Công tác an toàn lao động và phòng cháy

Một phần của tài liệu Nhật ký thực tập đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã hòa mục huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 40)

* Công tác phòng cháy:

- Giao thông, nguồn nước:

+ Các tuyến đường phục vụ hoạt động cho xe chữa cháy phải đảm bảo chiều rộng 3,5m và chiều cao 4,25m; không dựng các cọc bê tông, dựng barie…ngăn cản sự tiếp cận cơ sở của xe chữa cháy.

+ Nên trang bị máy bơm chữa cháy di động, xây dựng các bể nước phục vụ hoạt động chữa cháy tại các khu vực sản xuất trong làng nghề.

- Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy:

+ Các xưởng sản xuất đặc biệt là các xưởng phun sơn cần liên hệ, phối hợp với Cảnh sát PC&CC để lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC; xây dựng phương án chữa cháy theo quy định.

+ Với các nhà xưởng sản xuất có khối tích trên 1000 m3thì cần lập hồ sơ, gửi đến cơ quan cảnh sát PCCC để được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC

+ Các làng nghề cần thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho đội viên để kịp thời xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra.

+ Người đứng đầu cơ sở cần ban hành nội quy, quy định trong công tác PCCC; phổ biến các quy định đó tới những người làm việc trong xưởng, quán triệt và xử lý các trường hợp vi phạm nội quy an toàn PCCC đã được ban hành.

- Bố trí mặt bằng khu vực sản xuất phải có 02 lối thoát nạn an toàn. Vì vậy: + Đối với khu vực bố trí gỗ các loại thì không nên bố trí quá nhiều gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 1 khu vực. Tại các lối thoát nạn thì phải bố trí, sắp xếp gỗ hợp lý, có phân chia riêng biệt từng khu vực không cản trở lối thoát nạn.

+ Không nên bố trí khu vực ăn, ở cho người trong xưởng sản xuất. Không đun nấu, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã… trong khu vực xưởng sản xuất.

+ Các xưởng sản xuất có bố trí kèm nhà ở dạng ống cho người dân thì nên bố trí một lối thoát nạn thứ 2 an toàn như lối thoát nạn trên mái, làm cầu thang bộ thoát nạn ngoài nhà để khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì có thể thoát nạn kịp thời sang các nhà và công trình bên cạnh có cùng chiều cao.

- Trong dây chuyền công nghệ sản xuất:

+ Đối với nguồn điện phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt cần đấu nối riêng biệt, tránh hiện tượng sử dụng quá nhiều thiết bị tiêu thụ điện với

công suất lớn trong thời gian dài dẫn đến quá tải, chập…phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.

+ Cần thường xuyên vệ sinh công nghiệp các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày làm việc.

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tra dầu mỡ để giảm nhiệt phát sinh do ma sát; thay thế các thiết bị trong dây chuyền công nghệ không đảm bảo yêu cầu sử dụng.

- Đối với các xưởng sơn:

+ Khu vực để các hóa chất, sơn, dung môi để pha chế sơn, vecni thì cần bảo quản đảm bảo an toàn PCCC, được đậy nắp kín, để thành khu vực riêng.

+ Đảm bảo ngăn cháy với các khu vực khác, tránh cháy lan khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

+ Cần thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC với xưởng sơn, trong khu vực có các hóa chất, dung môi nguy hiểm cháy nổ thì nghiêm cấm sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy.

+ Trang bị hệ thống quạt thông gió, các lỗ thông thoáng, đảm bảo không hình thành môi trường nguy hiểm cháy nổ trong các xưởng sơn.

- Trong các xưởng sản xuất cần trang bị các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ như chăn chiên, xô chậu, bình chữa cháy xách tay; các dụng cụ phá dỡ như búa, rìu, câu liêm, bồ cào…để sử dụng khi cần thiết.

* Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra thì công tác thoát nạn cho người phải được đặt lên hàng đầu.

- Phải bình tĩnh để xử lý sự cố, báo động bằng các cách như hô hoán, đánh kẻng, ấn chuông báo cháy.

- Báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo số điện thoại 114 và các lực lượng khác như cảnh sát trật tự, cứu thương qua các số điện thoại 113, 115…

- Sử dụng các trang bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ như xô, chậu, chăn chiên, bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy tại thời điểm ban đầu; sử dụng câu liêm, bồ cào...để bới, dỡ các đống chất cháy tạo điều kiện cho hoạt động chữa cháy hiệu quả hơn.

- Nếu không chữa cháy được thì phải di chuyển thật nhanh ra các lối thoát nạn sang các khu vực khác an toàn hơn. Chú ý nhìn theo đèn chỉ dẫn EXIT

- Nếu không nhìn được vì khói quá dày thì hãy men theo tường để tìm ra lối thoát nạn. Khi di chuyển phải cúi thấp người hoặc bò khom và sử dụng khăn, vải nhúng ướt để bịt mũi, hạn chế khói khí độc xâm nhập vào đường hô hấp.

- Nếu phải băng qua lửa hãy nhúng ướt vải, chăn trùm lên người và băng qua lửa.

- Nếu các lối đi đang bị bao vây bởi ngọn lửa thì hãy sử dụng các dụng cụ phá dỡ như búa, rìu để phá vách tôn, tạo lối thoát nạn.

- Sử dụng các thiết bị như máy nâng, máy xúc, cẩu để di chuyển gỗ và sản phẩm trong xưởng, tạo khoảng trống ngăn cháy lan.

- Khi ra đến nơi an toàn thì phải tập hợp mọi người lại, kiểm tra xem có còn người đang mắc kẹt trong đám cháy hay không.

*Hướng dẫn thoát hiểm và các chỉ dẫn hành động khi xảy ra sự cố.

- Lưu giữu số điện thoại cứu hỏa và bệnh viện gần nhất ở những vị trí cần thiết.

- Các nhân viên phải được đào tạo về phòng cháy chữa cháy và lưu giữ các hồ sơ đào tạo.

- Thường xuyên kiểm tra van,ốc vít đường ống,bơm chuyền.

- Lắp đặt các bảng cảnh báo nguy hiểm ở vị trí dễ nhìn,có màu sắc nổi bật. - Tại các máy móc thiết bị đều có những hướng dẫn vận hành, xử lý khi có tình huống khẩn cấp.

- Đào tạokiến thức về an toàn lao động.

- Thiết lập kênh trao đổi thông tin nội bộ như hộp thư ý kiến phát hiện sớm những điều bất thường.

- Chủ động phòng ngừa là một trong những giải pháp đảm bảo an toàn PCCC, ngăn ngừa và làm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Nhật ký thực tập đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho xưởng gỗ bóc ở xã hòa mục huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)