

Hình 4.3. Sốvụ và diện tích cháy ở các trạng thái rừng tại huyện Hà Trung (2008 - 2018)

0 10 20 30 40 Thông Thông + Keo Đất trống có cây Diện tích Diện tích (ha) 0 2 4 6 8 10 Thông Thông + Keo Đất trống có cây Số vụ Số vụ

Từ số liệu điều tra và hình 4.3 cho thấy, trong 10 năm gần đây trên địa bàn huyện Hà Trung đã xảy ra 15 vụ cháy, làm thiệt hại 45,975 ha rừng. Tất cả các vụ cháy đều xảy ra ở rừng trồng và trạng thái đất trống có cây bụi và cây tái sinh. Trong đó, rừng Thông thuần bị cháy nhiều nhất cả về số vụ (64,3%) và diện tích thiệt hại (81,2%), tiếp đến là trạng thái đất trống có cây. Đặc biệt trong tháng 6 năm 2011 đã xảy ra vụ cháy rừng gây thiệt hại 10,3 ha Thông đang thời kỳ khai thác nhựa tại xã Hà Lĩnh. Đầu tháng 6 năm 2015 xảy ra cháy tại xã Hà Ninh thiệt hại 9,42 ha Thông cũng đang thời kỳ khai thác nhựạ Trạng thái rừng Thông + Keo lai là ít xảy ra cháy hơn, với 01 vụ cháy (7,1%) và diện tích thiệt hại là 1,3 ha (2,8%).

Cháy rừng xảy ra ở 9/17 xã có nhiều rừng của huyện Hà Trung nhưng phần lớn số vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn các xã như: Hà Lĩnh (04 vụ), Hà Lâm (03 vụ), Hà Đông (02 vụ), Hà Thái (02 vụ), các xã Hà Phú, Hà Ninh, Hà Long, Hà Lai xảy ra 01 vụ. Diện tích rừng thiệt hại lớn nhất lại thuộc xã Hà Lĩnh với 15,04 ha, tiếp theo là xã Hà Lâm với 8,285 hạ Các xã: Hà Đông, Hà Thái, Hà Phú, Hà Ninh, Hà Long, Hà Lai xảy ra cháy ít hơn. Những diện tích rừng bị cháy này chủ yếu là Thông nhựa thuần loài do Ban quản lý KBT loài Sến Tam Quy, UBND xã và các hộ gia đình quản lý và khai thác.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong 15 vụ cháy, loại cháy tán có 4 vụ (26,7%) nhưng gây thiệt hại 21,1 ha (chiếm 45,9% diện tích). Loại cháy này xảy ra mạnh nhất ở rừng Thông thuần loài đang thời kỳ khai thác nhựạ Điều này chứng tỏ, cháy tán ít xảy ra hơn so với cháy dưới tán nhưng có mức độ thiệt hại lớn hơn nhiều.

4.1.3.2. Nguyên nhân gây cháy rừng

Số liệu điều tra về nguyên nhân gây cháy rừng tại khu vực huyện Hà Trung trong 10 năm gần đây được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Nguyên nhân gây cháy rừng ở huyện Hà Trung (2008 - 2018)

TT Nguyên nhân gây cháy rừng Số vụ cháy Tỷ lệ số vụ cháy (%) Diện tích cháy (ha) Tỷ lệ diện tích cháy (%) 1 Đốt tổ ong 1 6,67 1,73 3,76 2 Mâu thuẫn đốt rừng 6 40,00 24,705 53,74 3 Thắp hương 1 6,67 5,10 11,09 4 Hút thuốc 1 6,67 1,9 4,13

5 Đốt sản xuất nương rẫy 1 6,67 0,32 0,70

6 Đốt lấn chiếm trồng rừng 2 13,33 7,33 15,94

7 Hái củi đốt rừng 1 6,67 1,15 2,50

8 Cháy lan 2 13,33 3,74 8,13

Tổng 15 100.0 45,975 100.0

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy nguyên nhân gây cháy rừng ở khu vực nghiên cứu khá phức tạp nhưng đều do các hoạt động của con ngườị Trong những nguyên nhân này, đáng lưu ý nhất là việc cố ý đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân với 40% số vụ cháy và 53,74% diện tích rừng bị cháỵ

Ở khu vực huyện Hà Trung, thời gian xảy ra cháy rừng, chủ yếu vào mùa hè, thời kỳ chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây nam, nắng nóng kéo dài, độ ẩm VLC rất thấp dẫn tới khả năng cháy rừng luôn ở mức caọ Đối với mâu thuẫn cá nhân, các đối tượng có nhận thức kém tìm cơ hội đốt trả thù hủy hoại tài sản hoặc làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân của người khác. Đối với đốt lấn chiếm trồng rừng và do cháy lan chiếm 26,66%. Ngoài ra, thời gian thường xảy ra cháy rừng cũng vào dịp nghỉ hè của học sinh. Hiện tượng trẻ em đi chăn thả trâu, bò trong rừng, đốt tổ ong lấy mật gây ra cháy rừng cũng đã xảy ra với

số vụ cháy chiếm 6,67%. Trường hợp đốt lửa trong rừng xảy ra cháy do sơ ý ngoài ý muốn còn lại chiếm số ít, chỉ có 05 vụ như đốt than, hút thuốc lá, hái củi, thắp hương. Từ số liệu này, có thể thấy công tác tuyên tuyền và quản lý lửa rừng của các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Hà Trung đã thực hiện nhưng chưa thật hiệu quả.

4.1.3.3. Mùa cháy rừng

Mùa cháy rừng là thời gian trong năm thường xảy ra cháy rừng và gây thiệt hại nhiều nhất. Để xác định mùa cháy rừng cho huyện Hà Trung, đề tài căn cứ vào tần suất xuất hiện cháy rừng ở các tháng trong năm. Theo đó tháng nào có số vụ cháy rừng trung bình > 5% tổng số vụ cháy rừng của tháng trong 10 năm (2008 - 2018).

Số liệu về số vụ cháy rừng xảy ra ở các tháng trong 10 năm gần nhất được tổng hợp ở phụ biểu 07,08 và thể hiện ở hình 4.4.

Hình 4.4. Số vụ cháy rừng theo các tháng (2008 - 2018) tại huyện Hà Trung

Kết quả cho thấy, các vụ cháy rừng ở huyện Hà Trung xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10, cao điểm nhất là tháng 1 và tháng 5 có số vụ cháy (tháng 1 chiếm 26,7%, tháng 5 chiếm 26,7% tổng số vụ cháy trong năm), sau đó đến tháng 6 có tỷ lệ 20% và tháng 2 với tỷ lệ 13,3%. Trong tháng 5 và tháng 6, thời tiết ở huyện Hà Trung thường nắng nóng, gió Tây nam thổi mạnh, nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí và vật liệu cháy xuống thấp nhất trong năm; Tháng 1 và tháng 2 thời tiết huyện Hà Trung khô hanh, độ ẩm không khí và vật liệu cháy xuống thấp, các trạng thái như đất trống có cây, rừng trồng thuần loài Thông, hỗn loài Thông + Keo lai rất dễ cháỵ Thời gian từ tháng 3, tháng 4, tháng 11, tháng 12 trong nhiều năm tại khu vực này không xảy ra cháy rừng do thời tiết thường có mưạ Tuy lượng mưa không lớn nhưng hay kéo dài làm độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu ở mứccao, rất khó có khả năng bén lửạ

Từ những nghiên cứu về tình hình cháy rừng ở huyện Hà Trung trong những năm gần đây, đề tài có một số nhận xét như sau:

- Hàng năm cháy rừng vẫn thường xảy ra trên địa bàn huyện với trung bình là 1,5 vụ cháy/năm, thiệt hại 4,6 ha/năm, gây ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống người dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;

- Cháy rừng xảy ra trên địa bàn của 9/17 xã có nhiều diện tích rừng của huyện Hà Trung, gồm: Hà Lĩnh, Hà Lâm, Hà Đông, Hà Thái, Hà Phú, Hà Ninh, Hà Long, Hà Laị Đây là những xã có diện tích rừng Thông nhựa chiếm nhiều nhất huyện;

- Tất cả các vụ cháy rừng xảy ra tại huyện Hà Trung đều do các hoạt động của con người gây rạ Trong đó, nguyên nhân cố ý đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân chiếm nhiều nhất với 40% số vụ cháy, 53,74% diện tích thiệt hại;

- Thời gian trong năm có cháy rừng xảy ra là từ tháng 1 đến tháng 10 nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 6 với 87% số vụ cháỵ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 49)