Hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí bằng thiết bị di động

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 60 - 92)

2.2.1. Tiêu chí và mục đích lựa chọn mẫu nghiên cứu

2.2.1.1. Tiêu chí

Để đánh giá thực trạng hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng TBDĐ, luận văn đã thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi anket với 212 PV (Số phiếu phát ra/thu vào: 250/212). Bên cạnh đối tượng nghiên cứu chính là PV các báo VNE, VNP và TPO, luận văn tiến hành thu thập mẫu từ một số báo khác gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Vietnamnet, PV điện tử của báo Đảng địa phương (báo Nghệ An, báo Quảng Bình, báo Quảng Trị, báo Thừa Thiên Huế, báo Đà Nẵng, báo Quảng Nam, báo Quảng Ngãi…) và một số PV các báo mạng điện tử khác.

Bảng 2.1. Số lượng PV được khảo sát

STT Cơ quan báo chí Số lƣợng phỏng vấn Tỷ lệ (%)

1 TPO 50 23,6 2 VNE 36 17,2 3 VNP 32 15,3 4 Thanh Niên 12 5,6 5 Tuổi Trẻ 15 7,1 6 Vietnamnet 16 7,5

7 Báo điện tử địa phương 25 11,7

8 Khác 26 12

51

Đối tượng PV trong phạm vi nghiên cứu phần lớn là PV có tuổi đời trẻ (trên dưới 30 tuổi). Đây là đối tượng PV có số năm công tác gắn với lĩnh vực báo chí trong khoảng từ dưới 5 năm và từ 5-10 năm. Với đặc thù là PV trẻ, năng động, xông xáo, có khả năng thích ứng và học hỏi nhanh nhạy, đội ngũ PV này hiện đang là những đầu tàu sản xuất tin bài cho các báo điện tử.

Theo nhà báo Lý Thành Tâm, Trưởng Cơ quan đại diện báo Tiền Phong tại thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục phỏng vấn sâu 1.1), PV có tuổi đời khoảng 25-30 với số năm công tác từ 5-10 năm là mũi nhọn của các tòa soạn. Lực lượng này có đặc điểm xông xáo, nhiệt huyết với nghề, đam mê xê dịch và có thể nhận lệnh tham gia tác nghiệp vào bất cứ lúc nào và đi bất cứ nơi đâu, miễn sao mang lại sản phẩm báo chí có chất lượng, hấp dẫn công chúng. Đặc biệt, những PV trong độ tuổi này có khả năng cập nhật công nghệ, chịu khó học hỏi những tri thức công nghệ tiên tiến trên thế giới. Không những thế, họ còn chịu khó rèn luyện tay nghề thông qua việc quan sát, hỏi han những đàn anh, “tiền bối” đi trước. Tốc độ sản xuất và cập nhật tin, bài của nhóm đối tượng này rất nhanh chóng và hiệu quả chính nhờ vào kỹ năng tương tác với các kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Vì vậy, đối với các báo online, những PV này chính là lực lượng “tinh nhuệ”, nòng cốt.

Bảng 2.2. Phân loại đối tượng phỏng vấn xét trên thời gian công tác

STT Số năm công tác gắn với lĩnh vực báo chí Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Dưới 5 năm 75 35,4 2 Từ 5-10 năm 102 48,1 3 Từ 11-15 năm 16 7,5 4 Từ 16-20 năm 16 7,5 5 Trên 20 năm 3 1,5 Tổng cộng 212 100

52

Thứ nhất, là người làm báo chuyên nghiệp, năng động, linh hoạt trong thực hiện sáng tạo tác phẩm báo chí. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, họ cùng lúc có thể vừa nắm được thông tin, vừa có được hình ảnh tĩnh, vừa có hình ảnh động và có âm thanh để đáp ứng yêu cầu sáng tạo tin, bài cho nhiều loại hình báo chí.

Thứ hai, là người có khả nằng truyền dẫn tin bài về tòa soạn với tốc độ nhanh, bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin.

Thứ ba, là người có khả năng làm chủ các kỹ thuật đa phương tiện, biết sử dụng tốt mạng xã hội và các phần mềm công nghệ để sáng tạo tác phẩm cho đa loại hình báo chí.

2.2.1.2. Mục đích

Mục đích của luận văn nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của PV trong sáng tạo tác phẩm báo chí bằng TBDĐ. Luận văn lựa chọn nghiên cứu trường hợp PV của các báo VNE, VNP và TPO. Bên cạnh đó, luận văn còn tiến hành phỏng vấn sâu PV các báo thuộc đối tượng nghiên cứu để phân tích, xác định các kỹ năng cần thiết trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí bằng TBDĐ. Ngoài ra, để tiến hành đối chứng, so sánh nhằm đánh giá được một cách chung nhất hoạt động tác nghiệp báo chí bằng TBDĐ của PV ở Việt Nam hiện nay, luận văn đã lựa chọn thêm các mẫu khảo sát ở các báo như Tuổi trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet… cũng như một số PV ở các báo điện tử của báo Đảng địa phương.

Việc lựa chọn các mẫu nghiên cứu bên cạnh đối tượng nghiên cứu chính nhằm mục đích chỉ ra được thực trạng một cách phổ quát, toàn diện nhất. Bên cạnh đó, luận văn vẫn đảm bảo được yêu cầu so sánh, đối chiếu giữa PV các báo thuộc đối tượng nghiên cứu. Theo PV Nguyễn Văn Đông, thường trú báo VNE tại Đà Nẵng (phụ lục phỏng vấn sâu 1.2), về hoạt động tác nghiệp báo chí bằng TBDĐ, PV các báo chủ yếu học hỏi lẫn nhau trong

53

quá trình làm nghề. Bên cạnh đó là tìm tòi, mày mò trên Internet thông qua các diễn đàn học thuật về báo chí trong nước và nước ngoài. Các đợt tập huấn, hội thảo về kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện cũng là cơ hội để PV định hình và nâng cao năng lực bản thân.

Với công việc là PV báo điện tử, bất cứ PV nào cũng ý thức được việc trau dồi và cập nhật những kỹ năng tác nghiệp hiện đại, tận dụng sức mạnh công nghệ để hỗ trợ quá trình lao động nghề nghiệp. Vì vậy, luận văn xác định mục đích lựa chọn mẫu như trên để tăng tính phong phú và bảo đảm tính phổ quát của vấn đề. Từ đó nhận diện và đánh giá được kỹ năng lao động nghề nghiệp đặc thù của PV báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.

2.2.2. Sử dụng TBDĐ trong giai đoạn phát hiện tìm kiếm đề tài

Trong lĩnh vực báo chí, đề tài là phạm vi đời sống hiện thực được phản

ánh vào các tác phẩm báo chí. Đề tài trong tác phẩm báo chí không phải là

vấn đề mới song chưa bao giờ là cũ đối với những người làm báo. Nó không chỉ là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một tác phẩm báo chí chất lượng, phản ánh đa chiều thực tiễn đời sống mà còn được coi là “hơi thở” của mỗi nhà báo.

Đối với hoạt động tìm kiếm, phát hiện đề tài bằng TBDĐ, PV thường tận dụng các nguồn từ Internet, báo chí, mạng xã hội và phản hồi của công chúng, dư luận. Qua khảo sát cho thấy, 141/212 (66,5%) PV thường sử dụng TBDĐ để phục vụ cho công việc phát hiện, tìm kiếm đề tài. Các PV được hỏi cho biết, với đặc thù nghề nghiệp của mình, PV phải liên tục cập nhật tin tức, sự kiện, vấn đề từ khắp mọi nguồn. Chính vì vậy, họ thường xuyên sử dụng TBDĐ để theo dõi thông tin mọi lúc, mọi nơi.

Từ kết quả khảo sát có thể nhận thấy rằng, lao động phát hiện tìm kiếm đề tài được đa số PV lựa chọn như là một trong những hoạt động nổi trội nhất trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí bằng TBDĐ. Hoạt động này chỉ xếp

54

sau hoạt động thu thập, kiểm chứng thông tin, tư liệu (187/212), chiếm 88,2%, vốn là hoạt động mang tính cốt lõi trong lao động nghề báo.

Hoạt động nghề nghiệp này được PV các báo trong diện nghiên cứu đánh giá về tần suất thực hiện gần như không chênh lệch nhiều. Phần lớn PV được khảo sát cho biết TBDĐ mang đến những tiện lợi, hữu ích trong quá trình tìm kiếm, phát hiện đề tài từ Internet hoặc mạng xã hội. Ngoài ra, TBDĐ với khả năng kết nối cao cũng giúp PV đắc lực trong việc liên kết với các nguồn tin, tiếp nhận đơn thư của bạn đọc… PV thường sử dụng TBDĐ để kết nối, tìm kiếm, phát hiện các nguồn tin, nhân vật thông qua các ứng dụng mạng xã hội trên TBDĐ như Messenger, Zalo, Viber, Instagram… bên cạnh ứng dụng tin nhắn truyền thống.

Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng TBDĐ trong từng công đoạn nghề nghiệp

Nếu như trước kia, PV sử dụng máy tính bàn hoặc máy tính xách tay (laptop) để truy cập Internet tìm kiếm thông tin, đọc báo thì giờ đây, với một chiếc TBDĐ có kết nối 3G hoặc wifi, PV có thể thực hiện thao tác một cách đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều. Việc sử dụng laptop khá bất tiện và cồng kềnh. Không phải môi trường nào cũng có thể sử dụng laptop để tìm kiếm thông tin, dữ kiện. Trong khi đó, TBDĐ với khả năng kết nối mạnh mẽ giúp PV tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình tìm kiếm, phát hiện đề tài. Số liệu

141 168 119 65 135 117

Phát hiện, tìm kiếm đề tài Thu thập, kiểm chứng thông tin, tư liệu Xử lý thông tin, tư liệu Thể hiện tác phẩm Phát tán, chia sẻ tác phẩm (thông qua ứng dụng

mạng xã hội trên TBDĐ)

Tương tác trực tuyến với công chúng và tòa soạn

55

thống kê cho thấy, có đến 170/212 PV (chiếm 80,2%) được hỏi cho biết, họ thường xuyên sử dụng TBDĐ để truy cập Internet tìm kiếm thông tin, đề tài.

PV Nguyễn Cảnh Huệ, thuộc ban đại diện báo Tiền Phong khu vực Bắc miền Trung đóng tại Nghệ An cho biết, anh thường xuyên truy cập mạng xã hội Facebook để nắm bắt tình hình, theo dõi các sự kiện xảy ra trên địa bàn. Để có được đề tài mới, hấp dẫn, anh thực hiện liên kết với các page có lượng thành viên đông đảo. Thông qua đó, khi có sự kiện, thông tin nào mới được các thành viên chia sẻ, anh đều có thể nhanh chóng nắm bắt và cập nhật. Để làm được điều đó, anh thường xuyên sử dụng TBDĐ để vào Facebook.

Để thực hiện bài báo “Bị tố đánh nữ bác sỹ, Chủ tịch phường lên tiếng” đăng trên TPO ngày 21/08/2017, PV Cảnh Huệ cho biết, anh nắm bắt được thông tin về vụ việc qua một video clip được chia sẻ trên mạng xã hội. Nhờ vào việc liên tục cập nhật thông tin trên mạng xã hội bằng TBDĐ, anh gần như ngay lập tức tiến hành thu thập thông tin sau khi clip được phát tán.

Để kiểm chứng thông tin, PV đã nhiều lần liên hệ với vị chủ tịch phường để ghi nhận thông tin đa chiều. Trong lúc chờ đợi phản hồi, PV cùng các đồng nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng TBDĐ để theo dõi những thông tin một chiều chưa được kiểm chứng đang được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội và phát tán trên nhiều tờ báo điện tử. Đó chính là những chất liệu tích lũy cho đề tài của PV.

Từ những dữ liệu đó, PV có thể xác định cho mình đề tài vừa nhanh chóng, thời sự, vừa đảm bảo yếu tố khách quan, đa chiều. Quá trình tìm kiếm, phát hiện đề tài này được thực hiện ngay tại hành lang của UBND phường. Rõ ràng, trong điều kiện tác nghiệp như vậy, nếu không sử dụng TBDĐ, PV sẽ vô cùng khó khăn trong việc nắm bắt những diễn biến về vụ việc đang đầy rẫy trên mạng xã hội.

56

Thông qua việc liên tục cập nhật, theo dõi tin tức trên mạng xã hội bằng TBDĐ, PV Nguyễn Cảnh Huệ đã thực hiện tác phẩm “Bị tố đánh nữ bác sỹ, Chủ tịch phường lên tiếng”. Bài báo này đã phủ nhận những thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng của nhiều PV các báo khác. PV đã kiên nhẫn chờ đợi để xác minh thông tin. Trong lúc đó vẫn liên tục theo dõi thông tin trên mạng bằng thiết bị di động. Trước áp lực thông tin từ mạng xã hội, PV vẫn bình tĩnh giữ “cái đầu lạnh” để kiên nhẫn kiểm chứng thông tin. Kết quả, bài báo đã chỉ ra sự thật người đánh bác sỹ trong đoạn clip được lan truyền trên mạng không phải là ông chủ tịch phường.

Hình 2.4. PV Nguyễn Cảnh Huệ cùng đồng nghiệp tác nghiệp tại hành lang UBND phường Trung Đô, TP. Vinh, Nghệ An

“Nguồn: PV Nguyễn Cảnh Huệ cung cấp”

Đặc điểm nổi bật của TBDĐ chính là tính tiện lợi và khả năng sử dụng không bị hạn chế về không gian và thời gian. Trong thời đại bùng nổ mạng xã hội, hàng triệu thành viên trên mạng xã hội trở thành nhà báo công dân. Chỉ với một TBDĐ có khả năng chụp ảnh, quay phim và truyền tải dữ liệu, kết nối thông qua mạng di động (3G/4G) hoặc mạng không dây (wifi), hàng triệu nhà báo công dân đều có thể đăng tải thông tin lên mạng xã hội. Vì vậy, thông tin có thể được cập nhật, đăng tải từ bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào. Chính vì

57

vậy, sự hiện diện liên tục của PV trên mạng xã hội bảo đảm cho người làm báo không bỏ lỡ bất cứ một thông tin nào đang diễn ra trên địa bàn mình phụ trách.

Với TBDĐ, PV có thể cài đặt các chức năng đưa lên đầu trang, tự động thông báo khi có tin mới trên một diễn đàn, page mà phóng viên theo dõi (Push Notification). Vì vậy, khi thông tin sự việc xảy ra và được thành viên cập nhật, TBDĐ sẽ báo cho PV biết để nắm bắt ngay lập tức và lên kế hoạch triển khai, thực hiện đề tài.

Những thông tin ban đầu về sự việc xuất hiện trên mạng xã hội nếu đảm bảo được các yếu tố mới lạ, hấp dẫn, thu hút công chúng ngay lập tức sẽ được phát tán mạnh mẽ. Vì vậy, số lượng thành viên mạng xã hội tham gia tương tác, thể hiện ý kiến, quan điểm, bình luận về sự việc có thể đại diện cho một bộ phận của dư luận xã hội. Việc theo dõi sự kiện được đăng tải phải được kết hợp với việc nắm bắt dư luận xã hội đang tỏ thái độ về sự kiện đó. Những phản ứng của dư luận xã hội cũng có thể là đề tài để phóng viên tiếp tục theo đuổi về vấn đề mình đang đặt ra.

Tại kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017, PV Nguyễn Dũng (Cơ quan đại diện báo Tiền Phong tại phía Nam) cùng các đồng nghiệp liên tục cập nhật, theo dõi thông tin qua mạng xã hội bằng TBDĐ. PV Nguyễn Dũng cho biết, trong một lần ngồi chờ chực trước điểm thi, anh vào mạng xã hội bằng TBDĐ và phát hiện một đề tài đặc biệt hấp dẫn vào thời điểm đó.

Thông tin do một thí sinh vừa thi xong môn Toán đã bức xúc đăng tải trên Facebook cá nhân về việc giám thị coi thi đã thu đề của cả phòng. Việc cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi có thể xem là một trong những đề tài “hot” vào thời điểm này. Sau đó, sự việc được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Sự quan tâm của dư luận xã hội về câu chuyện trên càng thôi thúc PV phải nhanh chóng phân tích, xác định đề tài. PV ngay lập tức liên hệ với điểm thi, Sở

58

Giáo dục và Đào tạo địa phương, nắm bắt thông tin và triển khai thực hiện ngay đề tài.

PV Nguyễn Dũng cho biết, khi tác nghiệp tại kỳ thi THPT Quốc gia, các PV phải căng tất cả các giác quan để phát hiện, tìm kiếm đề tài. Trong điều kiện tác nghiệp khó khăn, PV phải theo dõi thông tin trên diện rộng về mặt địa lý, vừa không được bỏ sót bất cứ diễn biến nào nảy sinh đột xuất trong kỳ thi. Để nắm bắt được mọi thông tin đang diễn ra tại tất cả điểm thi thuộc địa bàn mình phụ trách, PV sử dụng TBDĐ theo dõi “nhất cử nhất động” diễn biến có liên quan trên mạng xã hội.

Hình 2.5. PV Nguyễn Dũng (trái) tác nghiệp bằng TBDĐ ngay tại trước cổng điểm thi kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017

“Nguồn: PV Nguyễn Dũng cung cấp”

Tiếp cận thông tin từ mạng xã hội là cách thức nắm bắt, phát hiện và tìm kiếm đề tài hữu hiệu nhất vào thời điểm đó. Từ những bức xúc của thí sinh, phụ huynh, sai sót của các điểm thi, cho đến những trường hợp thí sinh đặc biệt, những câu chuyện nhân văn hoặc xót xa, phẫn nộ liên quan đến kỳ thi…, tất cả đều được đăng tải và phát tán trên facebook. Thường xuyên kiểm tra thông tin trên mạng xã hội bằng TBDĐ, PV đã phát hiện nhiều đề tài mới,

Một phần của tài liệu Sáng tạo tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử bằng thiết bị di động (nghiên cứu trường hợp vnexpress, vietnamplus và tiền phong online) (Trang 60 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)