Thế mạnh và hạn chế trong hoạt động tác nghiệp sáng tạo tác phẩm báo chí

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 92 - 102)

báo chí bằng thiết bị di động

2.3.1. Thế mạnh

Nhìn một cách tổng quát có thể thấy, lao động nghề nghiệp của PV đã có những chuyển biến rõ nét. Quá trình tác nghiệp đa phương tiện, đa kỹ năng đang dần thay thế các thao tác nghề nghiệp đơn lẻ. Trong lao động thu thập và kiểm chứng thông tin, tư liệu, PV không chỉ đơn thuần ghi nhận thông tin về sự kiện, vấn đề qua quá trình sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí và thể hiện bằng ngôn ngữ (nói, viết) mà còn phải thực hiện video clip về sự kiện hoặc về các trường hợp phỏng vấn nhân vật. Yêu cầu này được đặt ra không chỉ ở báo hình mà ngay cả ở báo in và báo mạng điện tử.

Chính từ nhu cầu tiếp nhận thông tin nhiều cửa, đa phương tiện của công chúng, các tòa soạn báo buộc phải thay đổi cách cung cấp thông tin. Vì vậy, trong quá trình tác nghiệp, PV có xu hướng sử dụng TBDĐ tích hợp các ứng dụng đa phương tiện để thay thế cho nhiều thiết bị cồng kềnh, mất nhiều thời gian để thao tác và kết nối (máy ảnh, laptop, usb 3G…).

Điểm mạnh của TBDĐ là vấn đề tích hợp mạng xã hội vào thiết bị. Trên mỗi chiếc điện thoại di động đều cài sẵn ứng dụng facebook, tweeter, zalo, viber… hoặc giao diện được hỗ trợ tốt nhất có thể có truyền thông xã hội. Quá trình khai thác và chia sẻ, upload thông tin, hình ảnh… từ thiết bị lên mạng xã hội cũng được thiết bị tối ưu hóa với thời gian ngắn. Bên cạnh đó, PV cũng dễ dàng theo dõi, cập nhật thông tin phản hồi từ công chúng, từ đó

83

có thể sẽ hình thành những nguồn đề tài mới cho người làm báo. Việc upload thông tin, hình ảnh và chia sẻ từ TBDĐ qua facebook được thiết bị hỗ trợ tối đa mang lại thao tác tiện lợi, nhanh chóng. Qua khảo sát cho thấy, 194/212 PV (chiếm 91,5%) cho rằng, yếu tố tiện lợi, dễ dàng mang theo và có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi là thế mạnh nổi trội nhất của việc tác nghiệp bằng TBDĐ.

Biểu đồ 2.7. Đánh giá thế mạnh của hoạt động tác nghiệp bằng TBDĐ

Cuộc cách mạng về giá và tính năng của smartphone đã làm thay đổi như cầu tiếp nhận thông tin của công chúng và thay đổi cả cách thức, phương thức tác nghiệp của người làm báo. Smartphone có những điểm ưu việt giúp nhà báo có thể tác nghiệp báo chí thuận tiện hơn.

Thứ nhất, tác nghiệp báo chí bằng smartphone có ưu điểm nổi bật nhất

đó là mang lại cho công chúng thông tin nhanh nhất mà hiện nay không có

một phương cách nào có thể vượt qua được. PV Nguyễn Phúc (Báo Thanh Niên thường trú tại Quảng Trị) chia sẻ câu chuyện về chuyến đi Trường Sa của mình. Mặc dù trên các đảo đều có sóng di động, nhưng khả năng kết nối dữ liệu chỉ đạt mức 2G. Việc gửi ảnh và file word gặp rất nhiều khó khăn. Đối với clip thì chỉ có thể gửi được nếu PV trang bị một hệ thống truyền tín hiệu hiện đại và cực kỳ đắt tiền. Trên chuyến tàu HQ-571 mà PV đi lúc ấy, có khoảng 20 nhà báo nhưng tất cả ngoài máy ảnh, máy quay thì cũng chỉ có

169 194 123

147

Tác nghiệp nhanh chóng Tiện lợi, dễ dàng mang theo, dễ dàng sử

dụng mọi lúc mọi nơi

Kín đáo khi cần tác nghiệp bí mật Hệ thống ứng dụng đa phương tiện (quay phim, dựng phim, biên tập ảnh, …

84

máy tính xách tay và USB 3G (với những thiết bị này thì rất khó để có 1 cái ảnh gửi về tòa soạn).

Chính vì thế, phần lớn PV chỉ có thể tác nghiệp theo kiểu “tích trữ lương khô”, tức là cứ quay, chụp, ghi chép tư liệu đầy đủ và chờ ngày về đất liền mới có thể xử lý. Tuy nhiên với chiếc điện thoại Sony Z2, ngay giữa Trường Sa, PV đã truyền về hai bản tin với hàng chục tấm ảnh sống động cho tòa soạn. Đó là hai sự kiện trong hành trình mang tính thời sự, có sức lay động mạnh mẽ đến bạn đọc: “Xúc động lễ tưởng niệm liệt sĩ bảo vệ Trường Sa giữa biển Đông” và “Ở đảo Trường Sa Đông trong ngày thống nhất đất nước 30.4”.

Theo chia sẻ của PV, cách “tác nghiệp” này đòi hỏi sự trợ giúp của 1 biên tập viên “nhiệt tình” ở tòa soạn. Thông qua sử dụng chức năng trò chuyện của Facebook, PV đã gửi ảnh và text qua ứng dụng Messenger trên thiết bị di động. Bằng cách làm này, PV phải chấp nhận việc ảnh không thể mượt mà như chụp bằng máy ảnh, phần tin cũng khó được trau chuốt như được gõ trên word ở máy tính. Nhưng đổi lại, chúng đảm bảo tính thời sự. Ví như bản tin về lễ tưởng niệm, sẽ tuyệt hơn nhiều nếu bản tin lên báo điện tử chỉ 1 tiếng sau khi buổi lễ diễn ra thay vì 1 tuần sau mới ... “lên sóng”. Chính vì thế mà dù chỉ là vài câu đơn sơ và vài tấm ảnh nhưng bản tin ngắn ngủi này đã có gần 5.000 lượt chia sẻ. Còn với bản tin thứ 2, rõ ràng nếu đăng sang ngày 1/5 thì nó đã không còn ý nghĩa gì nữa, huống hồ là chờ đến lúc vào đất liền (phụ lục 2).

Thứ hai, tác nghiệp báo chí bằng TBDĐ mang lại sự tiện lợi, dễ dàng cho người làm báo. Dù chưa thể thay thế hoàn toàn những công cụ tác nghiệp chuyên nghiệp của PV như máy ảnh hay máy quay phim, song smartphone đang ngày càng hỗ trợ PV tốt hơn trong việc sản xuất thông tin, với khả năng làm việc da dạng từ tin văn bản, hình ảnh đến video, và đặc biệt là khả năng kết nối và truyền

85

tải dữ liệu mọi lúc, mọi nơi. Có thể xem smartphone là thiết bị “all in one” (tất cả trong một) không thể thiếu của một PV, ở bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu.

Điều kiện tác nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí của PV. Có những nơi rừng núi hiểm trở, PV không thể sử dụng laptop để viết bài mà phải thực hiện trên smartphone. Hoặc những lúc tác nghiệp bí mật, đối diện với những đối tượng vi phạm pháp luật, sẵn sàng tấn công khi bị phát hiện, PV phải khéo léo sử dụng smartphone để thu thập thông tin. Trong những điều kiện tác nghiệp khó khăn đó, chiếc ĐTTM có thể thay thế chức năng của máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm… Thậm chí đối với những vùng không có mạng không dây, PV có thể trực tiếp truyền tin bài về tòa soạn thông qua kết nối dữ liệu 3G, 4G…

PV Ngô Phước Tuấn (Báo VNE tại khu vực miền Đông Nam Bộ) cho rằng, việc sử dụng smartphone để làm công tác báo chí được PV chú trọng ở ngoài hiện trường, công trường, rừng núi, biển đảo. Nơi mà tính ưu việt và thuận lợi của thiết bị di động mang lại có thể đáp ứng công việc của người làm báo cần đến. Các bức ảnh được chụp nhanh, cơ động. Những clip ghi lại dễ dàng, thuận lợi (phụ lục phỏng vấn sâu 1.6).

PV Nguyễn Dũng (Báo Tiền Phong tại TPHCM) cho rằng, sử dụng điện thoại có lợi thế nhỏ gọn, linh hoạt ít cồng kềnh nên thuận tiện khi tác nghiệp báo chí, nhất là trong những hoàn cảnh như đưa tin mưa bão, hoả hoạn, tai nạn giao thông (phụ lục phỏng vấn sâu 1.3).

Thứ ba, trong thời đại công nghệ phát triển rực rỡ, PV tác nghiệp bằng

TBDĐ sẽ tận dụng được những thành tựu công nghệ mà xã hội đạt được.

Hiện nay, các kho ứng dụng đa phương tiện miễn phí trên các nền tảng hệ điều hành là rất phổ biến. Từ các ứng dụng chụp ảnh, quay phim cho đến biên tập, chỉnh sửa, dựng phim… đều được phân phối miễn phí. Ngoài ra, những ứng dụng hỗ trợ ghi âm cuộc gọi, tường thuật trực tiếp… cũng được đông đảo

86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PV sử dụng. Cuộc cách mạng về giá thiết bị ngày càng kéo giảm giá thành của một chiếc smartphone. Chỉ với số tiền trên 2 triệu đồng, PV đã có thể tự trang bị một thiết bị với cấu hình và tính năng tương đối, đủ điều kiện để tác nghiệp báo chí, mang lại hình ảnh có chất lượng tạm ổn.

Hàng năm, những thiết bị mới ra mắt đều sở hữu những tính năng độc đáo với cấu hình mạnh mẽ có thể xử lý đa tác vụ một cách mượt mà. Thời lượng pin cũng được các công ty chú trọng nâng cấp. PV có thể tác nghiệp một thời gian dài mà vẫn bảo đảm được dung lượng pin. Đặc biệt hệ thống quang học ống kính máy ánh ngày càng được nâng cấp. Các thiết bị sở hữu vi xử lý hiện đại, nhỏ gọn và có thể thay thế phần nào những chiếc máy ảnh cồng kềnh.

Số liệu thống kê cho thấy, 132/212 (62.6%) PV được hỏi cho biết, chất lượng hình ảnh, video được thực hiện bằng thiết bị di động là khá tốt. Sản phẩm được đăng tải có độ sắc nét, chiều sâu, không bị nhiễu (noise). 75/212 (35.5%) PV đánh giá chất lượng hình ảnh, clip được thực hiện bằng TBDĐ có thể chấp nhận được. PV Nguyễn Đông (Báo VNE tại Đà Nẵng) cho biết, các clip, hình ảnh được anh sử dụng TBDĐ thực hiện có chất lượng khá tốt. Có

thể kể đến như clip Cống xả thải gây ô nhiễm bãi tắm ở Đà Nẵng (đăng ngày

01/08/2017), phóng sự ảnh 100 tấn cá bè chết trắng sông (đăng ngày

19/07/2017), Kiếm 200.000 đồng mỗi giờ bắt hàu biển (đăng ngày

20/04/2017), Bẫy cá lác trong đầm lầy bằng vỏ chai nhựa (đăng ngày

21/04/2017)… PV Ngô Phước Tuấn (báo VNE tại miền Đông Nam Bộ) khi phản ánh về tình trạng đua xe tại quốc lộ 51 (Đồng Nai) đã quay clip trong đêm tối. Tuy nhiên hình ảnh, âm thanh khi được thể hiện trên mặt báo vẫn đảm bảo chất lượng. Qua khảo sát, 184/212 (86.8%) PV hài lòng với chất lượng camera của TBDĐ hiện nay.

87

Bên cạnh đó, các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ tác nghiệp cũng được tích hợp và tạo thuận lợi cho PV khi tác nghiệp. Chân đế cố định điện thoại, gậy selfie, flycam, hệ thống ống kính rời, pin sạc dự phòng… là những thiết bị giúp PV có thể nâng cao chất lượng tác nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm báo chí.

2.3.2. Hạn chế và một số nguyên nhân

Đánh giá chất lượng tác phẩm ảnh báo chí trên sản phẩm truyền thông, có thể nhận thấy tác phẩm ảnh được thực hiện bằng TBDĐ có chất lượng tương đối khá. Hệ thống quang học của thiết bị đảm bảo cho ra những bức ảnh có độ nét tốt, cân bằng sáng thích hợp và đảm bảo những yêu cầu nhất định về chất lượng của một tác phẩm ảnh báo chí. Tuy nhiên, nhiều PV chưa thuần thục các kỹ năng sử dụng TBDĐ trong sáng tạo ảnh báo chí. Các thao tác nhiếp ảnh cơ bản chưa được thực hiện một cách có hiệu quả trên thiết bị. Điều này dẫn đến một số hình ảnh thiếu sáng, lấy nét sai, nhòe… làm giảm chất lượng hình ảnh trên sản phẩm báo chí.

Biểu đồ 2.8. Đánh giá một số hạn chế của hoạt động tác nghiệp bằng TBDĐ

Bên cạnh đó, tâm lý của một bộ phận PV khi thao tác bằng TBDĐ còn mang tính đối phó với những sự kiện, tình huống xảy ra quá gấp rút, cấp kỳ hoặc trong những sự kiện mà tòa soạn yêu cầu phải tường thuật trực tiếp. Tư duy tác nghiệp đa kỹ năng trên một thiết bị chưa được PV chú trọng dẫn đến thời gian thực hành nghề nghiệp còn thấp, hiệu quả tác nghiệp không cao.

124 119 106

160

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Thời lượng pin yếu khi sử dụng liên tục

Có thể bị gián đoạn (khi có cuộc gọi, tin nhắn)

Chất lượng camera chưa cao Quá trình soạn thảo văn bản còn nhiều

88

Bên cạnh những điểm mạnh, việc tác nghiệp bằng TBDĐ vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, mặc dù các TBDĐ ngày một phát triển, nâng cấp với nhiều tính năng hỗ trợ đa phương tiện, tuy nhiên, smartphone vẫn chưa thể thay thế các thiết bị chuyên dụng. Thao tác chụp ảnh, quay phim bằng camera của smartphone vẫn chưa thể đem lại những bức ảnh, thước phim chất lượng tốt như máy ảnh chuyên nghiệp. Trong một số điều kiện tác nghiệp cần hệ thống ống kính chuyên dụng như phơi đêm, chụp thiếu sáng, lia máy, chụp tele… thì thiết bị di động khó thực hiện được. Mặc dù có những tiện lợi và nhanh chóng, nhưng rõ ràng việc soạn thảo văn bản trên thiết bị di động là không dễ dàng. Người dùng không quen dẫn đến ấn nhầm nhím. Việc thao tác luôn bị trở ngại dẫn đến tư duy ngôn ngữ không được liền mạch. Chính vì vậy, đối với những tác phẩm báo chí chính luận, chính luận nghệ thuật, PV hầu như không thể sử dụng thiết bị di động để soạn thảo tác phẩm vì khó thể hiện được cảm xúc khi đối diện với màn hình điện thoại.

Thứ hai, việc lạm dụng smartphone khi tác nghiệp báo chí có thể trau rèn tư duy làm báo “đa kỹ năng”, nhưng cũng có thể khiến PV bị “di động hóa”. Thực trạng hiện nay, nhiều PV có tư tưởng giao phó hết cho smartphone thay vì sử dụng nhiều phương tiện tác nghiệp chuyên dụng. Có một số PV đi tác nghiệp vùng sâu vùng xa chỉ mang đúng một chiếc ĐTTM. Điều này có thể khiến PV lâm vào hoàn cảnh bị động trong một số tình huống tác nghiệp đòi hỏi thiết bị chuyên dụng. Mặt khác, việc lạm dụng smartphone dần dần khiến PV có tâm lý tác nghiệp thông tấn hóa mọi vấn đề, sự kiện. Vì vậy, khi đối diện với những đề tài phóng sự, ký sự, PV lại có tư tưởng xử lý thông tin kiểu thông tấn, khiến cho tác phẩm bị giảm giá trị hoặc đi chệch trọng tâm của vấn đề.

89

Công nghệ có thể giúp cá nhân thích ứng và mở rộng các kỹ năng trong những điều kiện nhất định, song cũng vì thế, nó rất có nguy cơ làm thui chột các năng lực tự nhiên ở con người. Đáng lẽ một PV có thể trở thành một cây bút viết phóng sự sắc sảo và chỉ cần như thế là đủ thì người đó lại trở thành một PV đa phương tiện. Thay vì tập trung mọi năng lực để sáng tạo những tác phẩm có tầm cỡ thì PV lại chỉ có thể viết được những phóng sự kha khá bởi còn phải phân phối khả năng cho việc xử lý những công việc khác như chụp ảnh, quay phim, ứng dụng phần mềm công nghệ để xử lý sản phẩm.

Thứ ba, việc cập nhật kiến thức, công nghệ hiện đại gây cho PV nhiều khó khăn, đặc biệt trong điều kiện ở Việt Nam chưa có tài liệu, giáo trình nào nói về vấn đề này. Đối với người làm báo lớn tuổi, hạn chế về trình độ ngoại ngữ cũng như chậm chạp trong việc học hỏi và làm chủ công nghệ cũng là một trong những rào cản khiến cho việc tác nghiệp bằng smartphone gặp nhiều khó khăn. Nhà báo Lý Thành Tâm (trưởng đại diện báo Tiền Phong tại TP.HCM) cho biết, nhiều PV cao tuổi gặp khó khăn trong việc tác nghiệp nhanh chóng. Họ mất nhiều thời gian trong quá trình sản xuất tin, bài so với các PV trẻ. Tuy nhiên điểm mạnh của họ là thông tin thường chắc chắn, đảm bảo tính chính xác (phụ lục phỏng vấn sâu 1.1).

Tiểu kết chƣơng 2:

Qua khảo sát, thống kê và phân tích ý kiến của 212 phóng viên các báo mạng điện tử, có thể thấy xu hướng sử dụng thiết bị di động trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí là khá phổ biến. PV không chỉ thường xuyên thực hiện các thao tác chụp ảnh, quay clip, những phương pháp thu thập thông tin chính mà còn tiến hành các thao tác nghiệp vụ khác bằng TBDĐ như ghi âm, push mail, tương tác trực tuyến với công chúng và tòa soạn, phát tán tác phẩm thông qua ứng dụng trên TBDĐ…

90

Đa số PV sử dụng TBDĐ chạy hệ điều hành Android, hệ điều hành với mã nguồn mở cho phép khả năng tùy biến cao. Đặc biệt, sự phong phú, đa dạng về thương hiệu cũng như giá thiết bị cũng là lý do PV lựa chọn TBDĐ mang hệ điều hành này. Quá trình lao động nghề báo bằng TBDĐ được thực hiện bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 92 - 102)