Giới thiệu về các báo mạng điện tử trong phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 55 - 60)

2.1.1. Báo mạng điện tử VnExpress

Ngày 26/02/2011, VnExpress (VNE) chính thức ra mắt độc giả. Được

thành lập bởi tập đoàn FPT, VNE được bộ Văn hóa và Thông tin cấp giấy phép

số 511/GP-BVHTT vào ngày 25/01/2002. Tòa soạn tờ báo có trụ sở tại tầng 5, tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh đóng tại tầng 6, tòa nhà Exchange Tower, số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1.

Hình 2.1. Giao diện báo VNE [Nguồn: vnexpress.net]

Sau một tuần ra mắt công chúng, có khoảng 1000 lượt truy cập mỗi ngày. Sang tuần thứ hai, số lượt truy cập tăng lên gấp đôi. Sáu tháng sau, tờ

46

tờ báo mạng điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam. VNE xác định phong cách

đưa tin dựa vào hai nguyên tắc: lựa chọn tin tức theo giá trị và đưa tin một cách khách quan. Tức là tin tức đó phải được nhiều độc giả quan tâm và không áp đặt ý kiến chủ quan của người viết vào tin, bài.

Trong 14 năm qua, VNE luôn giữ vững và phát huy vị trí báo điện tử

tiếng Việt có số lượng độc giả truy cập lớn nhất toàn cầu. Đến tháng 6/2007,

VNE trở thành tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên góp mặt vào Top 100 trong

bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới do Alexa.com bình chọn, ghi dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung trực tuyến tại Việt Nam. Theo Google Analytics, hiện báo có hơn 37,5 triệu độc giả thường

xuyên, trong đó 13% từ nước ngoài. Trong năm 2016, hệ thống báo VNE tiếp

nhận 13,5 tỷ lượt truy cập.

Mỗi ngày, VNE đăng gần 500 tin bài. Lĩnh vực nội dung được ưa

chuộng nhất gồm Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Thể thao và Giải trí. Báo có các trang chuyên biệt dành cho người đọc quan tâm đến một số lĩnh vực cụ thể: Ngôi sao chuyên về giải trí; Ione dành cho độc giả ở lứa tuổi học đường... Hệ thống xuất bản của VNE được đánh giá có công nghệ tiên tiến, hoạt động với độ ổn định cao, khả năng tùy biến linh hoạt, phục vụ việc đưa thông tin đồ sộ về dung lượng và đa dạng về loại hình.

Sự tham gia của độc giả trong toàn bộ quá trình hoạt động thông tin là

điều khác biệt của VNE. Độc giả phát hiện vấn đề, bổ túc thông tin, tham gia

tác nghiệp và bình luận trong các bài báo. Độ phủ của VNE trên mạng xã hội

tăng: fanpage trên Facebook của VNE đạt trên 2,7 triệu người thích.

Đảm nhận việc theo dõi và đưa tin là đội ngũ hơn 200 nhà báo, làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội, văn phòng tại TP.HCM và các địa phương khác trên cả nước. Họ có độ tuổi trung bình là 30, yêu nghề và vững vàng trước mọi áp lực để cung cấp thông tin đa chiều, tin cậy, hữu ích cho độc giả.

47

Báo còn có 100 nhân viên nghiên cứu phát triển công nghệ, đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống xuất bản; hơn 80 chuyên viên kinh doanh, đáp ứng yêu cầu đa dạng của các đối tác.

2.1.2. Báo mạng điện tử VietnamPlus

Báo mạng điện tử VietnamPlus (VNP) là tờ báo điện tử trực thuộc

Thông tấn xã Việt Nam. Tờ báo mạng điện tử này được cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 1374/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/09/2008.

Hình 2.2. Giao diện báo VNP [Nguồn: vietnamplus.vn]

Ngày 13/11/2008, VNP chính thức ra mắt bạn đọc với mục tiêu trở

thành một kênh thông tin đối nội, đối ngoại có chỗ đứng quan trọng trong hệ thống báo chí Việt Nam. Đây là một trong số ít những tờ báo mạng điện tử được hình thành từ nền tảng thông tấn vững chắc nhất, đó là Thông tấn xã Việt Nam. Chính vì vậy, VNP đảm bảo được nguồn thông tin chính xác, trung thực, khách quan và nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

48

Tất cả mọi thông tin dạng text, audio, hình ảnh hay clip đăng tải trên VNP đều

là thông tin có bản quyền.

Hiện nay, VNP cũng là một trong số ít những tờ báo mạng điện tử tại

Việt Nam cung cấp thông tin đa ngữ (Việt, Anh, Pháp, Trung, Tây Ban Nha) đảm bảo khả năng kết nối và vươn đến mọi quốc gia và châu lục. Mỗi phiên

bản ngôn ngữ của VNP, ngoài những tin thời sự thống nhất, có những nội

dung riêng, phù hợp với độc giả của từng khu vực khác nhau, nói thứ tiếng khác nhau và có mối quan tâm đến Việt Nam. Tuy xuất hiện sau nhiều báo

điện tử khác nhưng VNP được đầu tư mạnh về công nghệ với nhiều tính năng

thuận tiện cho độc giả trong việc đọc tin và tra cứu. Fanpage của VNP trên

Facebook hiện có gần 85.000 lượt thích.

Tin, bài trên VNP được thực hiện bởi hơn 30 PV thuộc biên chế của

báo và hàng trăm PV Thông tấn xã Việt Nam tại 63 phân xã trong nước và 27

phân xã ở nước ngoài. Báo điện tử VNPđã đoạt giải nhất thuộc hạng mục đặc

biệt “Digital First” - giải thưởng quan trọng dành cho sản phẩm báo chí sáng

tạo RapNewsPlus hướng đến giới trẻ của Hiệp hội các Nhật báo và Nhà xuất

bản Tin tức Thế giới (WAN-IFRA).

2.1.3. Báo điện tử Tiền Phong Online (TPO)

TPO là báo điện tử của tờ báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của TƯ. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có trụ sở đóng tại số 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội. TPO được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép theo giấy phép số 304/GP- BTTTT cấp ngày 30/07/2013.

Báo Tiền Phong chính thức ra số đầu tiên vào ngày 16/11/1953. Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Tiền Phong đã mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ấn phẩm, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao, từ thiện. Đến nay, báo Tiền Phong đã phát triển mạnh hệ thống với các khối theo nhiệm vụ chuyên môn.

49

TPO vốn bắt nguồn từ Khối Truyền thông điện tử. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của báo điện tử trong xu thế phát triển của truyền thông, đồng thời khẳng định trọng tâm trong định hướng phát triển giai đoạn hiện nay, từ năm 2000, Ban Tiền Phong Điện tử (thành lập cuối năm 2004), được tổ chức thành khối Truyền thông điện tử, đứng đầu có giám đốc.

Hình 2.3. Giao diện TPO [Nguồn: tienphong.vn]

Khối Truyền thông điện tử phát triển hệ thống thư ký tòa soạn, biên tập viên và một số PV riêng. Tuy nhiên, trong xu thế tòa soạn hợp nhất hiện nay, Ban biên tập đưa các PV của Tiền Phong điện tử về các ban chuyên môn, giao nhiệm vụ cho tất cả các ban chuyên môn đều sản xuất tin bài cho báo điện tử. Như vậy, đối với TPO, vốn là báo điện tử của báo giấy Tiền Phong, mọi PV trong tòa soạn đều có trách nhiệm sản xuất tin bài, có tinh thần ưu tiên tính thời sự, nhanh chóng cho Tiền Phong điện tử.

Về chức năng nhiệm vụ, khối Truyền thông điện tử chịu trách nhiệm xây dựng một phiên bản đặc biệt mang tính quốc tế của Tiền Phong nhật báo trên mạng, có bản sắc và tính hội nhập cao. Xây dựng các chuyên trang,

50

chuyên mục, các giải pháp đa phương tiện, nhiều tiện ích để gia tăng bạn đọc, tổ chức sản xuất, biên tập tin bài hàng ngày theo định mức và chỉ tiêu Ban biên tập giao. Ngoài việc phát triển Tiền Phong điện tử và các dịch vụ điện tử phục vụ phát triển cơ quan, Khối Truyền thông điện tử còn phải đảm bảo không đi ngược lại với định hướng chung của cơ quan và không làm ảnh hưởng đến thị trường bạn đọc của nhật báo Tiền Phong.

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)