*Hiện trạng
Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động,về quy cách vận hành hệ thống máy móc
Bất cẩn về điện cũng như những sự cố về điện
Tai nạn trong quá trình bốc dỡ, lưu trữ hàng hóa và giao thông trong khu vực
*Giải pháp
Cơ sở có chương trình kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ cho công nhân Đào tạo kiến thức,kĩ năng về công tác an toàn lao động cho công nhân,đặc biệt là những công nhân liên quan đến việc vận hành máy móc.
*Nguồn và nguyên nhân gây cháy nổ
- Tồn chứa trong tất cả các xưởng sản xuất là gỗ, từ gỗ khối, phôi gỗ đến các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất…đặc tính của gỗ rất dễ bắt cháy, khi cháy xảy ra toả nhiệt lớn, nhiều khói khí độc, cháy âm ỉ, tàn than lâu, vận tốc cháy lan 0,6 1,2 m/ph.
- Do khối lượng gỗ được sử dụng lớn và diện tích xưởng thường được tận dụng nên gỗ được bố trí ở bất cứ vị trí khoảng trống nào và không có sự bố trí, sắp xếp hợp lý, dễ dẫn tới cháy lan trên diện rộng.
- Các sản phẩm phụ từ gỗ dễ cháy hơn như phoi bào, vụn gỗ thường tập trung trong các xưởng mộc. Chúng thường được gom thành từng đống và tích tụ lâu ngày nên số lượng và khối lượng rất lớn. Khi cháy thì bắt cháy nhanh hơn và dễ dàng cháy lan hơn. - Các sản phẩm phụ là bụi gỗ lắng đọng hay mùn cưa rất dễ cháy nhưng không cháy với ngọn lửa lớn mà cháy âm ỉ. Các đống mùn cưa, bụi gỗ tích trữ lâu ngày dễ dẫn đến hiện tượng tự cháy. Khi xảy ra cháy sẽ tạo ra rất nhiều khói khí độc, gây nguy hiểm cho con người, hạn chế tầm nhìn và gây khó khăn cho quá trình chữa cháy do không chỉ chữa cháy bề mặt mà phải chữa cháy theo chiều sâu.
- Gỗ được bố trí không theo quy hoạch nên che chắn, cản trở lối thoát nạn, gây khó khăn cho quá trình di chuyển, thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Thêm nữa, công tác PCCC và đảm bảo an toàn thoát nạn cho người làm việc trong xưởng không được quan tâm, không có đèn, biển chỉ dẫn lối thoát nạn nên khi có sự cố cháy nổ xảy ra rất khó khăn để có thể thoát nạn.
* Khả năng hình thành môi trường nguy hiểm nổ: chủ yếu là bụi gỗ, mùn cưa.
- Bụi gỗ được hình thành trong quá trình cưa, xẻ gỗ trong các xưởng xẻ hoặc trong các xưởng đánh ráp thô. Bụi gỗ cũng được gom thành từng đống trong các xưởng sản xuất. Bụi gỗ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng:
+ Bụi lắng đọng: trên các chi tiết máy, trong các xưởng sản xuất + Bụi bay lơ lửng trong không khí.
Bụi lơ lửng là yếu tố chính dẫn đến hình thành môi tường nguy hiểm nổ. Bụi có kích thước nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt và bắt cháy nhanh, khi cháy xảy ra thì lan truyền nhanh chóng. Bụi nhỏ nên có khả năng bám trên các thiết bị máy móc, cấu kiện xây dựng, thậm chí có thể chui sâu vào những nơi phức tạp nên khi cháy thì cứu chữa rất khó khăn.
- Do khối lượng lớn lại được khuếch tán trong không khí nên bụi rất dễ hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ. Chỉ cần có nguồn nhiệt hay tia lửa điện đủ lớn thì rất dễ dẫn đến xảy ra cháy nổ.
- Rất nhiều hộ sản xuất sau khi hết giờ làm việc thì không tiến hành vệ sinh công nghiệp nên bụi gỗ, mùn cưa vẫn bám trên các thiết bị máy móc.
* Sơn và dung môi hóa chất trong các xưởng sơn
- Một trong những xưởng sản xuât có nguy cơ cháy nổ cao nhất đó chính là các xưởng phun sơn tạo màu cho sản phẩm.
- Chất cháy chủ yếu trong các xưởng này là sơn và các loại hóa chất làm dung môi. Các loại hóa chất này dễ bay hơi, khuếch tán trong không khí tạo thành hỗ hợp nguy hiểm cháy nổ, dễ bắt cháy và khả năng cháy lan lớn. Khi xảy ra cháy thì rất khó để cứu chữa và dập tắt cũng như gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe và tính mạng của con người.
- Ngoài việc sử dụng sơn thì các làng nghề kinh doanh, chế biến gỗ thường sử dụng vecni tạo màu cho sản phẩm. Khi sử dụng vecni thì thợ sản xuất sử dụng các dung môi như xăng, cồn..để pha chế và đây cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến việc xảy ra cháy nổ. Chưa kể, những thùng, phuy, can đựng dung môi được sử dụng để bảo quản thì vẫn còn để ngoài trời, để gần nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt..không đảm bảo an toàn PCCC.
* Khả năng hình thành nguồn nhiệt gây cháy
Hiện nay, ngoài việc gia công, chế tác các mặt hàng gỗ theo phương pháp truyền thống, thủ công thì trong các xưởng sản xuất hiện nay còn trang bị thêm các trang thiết bị, máy móc hỗ trợ khác như máy chà, lu, máy vanh (cắt) và hiện đại hơn cả là máy đục.
- Trong quá trình vận hành, do máy phải làm việc liên tục trong thời gian dài với công suất lớn nên rất dễ dẫn đến hiện tượng quá tải trên đường dây dẫn điện, chạm, chập. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
- Nhiều hộ sản xuất vẫn sử dụng nguồn điện phục vụ sản xuất đấu nối chung với nguồn điện sinh hoạt. Hệ thống dây dẫn điện đấu nối không đảm bảo, không đi trong ống gen mà đi trẩn trên mái các xưởng sản xuất.
- Máy móc luôn được vận hành hằng ngày với thời gian dài nhưng khâu bảo dưỡng không được chú trọng như: không được tra dầu mỡ thường xuyên dẫn đến sự phát sinh nhiệt do ma sát trong khi vanh, cắt phải những khúc gỗ có kim loại nên dễ dẫn đến phát sinh tia lửa điện gây cháy hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ trong khu vực sản xuất.
- Một số xưởng sản xuất còn bố trí nơi đun nấu trong khu vực có nhiều chất cháy, sử dụng ngọn lửa trần hoặc còn hiện tượng thắp hương, đốt vàng mã không đảm bảo an toàn PCCC nên rất dễ xảy ra cháy, nổ.