Thực trạng sinh kế của người dân

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

Theo Ủy Ban nhân dân huyện Định Hóa (năm 2019) cho biết trên địa bàn huyện có 04 nguồn thu nhập chính bao gồm thu nhập từ Trồng trọt, Chăn nuôi, Dịch

vụ và các ngành nghề khác chủ yếu là đi làm công nhân tại các khu công nghiệp và công ty tư nhân trong và ngoài địa bàn huyện. Tỷ lệ các nguồn thu nhập chính của các nông hộđược tổng hợp trong bảng 4.1.

Bảng 4. 1. Các nguồn thu nhập chính của nông hộ

Nguồn thu nhập chính % thu nhập Ghi chú

(a) Trồng trọt 78.6 Chủ yếu là gạo, ngô (b) Chăn nuôi 7.1 Chủ yếu là nuôi lợn, gà (c) Dịch vụ(bán hàng, …) 1.8 Hàng tạp hóa

(d) Khác (nghề thủ công, làm thuê, làm nghềkhác,…)

12.5 Chủ yếu người dân đi làm công nhân

Tổng thu nhập của nông hộ 100

(Nguồn: UBND huyện Định Hóa, 2019)

Qua bảng 4.1 có thể thầy người dân huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên phát triển sinh kế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp với khoảng 85,7% thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi. Số còn lại chủ yếu đi làm công nhân và kinh doanh hàng tạp hóa. Cụ thểhơn, ta thấy rằng nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ các sản phẩm tư trồng trọt ví dụnhư sản xuất lúa, ngô, và các sản phẩm cây trồng khác chiếm tới 78.6% tổng thu nhập. Lúa đa số được trồng 2 vụ, vụ chiêm xuân và vụ mùa, giữa 2 vụ là thời gian người dân kết hợp trồng ngô, khoai. Ngô đa số được trồng trên các bãi bồi ven sông, các gò đồi thấp có khảnăng chịu hạn tốt. Nguồn thu nhập sau trồng trot là đi làm công nhân tại các nhà máy và khu công nghiệp với 15,5%.Với sự phát triển của công nghiệp đặc biệt sự xuất hiện của nhà máy Samsung và khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút nhiều lao động, nhiều lao động trẻ đã chọn đi làm công nhân kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chăn nuôi chiếm khoảng 7.1% thu nhập của nông hộ, chủ yếu chăn nuôi gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình, chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò có số lượng ít, chăn nuôi lợn chiếm sốlượng khá lớn đa sốlà để bán. Các nguồn thu nhập từ dịch vụ bán hàng như hàng tạp hóa, du lịch đền chùa chiếm một phần thu nhập nhỏ do mức sống người dân chưa được cao và lương thực ởkhu vưc là tự cung tự cấp là chủ yếu.

Dựa vào số liệu thu thập và tổng hợp được trong bảng 4.2 về diện tích đất sản xuất Nông hộ từ UBND huyện Định Hóa (năm 2019) nhận thấy: đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 34.032,68 ha chiếm tương đương với hơn 65% tổng diện tích đất sản xuất, ly do vì phần lớn địa hình ở Định Hóa là đồi núi thấp nên rất thích hợp phát triển kinh tế rừng đặc biệt là rừng trồng keo. Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là diện tích đất nông nghiệp với khoảng 20,79% tương đương với 10.800 ha, đất nông nghiệp được phân bố chủ yếu ở các dải đồng bằng giữa các dãy núi già và các bài bồi tụ ven song, suối trên địa bàn. Người dân chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp cho trồng lúa, ngô xen đậu đỗ, bí đỏ,...

Bảng 4. 2. Diện tích sản xuất của nông hộ Loại đất sử dụng Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%) Ghi chú

a) Đất nông nghiệp 10.835,68 20,79 Chủ yếu là các dải đồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi và các bãi bồi tụở ven sông suối.

b) Đất lâm nghiệp 34.032,68 65,28 Chủ yếu là rừng trồng keo.

c) Diện tích ao, hồ 710 1,36 Nuôi cá chủ yếu trên các hồ, đập và thực hiện mô hình nuôi cá trên các đồng ruộng.

d) Đất khác (ghi rõ ở

cột ghi chú loại đất )

6.552,96 12,57 đất phi nông nghiệp có 3.752,17 ha

đất chưa sử dụng có 2.800,79 ha. Tổng 52131.32 100

(Nguồn: UBND huyện Định Hóa, 2019)

Do địa hình chủ yếu là đồi núi dốc và khó khăn trong phát triển nghư nghiệp nên diện tích về ao hồ chiếm tỷ lệ khá nhỏ với chỉ 1,36% (710 ha) tổng điện tích sản suất của nông hộ. Chăn nuôi thủy hải sản chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Có khoảng 12,57% là diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Số liệu thu thập được từ UNBD huyện Định Hóa cho thấy, đối với lĩnh vực chăn nuôi người dân chủ yếu tham gia chăn nuôi gia súc và gia cầm với phần lớn mục đích để làm kinh doanh và phục vụlàm lương thực cho gia đình và phục vụ hỗ

trợ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể qua bảng 4.3 cho biết trong năm 2018 một số lượng lớn gia cầm lên đến 650.000 con được người dân Định Hóa nuôi bao gồm gà, vịt, ngan và một số loại gia cầm khác.

Người dân địa phương cho biết các lý do chính mà họ hướng tới chăn nuôi gia cẩm nhiều hơn là do gia cầm dễ nuôi, không tốn diện tích chăn thả nhiều, nguồn thức ăn dễ kiếm và săn có, nuôi có thể sử dụng cho mục đích chủ yếu là đểăn và để bán. Đối với chăn nuôi gia súc tại Định Hóa, tổng số lượng lợn trên địa bàn đạt khoảng 44.000 con trong năm 2018 là loại vật nuôi được nhiều hộ dân lựa chọn để chăn nuôi và phát triển sinh kếgia đình. Lợn tại Định Hóa được nuôi với hình thức nuôi nhốt, với nguồn thức ăn dồi dào, nhanh được xuất chuồng và năng suất cao giá trị cao nên loại vật nuôi này được nuôi rộng rãi và mục đích nuôi chủ yếu là để bán. Loại đại gia súc khác được người dân địa phương hưởng ứng vì mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho phát triển sinh kế nông hộ là chăn nuôi trâu và bò.

Bảng 4. 3. Tình hình chăn nuôi của nông hộ

Loại vật nuôi Sốlượng

(con)

Mục đích nuôi

(đểbán, cày kéo, hay đểăn)

a) Trâu 6.600 Để bán, cày kéo

b) Bò 4.700 Để bán

c) Lợn 44.000 Để bán

d) Dê 22.000 Đểbán, đểăn

e) Gia cầm (gà, vịt, ngan,..) 650.000 Đểbán, đểăn.

(Nguồn: UBND huyện Định Hóa, năm 2018) [13]

Thông kê trên bảng 4.3 cho biết có khoảng 11.300 đại gia súc đang được chăn thả trên địa bàn (trong đó trâu là 6.600 con và bò là 4.600 con). Ưu điểm và nhược điểm của loại hình này là có nguồn thức ăn dễ tìm kiếm nhưng lại chăn theo hình thức chăn thả nên tốn thời gian và công sức để trông. Ngoài ra loại vật nuôi này lâu được suất chuồng nên số lượng nuôi ít hơn các loại vật khác. Dê có số lượng nuôi khá ổn với khoảng 22.000 con (chỉ đứng sau chăn nuôi lợn). Dê chủ yếu được chăn thả tự nhiên trên các vách núi đá vôi, thường chăn thả theo đàn và giá thành phù hợp với thời gian và công sức của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)