4.1.2.1. Về kinh tế
Trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng khá. Đời sống của người dân nói chung và người dân nông thôn Định Hoá nói riêng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, Định Hóa vẫn còn là một huyện nghèo của tỉnh với thu nhập bình quân đầu người thấp so với trung bình của cả tỉnh (Năm 2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm).
4.1.2.2. Về xã hội
Huyện Định Hóa gồm 24 đơn vị hành chính (23 xã và 01 thị trấn). Dân số là 88.100 người với 19.084 hộ. Trong đó, khu vực nông thôn có 81.670 người, chiếm 93,04 % tổng số khẩu. Lao động nông nghiệp chiếm 80% tổng sốlao động trên toàn huyện, chủ yếu là lao động phổthông chưa qua đào tạo.
Giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất trường học, bệnh viện... tiếp tục được đầu tư và cải tạo. Tất cả các xã trong huyện đều có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% sốxã có điện lưới quốc gia và có điểm bưu điện văn hoá.
* Theo quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện, Định Hóa có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa theo mô hình nông - lâm kết hợp, nhiều loại cây trồng vật nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của huyện. Tuy nhiên, Định Hóa cần tập trung phát triển các lợi thế sau:
- Đối với cây công nghiệp: Tập trung phát triển cây chè, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu giống chè mới trồng cành thay thế giống chè trung du già cỗi, đến năm 2020 đạt 3.000 ha, trong đó 60-70% là giống chè mới trồng bằng cành.
- Đối với ngành chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển, tăng tỷ trọng giá trị của ngành chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê theo hình thức bán chăn thả là một lợi thế của địa phương.
- Về lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, phát triển rừng phải đảm bảo đạt được các chức năng của rừng về: Kinh tế, nguồn sinh thủy, môi trường và cảnh quan để gắn với phát triển du lịch. Kết hợp trồng rừng với trồng cây dược liệu để đáp ứng nhu cầu thị trường nguyên liệu của các nhà máy chế biến dược liệu.