Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước.

23

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:

Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã).

Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất

24

chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCNQSDĐ lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)