Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 115 - 173)

3.3.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý báo chí và tòa soạn báo

3.3.1.1. Nâng cao vai trò của đội ngũ biên tập viên và thư ký tòa soạn

Vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí trong đào tạo và sử dụng PV đa phương tiện tại tòa soạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược đa kỹ năng hóa đội ngũ PV. Do định hướng về nhu cầu đối với PV báo chí và với xã hội thay đổi, nên phương pháp đào tạo và việc tổ chức, quản lý PV cũng cần được vận động, biến đổi cho phù hợp với bản thân người làm báo.

Với xu thế hội tụ truyền thông mạnh mẽ như hiện nay, các phương tiện truyền thông truyền thống và truyền thông mới có xu hướng cùng tích hợp, tương tác và hỗ trợ nhau, bằng những phương thức đa dạng. Hội tụ truyền thông không chỉ trong phương thức sáng tạo tác phẩm báo chí của phóng viên mà còn hiện hữu trong quy mô, cấu trúc của các tòa soạn báo. Mô hình tòa soạn hội tụ đang ngày càng đươc nhiều cơ quan báo chí áp dụng, đặc biệt là VNE. Chính vì vậy, trong một tòa soạn hiện đại, cần phải tồn tại bộ phận biên tập và thư ký tòa soạn với tư duy hiện đại. Đó là những người sẵn sàng hỗ trợ

106

PV 24/24, có thể check mail, biên tập bài vở ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời điểm nào.

Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí ngoài quá trình sáng tạo tác phẩm của người PV, còn có phần không kém quan trong đó là khâu biên tập, xử lý và xuất bản của bộ phận biên tập viên và thư ký tòa soạn. Để sản phẩm báo chí đến với công chúng một cách nhanh chóng, chính xác và hấp dẫn cần có sự chung tay góp sức của nhiều bộ phận. Với những biên tập viên hiện đại, hay có thể gọi là những biên tập viên di động (mobile editor), mỗi tin bài thời sự của PV luôn được xử lý và cập nhật nhanh nhất.

3.3.1.2. Đổi mới tư duy trong khâu biên tập

Đối với các cơ quan báo chí, cần thiết phải đổi mới tư duy trong khâu biên tập. Đối với các sự kiện diễn ra trong hoàn cảnh ngặt nghèo, PV khó có thể tác nghiệp thuận tiện, biên tập viên cần hỗ trợ PV để ưu tiên thông tin mang tính nhanh chóng, kịp thời. Các PV được phỏng vấn cho rằng, trong các sự kiện có môi trường tác nghiệp khó khăn (cháy nhà, tai nạn giao thông thảm khốc, sự kiện đòi hỏi PV phải túc trực lấy tin 24/24), biên tập viên phải tạo điều kiện cho PV cập nhật thông tin, hình ảnh đơn lẻ qua smartphone để đảm bảo yêu cầu thông tin nhanh chóng. Sau đó, thông tin sẽ được biên tập viên tổng hợp thành tác phẩm báo chí từ những nguyên liệu mà PV cung cấp.

Nhà báo Lý Thành Tâm (Trưởng cơ quan đại diện báo Tiền Phong tại TP.HCM) cho biết, hiện ban đại diện báo Tiền Phong tại TP.HCM có hai biên tập viên chính là trưởng và phó đơn vị. Mỗi khi có sự kiện nóng, PV thông báo sự kiện xảy ra đột ngột, bất ngờ hoặc những lúc PV phải điều tra, tác nghiệp nhập vai, biên tập viên đều tạo mọi điều kiện cho PV trong quá trình gửi thông tin. Có trường hợp PV chỉ kịp gửi những thông tin cơ bản về vụ

việc, sau đó biên tập viên phải viết lại cho đầy đủ (phụ lục phỏng vấn sâu

107

Có thể thấy, khâu biên tập, xử lý và xuất bản nhằm mục đích hoàn thiện, trau chuốt tác phẩm và đưa đến với công chúng. Tốc độ sản xuất tin bài của người PV muốn được nhanh chóng, hiệu quả cần có sự góp sức, hỗ trợ rất lớn của những người biên tập. Đối với phóng viên báo mạng điện tử, những người có tâm lý tác nghiệp mọi lúc mọi nơi, thông tin luôn luôn được thu thập và gửi về tòa soạn. Có những sự kiện như mưa bão, thiên tai..., PV phải luôn luôn theo sát để cập nhật diễn biến của sự việc. Chỉ có thể gửi về tòa soạn những hình ảnh, thông tin cơ bản qua TBDĐ, chính người biên tập sẽ là người thu thập và xử lý những nguyên liệu còn thô sơ đó. Vận dụng những kiến thức, kỹ năng của người biên tập để chế tác nó thành một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh.

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết đối với các phương pháp góp phần hỗ trợ PV nâng cao khả năng tác nghiệp bằng TBDĐ

Trong các sự kiện thời sự nóng hổi được công chúng quan tâm, tòa soạn báo cần yêu cầu PV tường thuật trực tiếp, vừa đảm bảo nhu cầu của công chúng, vừa tạo điều kiện cho PV thực hành lao động nghề nghiệp. Ngoài ra,

100 74 103 131 116 97 107 100 74 88 15 31 9 7 8 0 25 50 75 100 125 150 175 200 225

Mời chuyên gia tổ chức các khóa tập huấn cho PV trong cơ quan

Ưu tiên tuyển dụng PV đa kỹ năng trong tác nghiệp bằng smartphone

Tạo điều kiện cho PV nâng cấp thiết bị di động tác nghiệp

Yêu cầu thông tin nhanh nhất có thể trong các sự kiện thời sự nóng hổi (live stream, gửi ảnh,

clip trước…)

Đổi mới tư duy trong khâu biên tập, hỗ trợ PV tác nghiệp trong các điều kiện ngặt nghèo

108

tòa soạn cũng cần tạo điều kiện cho PV nâng cấp, cập nhật thiết bị, công nghệ hiện đại. Trong quá trình tuyển dụng, cần chú trọng đánh giá kỹ năng tác nghiệp báo chí đa phương tiện…

3.3.1.3. Tăng cường đào tạo tại tòa soạn và khuyến khích tự đào tạo

Từ đầu thế kỉ 21, vấn đề báo chí đa phương tiện và đào tạo nhà báo đa phương tiện là một chủ đề hấp dẫn, với nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Với quan điểm đào tạo truyền nghề đầy thực tế, nhiều cơ sở đào tạo hàng đầu về báo chí trên thế giới đã coi việc đào tạo tại toà soạn và khả năng tự đào tạo là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại. Chỉ cần một chiếc điện thoại và sự nhạy bén cần thiết, bất cứ ai cũng có thể trở thành người săn tin cung cấp thông tin cho báo chí. Mojo (mobile journalist) là một từ thông dụng để chỉ các PV di động, một mình tác nghiệp độc lập trong môi trường truyền thông số không biên giới.

Theo tìm hiểu của luận văn, nhiều ý kiến về đào tạo báo chí đa phương tiện hiện nay đang ngả theo tính chất truyền nghề, đáp ứng ngay yêu cầu công việc. Các lớp học ngắn ngày, chuyển tải kỹ năng cụ thể là lựa chọn hợp lý. Sự tiện ích của các phương tiện hiện đại và môi trường truyền thông số là mảnh đất màu mỡ cho các tài năng cá nhân thể hiện. Thực tế nghề nghiệp là nơi đào tạo lý tưởng nhất cho các nhà báo đa phương tiện, các PV săn tin đa kỹ năng và các tòa soạn vận hành theo hình tòa soạn hội tụ. Do đó, thật khó có thể kể tên một công trình nghiên cứu tiêu biểu về nhà báo đa phương tiện và đào tạo nhà báo đa phương tiện. Tuy nhiên, những tri thức kinh nghiệm, các bài giảng và thông tin trên các trang báo quốc tế cũng đã cho thấy khá rõ nét xu hướng báo chí đa phương tiện và mô hình đào tạo – tác nghiệp của các nhà báo đa phương tiện.

Số liệu thống kê cho thấy, có 93/212 (chiếm 43,9%) PV đã từng tham gia một khóa tập huấn, học tập về tác nghiệp báo chí bằng thiết bị di động.

109

Hơn ½ (56,1%) PV được hỏi cho biết vẫn chưa có cơ hội tham gia một khóa tập huấn nào. Trong khi đó, Hội Nhà báo Việt Nam thường xuyên phối hợp với Hội Nhà báo các tỉnh thành và các cơ quan nghiên cứu truyền thông tổ chức các khóa đào tạo làm báo bằng smartphone. Chính vì vậy, cần tổ chức cho PV có cơ hội cập nhật kiến thức, kỹ năng, công nghệ để tăng cường năng lực lao động nghề nghiệp. Qua khảo sát, số liệu thu được cho thấy, các PV được tập huấn chủ yếu do cơ quan đang công tác tổ chức (58,3%).

Trước xu thế phát triển báo chí hiện đại, báo chí đa phương tiện, một nhà báo cần phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in, mà còn có thể viết cho báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình. Từ thực tế cuộc khảo sát do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tiến hành để điều tra nhu cầu đào tạo của các nhà báo trong giai đoạn 2013-2018, đã có 215 người tham gia trả lời phiếu câu hỏi, trong đó có 134 PV, biên tập viên, 72 nhà quản lý báo chí và 9 đối tượng khác gồm phát thanh viên, kỹ thuật viên, giảng viên báo chí đang làm việc tại các cơ quan báo in, phát thanh-truyền hình và báo điện tử. Khi được hỏi kỹ năng báo chí nào là quan trọng và cần phải được học bồi dưỡng với nhà báo thì câu trả lời được nhiều nhà báo chọn nhất là kỹ năng làm báo đa phương tiện – multimedia (112 nhà báo).

Những con số trên một lần nữa khẳng định xu hướng mới của báo chí hiện nay là sự phát triển của mô hình tòa soạn báo chí hội tụ, tòa soạn đa phương tiện. Đây là hướng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và tại Việt Nam. Chính vì vậy, mà ngày càng nhiều cơ quan báo chí ở các nước đòi hỏi các nhà báo của mình phải trở thành các nhà báo đa năng, có nghĩa là các nhà báo cần phải nắm bắt được các kỹ năng của tất cả các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và biết cả chụp ảnh, các phương pháp làm báo trên nền thiết bị mới như máy tính bảng, ĐTTM…

110

3.3.2. Khuyến nghị đối với cơ quan đào tạo báo chí

Đối với cơ quan đào tạo báo chí, cần trang bị cho sinh viên tư duy tác nghiệp báo chí đa phương tiện. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên phải cập nhật xu hướng lao động nghề báo mới cùng với nền tảng kiến thức, kỹ năng, công nghệ hiện đại. Việc giảng viên tham gia tác nghiệp hoặc nghiên cứu các trường hợp PV tác nghiệp báo chí bằng smartphone cũng là cách thức để hệ thống hóa kiến thức và kỹ năng lao động nghề nghiệp, tạo cơ sở để giảng dạy. Thêm vào đó, nhà trường cần tạo mối quan hệ với tòa soạn báo, hội nghề nghiệp các tỉnh thành để tạo điều kiện cho giảng viên được tham gia các khóa tập huấn, học hỏi nâng cao tay nghề và nghiệp vụ.

Đào tạo nhà báo đa phương tiện (multimedia journalist) là một vấn đề lý thú và mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Việc khuôn các chương trình đạo tạo trong lớp học chính thống đã không còn thật phù hợp với đối tượng và loại hình nghề nghiệp năng động này, cho nên, nói đến đào tạo nhà báo đa phương tiện nhất thiết phải đề cập đến đào tạo cả ở trong nhà trường chính quy, cả đào tạo ngay tại các cơ quan báo chí, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày. Việc đào tạo một cách có hệ thống, bài bản và toàn diện như vậy mới có thể cho ra lò những người làm báo chất lượng, đa năng.

Trong điều kiện nhu cầu thực tiễn nóng bỏng đó, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện đang đặt ra cấp bách và cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Không thể có các cơ quan báo chí đa phương tiện phát triển đúng nghĩa nếu thiếu một đội ngũ nhà báo đa phương tiện thực thụ. Từ báo chí truyền thống sang báo chí đa phương tiện là một bước chuyển quan trọng mà đào tạo nhà báo đa phương tiện là khâu then chốt. Thực tế hiện nay, việc đào tạo nhà báo đa phương tiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, phân tích cho thấu đáo, trên cơ sở đó xác lập các chương trình đạo tạo xứng

111

tầm đòi hỏi của thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển của các cơ quan báo chí.

Việc đào tạo báo chí cần gắn với công việc ở trong các tòa soạn hiện nay. Một mặt, vẫn cần phải đào tạo các kỹ năng sản xuất ra các sản phẩm báo chí như tin tức, phóng sự, phóng sự điều tra, bình luận, ý kiến, phỏng vấn và các bài viết về phong cách cuộc sống, phim tài liệu phát thanh truyền hình, phóng sự chuyên đề… Mặt khác, sinh viên báo chí cần phải được đào tạo đa kỹ năng, đa loại hình. Sinh viên báo chí cần phải được trang bị các kỹ năng về công nghệ thông tin dành cho các nhà báo. Ví dụ cần có môn học về sử dụng các phương tiện truyền thông mới cho hoạt động báo chí, đặc biệt sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, tìm kiếm thông tin, cách xử lý tích hợp multimedia – đa phương tiện trên báo điện tử.

Quá trình đào tạo phải gắn giữa kỹ năng làm báo với khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật; vai trò của tác nghiệp thực tế, lăn lộn thực tế làm nghề được đề cao hàng đầu trong đào tạo… Hiện nay, các điều kiện kỹ thuật trong cơ sở đào tạo còn hạn chế, trong khi công nghệ, thiết bị đang thay đổi từng ngày. Người học không thể né tránh việc học sâu các thao tác kỹ thuật vì đó là đặc trưng của báo chí đa phương tiện.

Sự tích hợp các phương tiện, các loại hình báo chí đang làm nên sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của báo chí đa phương tiện. Do đó, các cơ sở đào tạo cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất tương xứng ở mức cao nhất, đồng thời tận dụng các nguồn lực xã hội hoá, khả năng liên kết với các cơ quan báo chí, truyền thông để bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhu cầu đào tạo một chuyên ngành mới mẻ và đầy tính cạnh tranh này.

3.3.3. Khuyến nghị đối với đội ngũ PV, nhà báo

Nhà báo thời truyền thông đa phương tiện phải có kỹ năng của nhiều loại hình báo chí, có thể tác nghiệp nhanh nhạy và sử dụng thành thạo các sản

112

phẩm công nghệ hỗ trợ như máy tính xách tay, điện thoại di động có định vị vệ tinh, máy ảnh, camera… Chính vì vậy, bản thân mỗi PV cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng, công nghê hiện đại. Việc nâng cấp thiết bị với nền tảng tối ưu không những mang lại chất lượng hình ảnh, thông tin cao mà còn hỗ trợ PV tốt hơn trong các thao tác nghề nghiệp. Ngoài ra, PV cần nâng cao tay nghề thông qua quá trình tác nghiệp, học hỏi đồng nghiệp.

Thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi, đại bộ phận PV cho rằng việc nâng cao khả năng tác nghiệp bằng TBDĐ là rất cần thiết. Trong đó, vấn đề cập nhật kiến thức, công nghệ, xu hướng phát triển nghề nghiệp được các PV coi trọng hơn cả (111/212).

Biểu đồ 3.2. Mức độ cần thiết đối với các khuyến nghị dành cho PV

Khảo sát cho thấy PV ở độ tuổi 23-30 có tư duy tác nghiệp đa kỹ năng cao hơn so với lứa tuổi trên 30. Năng lực tác nghiệp bằng smartphone ở PV độ tuổi 23-30 thể hiện sự thuần thục, nhạy bén và nhanh chóng. Chính vì vậy, trong các sự kiện có tính chất nóng hổi, những PV trẻ thường đạt được hiệu quả cao trong các tác phẩm báo chí của mình. Bên cạnh đó, PV cần tăng

105 96 102 92 111 101 112 100 113 95 6 4 10 7 6 0 25 50 75 100 125 150 175 200 225

Tham gia các khóa tập huấn Rèn luyện nâng cao tay nghề thông qua học hỏi

đồng nghiệp

Nâng cấp thiết bị di động hiện đại, công nghệ cao

Tăng cường sử dụng các thiết bị, công cụ hỗ trợ tác nghiệp

Cập nhật kiến thức, công nghệ hiện đại, các ứng dụng hỗ trợ tác nghiệp

113

cường tham gia các lớp tập huấn do toàn soạn, hội nghề nghiệp tổ chức để

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 115 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)