Các mô hình và hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổ

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

Trước những tác động tiêu cực của BĐKH ảnh hưởng đến sinh kế cảu người dân trong cả nước, tháng 4 năm 2019 Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai 4 mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ thích ứng với BĐKH. Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình “Cải thiện sinh kế và sự tham gia của phụ nữ hướng tới tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu”, Quỹ Chanel thông qua Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam sẽ hỗ trợ 4 mô hình sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trong 3 năm. Thông tin được đưa ra tại hội thảo tham vấn “Sinh kế bền vững cho phụ nữ nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” diễn ra ngày 22/4, tại Hà Nội. Bốn mô hình được lựa chọn bao gồm: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số Mông tại Lào Cai trồng thâm canh lạc đỏ địa phương ứng phó với xói mòn theo tiêu chuẩn của VietGAP; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tại Lào Cai nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cải thiện sinh kế và nâng cao năng lực; hỗ trợ nữ nông dân trồng sen trên đất lúa kém hiệu quả chịu ảnh hưởng của mưa lũ theo tiêu chuẩn của VietGAP; hỗ trợ phụ nữ vùng ven biển Quảng Nam tăng cường tính bền vững của sinh kế và sự an toàn khi thu hoạch rong biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Thông qua việc cải thiện điều kiện kinh tế bằng các mô hình bền vững trước tác động của BĐKH, gói hỗ trợ trị giá 850.000 đôla mỹ của quỹ Channel hướng đến mục tiêu tăng cường sinh kế, nâng cao năng lực và khả năng chống chịu với BĐKH và rủi ro thiên tai của phụ nữ thông qua triển khai các lựa chọn sinh kế bền vững. Trên cơ sở đó, thúc đẩy vai trò, sự tham gia và khả năng lãnh đạo của phụ nữ trong các hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH tại cộng đồng, cũng như góp phần xây dựng chính sách pháp luật về lĩnh vực này (Tài nguyên & Môi trường, 2019) [22].

Tại đồng bằng sông Cửu Long, vài năm trở lại đây, lúa không còn trở thành cây trồng duy nhất cho nền nông nghiệp nơi đây. Các mô hình nuôi tôm bền vững; chuyển đổi nông nghiệp bền vững; chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu đã bắt đầu hình thành. Điển hình như phát triển mô hình

nuôi tôm bền vững, chuyển đổi nông nghiệp bền vững, chọn tạo phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế của vùng, nâng cao chất lượng giống thích ứng với BĐKH. Đồng bằng Sông Cửu Long đã hình thành được các vùng nuôi tôm nước lợ; nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có tiềm năng lượi thế của vùng; phát triển giống lúa có khảnăng chịu mặn cao, giống cây ăn quả có khảnăng chịu hạn, phát triển giống cá nước ngọt có chất lượng cao phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái.Triển khai mô hình chuyển đổi nông nghiệp bền vững theo hướng đảm bảo thủy sản – cây ăn quả - lúa gắn với các vùng sinh thái trên địa bàn các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang (Ngọc Bách, 2019) [13]. Ngoài ra để thích ứng với các điều kiện thười tiết cực đoan, hộ dân, cộng đồng dân cư đã sang chế ra nhiều mô hình, ý tưởng nhằm giảm thiểu các tác động cảu BĐKH. Tại Bạc Liêu, trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường dâng…, nông dân đã nhanh chóng thích ứng và tìm mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững. Điển hình là mô hình lúa - tôm. Mô hình này đã được nông dân sản xuất khá lâu, tập trung nhiều ở các huyện Phước Long, Hồng Dân, TX. Giá Rai. Đây là mô hình sản xuất mang tính bền vững, được các ngành chuyên môn khuyến cáo nhân rộng. Lợi nhuận từ mô hình này dao động từ 50 - 100 triệu đồng/ha. Mô hình cánh đồng sinh thái ứng dụng trên lúa - tôm cũng rất hiệu quả. Đây là mô hình mới, bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng cân bằng sinh thái và thực hiện “con tôm ôm gốc lúa”. Các mô hình: tôm - rừng, tôm - cua - cá - rừng, tôm - cua - rừng… cũng được nông dân áp dụng để thích ứng với tình trạng BĐKH (Minh Đạt, 2017) [10].

Để đối phó với tình hình thời tiết bất thường, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã đưa vào thử nghiệm trồng nhiều giống dưa lê an toàn sinh học trong điều kiện cả ngoài trời và nhà kính.Qua thời gian khảo nghiệm cho thấy, trong điều kiện nhà kính, có tỉ lệ cây sống 100%, cho quả đạt 98%. Phương pháp được lựa chọn là thí điểm hữu cơ 100% và an toàn sinh học đều sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của tỉnh Thái Nguyên. Hiệu quả kinh tế của dưa lê sẽ cao hơn so với những loại dưa thông thường.

Còn đối với các mô hình xen canh, đồi rừng, mô hình trồng cây ba kích đang được Trung tâm khuyến nông Thái Nguyên quan tâm giám sát chặt chẽ. Để mô hình

phù hợp, thực sự đem lại hiệu quả trong điều kiện thực tế, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đang tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây ba kích, các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại để có biện pháp chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời ở những năm tiếp theo, làm cơ sở để tuyên truyền và đưa ra khuyến cáo trước khi nhân rộng mô hình.

Năm 2020, toàn tỉnh Thái Nguyên có 9 chương trình, dự án khuyến nông được thực hiện; 7 mô hình được xây dựng chuyển giao và tư vấn kỹ thuật. Các mô hình đều tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế, hướng đến các vùng sản xuất hàng hóa an toàn, phát huy lợi thế của từng địa phương, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất. Với những kết quả bước đầu, cơ quan khuyến nông đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị thu thập, khảo nghiệm các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, phẩm chất tốt. Qua đó, sẽ đề xuất bổ sung vào công thức luân canh phục vụ cơ cấu lại ngành; đồng thời, triển khai các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây, con, đặc biệt chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác nhằm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp (Bá Hoàng, 2020) [1].

Ngoài ra nông dân tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều sáng kiến nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng với BĐKH và thu được nhiều thành công đáng kể. Mô hình đậu xanh xen ngô chịu hạn, tăng năng suất sản lượng ngô, chịu hạn tốt và khả năng kháng sâu bệnh cao hơn các giống ngô bình thường; Mô hình ủ gốc chè ngô, sử dụng lớp đất bề mặt hay các loại cây phế phẩm như rơm, rạ để ủ gốc chè, ngô giúp cho độ ẩm đất luôn đạt tiêu chuẩn, chống nắng nóng tốt. Đặc biệt tránh được tình trạng thất thoát phân đạm và rửa trôi lớp đất bề mặt khi có mưa lớn xảy ra… Những mô hình, sáng kiến này không chỉ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp mà còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản, đời sống người dân được cải thiện và ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)