dựng, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng
Trong quá trình khảo sát thực trạng tổ chức đội ngũ cộng tác viên báo chí ngành Xây dựng tại một số cơ quan báo chí: Báo Xây dựng, Tạp chí Kiến
trúc Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch xây dựng năm 2016-2017, chúng tôi đã tìm
ra đƣợc những giai đoạn chung trong quá trình tổ chức đội ngũ cộng tác viên, bao gồm: Giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên báo chí; Giai đoạn tổ chức gặp mặt, trao đổi thông tin với cộng tác viên; Giai đoạn xử lý, biên tập bài viết của cộng tác viên và Giai đoạn đăng bài và chi trả nhuận bút.
2.2.1. Giai đoạn tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên báo chí
Trong hoạt động của báo chí nói chung và hoạt động báo chí ngành Xây dựng nói riêng, các tòa soạn xây dựng đội ngũ cộng tác viên nhằm mang về cho cơ quan mình những bài viết, thông tin hữu ích, làm đa dạng nội dung, hình thức cho tờ báo. Có thể nói, cộng tác viên là cánh tay hiệu quả giúp tòa soạn phát triển vững vàng và lớn mạnh. Một trong những công việc quan trọng để có đƣợc đội ngũ cộng tác viên đắc lực, làm việc hiệu quả đó là tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên. ây là bƣớc đầu tiên, việc làm đầu tiên trong tổ chức đội ngũ cộng tác viên báo chí.
àng năm, tại các cơ quan báo chí ngành Xây dựng, Báo Xây dựng,
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng đều có hoạt động
tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, mục đích cụ thể của từng tòa soạn, ban lãnh đạo và ban biên tập tạp chí tìm kiếm
những đối tƣợng phù hợp, có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu tòa soạn đề ra. Nhìn chung, khi khảo sát cụ thể tại báo và các tạp chí ngành, cơ bản có nhiều điểm khác biệt trong công tác tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên.
Khảo sát tại Báo Xây dựng, hầu hết các bài viết của cộng tác viên không/hoặc rất ít đƣợc ban biên tập và lãnh đạo tòa soạn lựa chọn đăng tải mà chủ yếu sử dụng bài viết của phóng viên tòa soạn. Chính vì vậy, lãnh đạo và ban biên tập tờ báo không coi đây là nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm gắn với hoạt động của tòa soạn. Báo Xây dựng không tìm, lựa chọn và đƣa ra tiêu chí chi trả lƣơng thƣờng xuyên cho cộng tác viên, tuy nhiên các phóng viên đang làm việc tại tòa soạn vẫn có hoạt động tìm kiếm cộng tác viên theo tính chất cá nhân. Mỗi phóng viên chuyên mục sẽ tự liên hệ với cộng tác viên nhằm mục đích chính là hợp tác trao đổi, hỗ trợ thông tin. Với nhóm cộng tác viên là các chuyên gia viết bài, tòa soạn cũng ít liên hệ với các cộng tác viên đặt bài, một phần cũng vì tiêu chí đăng bài của báo có sự khác biệt với những bài viết do chuyên gia cung cấp. Hầu hết, các bài viết của chuyên gia đều là những bài nghiên cứu khoa học có dung lƣợng lớn (từ 1.500-3.000 từ), khó để đăng lên báo trong một kỳ, trong khi đó tính thời sự của các bài báo khoa học cũng có phần hạn chế khiến cho nhu cầu sử dụng bài viết khoa học không cao. Khi cần đến ý kiến của các chuyên gia, các phóng viên, biên tập viên chủ động liên hệ phỏng vấn và lấy những ý kiến ngắn.
Phỏng vấn lãnh đạo của tờ báo, ông Nguyễn nh ũng – Tổng Biên tập Báo Xây dựng cho biết: “Hiện Báo Xây dựng không tổ chức đội ngũ cộng tác viên riêng biệt nào cho tòa soạn. Các phóng viên, biên tập viên của Báo Xây dựng tự xây dựng cho mình những mối quan hệ với các cán bộ, công nhân viên chức, người lao động theo ngành dọc để tiếp cận, hỗ trợ thông tin. Ví dụ, khi nhận được thông tin từ phía bạn đọc chúng tôi trực tiếp liên hệ với “người quen” ở địa bàn đó để xác minh thông tin. Từ đó chúng tôi có kế hoạch làm việc cụ
cộng tác viên chuyên biệt vì hiện tại chúng tôi có đội ngũ phóng viên năng động và làm việc hiệu quả, đồng thời nguồn kinh phí chi trả cho nhuận bút có phần hạn chế và công tác quản lý cộng tác viên rất khó khăn khi ngƣời đứng ra tổ chức khó nắm đƣợc số lƣợng, trình độ, địa bàn hoạt động của cộng tác viên đó.
Khảo sát tại Tạp chí Kiến trúc Việt Nam và Tạp chí Quy hoạch Xây
dựng năm 2016-2017 cho thấy nhóm cộng tác viên các tạp chí ngành hƣớng
đến nhiều nhất là đội ngũ cộng tác viên là chuyên gia. Các tạp chí này đều có hoạt động tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên và mời vào hội đồng khoa học của mình. Tuy nhiên mỗi tạp chí lại có phƣơng thức lựa chọn và tìm kiếm khác nhau. Tạp chí Quy hoạch Xây dựng giao nhiệm vụ tìm kiếm, liên lạc cộng tác viên chuyên gia cho phóng viên, biên tập viên. Trong các buổi họp, lãnh đạo tạp chí sẽ đƣa ra đề tài, phân công cho các phóng viên, biên tập viên trực tiếp tìm kiếm, liên hệ với cộng tác viên của mình. Phóng viên đóng vai trò lôi kéo, tổ chức, thuyết phục cộng tác viên.
Trên thực tế khảo sát tại Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch
xây dựng, năm 2016 – 2017 về số lƣợng cộng tác viên chuyên và trình độ cộng tác
viên gia trong hội đồng khoa học, chúng tôi có đƣợc thống kê dƣới đây:
Bảng 2.1. Thống kê số lượng, trình độ cộng tác viên trong hội đồng chuyên gia
Tên tờ báo khảo sát Số lƣợng cộng tác viên Trình độ cộng tác viên Giáo sƣ, phó giáo sƣ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 11 4 3 1 3 Tạp chí Quy hoạch Xây dựng 18 5 6 2 5
Hiện nay, trong bối cảnh khó khăn chung của các tạp chí chuyên ngành,
Tạp chí Quy hoạch xây dựng xuất bản không đều, trung bình 03 tháng ra một
số và việc tìm kiếm và lựa chọn một đội ngũ cộng tác viên chuyên gia làm việc rất hạn chế, thiếu bài bản. Với hai tạp chí này, tòa soạn chƣa có kế hoạch chủ động liên hệ với cộng tác viên để đặt bài. Một số bài tòa soạn nhận đƣợc bài viết từ các nghiên cứu sinh, sinh viên đang thực hiện các đề tài luận văn có chất lƣợng thấp, kém hấp dẫn vẫn đƣợc tòa soạn duyệt đăng vì thiếu bài. Do vậy, chất lƣợng nội dung thông tin đơn điệu, thiếu sức sống.
ại diện tiêu biểu cho các tạp chí ngành Xây dựng hiện nay, Tạp chí
Kiến trúc Việt Nam có tần suất xuất bản 01số/tháng, lƣợng phát hành cao nhất
trong các tờ tạp chí và đƣợc các chuyên gia đánh giá là tờ báo mang “thƣơng hiệu” của ngành. Hiện tại, tạp chí quy tụ đƣợc các chuyên gia, nhà quản lý, nhà lãnh đạo tên tuổi, những ngƣời nghiên cứu lâu năm trong ngành và bản thân họ đã trở thành “thƣơng hiệu” với các bài viết sắc sảo và giàu tính thuyết phục.
Tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên là hoạt động diễn ra hàng năm, hàng quý của Tạp chí Kiến trúc Việt Nam nhằm đảm bảo xây dựng đƣợc một đội ngũ cộng tác viên hoạt động đa dạng trong lĩnh vực kiến trúc, có trình độ nhất định và kiến thức chuyên ngành sâu sắc. ể tìm kiếm đƣợc những “nhân tố mới”, hàng năm, lãnh đạo và ban biên tập Tạp chí có những buổi gặp gỡ, trò chuyện với những ngƣời đã từng cộng tác lâu năm với cơ quan, hay những giảng viên, giáo viên, nhà lãnh đạo, quản lý đã và đang hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc nhằm khơi gợi, nhờ những ngƣời “cây đa, cây đề” giới thiệu những tác giả trẻ có nhiều tìm tòi, sáng tạo, hoặc những kiến trúc sƣ, giảng viên các trƣờng ại học, ao đẳng, những ngƣời hoạt động trong các viện nghiên cứu, viện khoa học trên cả nƣớc, những tác giả từng du học và công tác tại nƣớc ngoài, hay những ngƣời có nghiên cứu ở một hoặc nhiều lĩnh vực mới. Trong những cuộc trò chuyện đó, những vấn đề nóng, đang đƣợc quan
tâm của ngành sẽ đƣợc lãnh đạo, ban biên tập Tạp chí đan cài, xin ý kiến, dò hỏi. Từ việc liên hệ với những ngƣời đi trƣớc, họ sẽ giới thiệu cho tòa soạn những nhân tố có thể trở thành cộng tác viên chuyên gia cho tạp chí. Sau khi tìm kiếm, việc lựa chọn cộng tác viên cũng là một quá trình đòi hỏi ngƣời lựa chọn có vốn hiểu biết, kiến thức nhất định. Chỉ khi đó, khi tòa soạn đƣa đề tài và gợi mở những vấn đề cho bài viết tác giả có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu cần có của một tác phẩm báo chí mang tính khoa học.
Khảo sát Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, chúng tôi có đƣợc tiêu chí lựa chọn cộng tác viên nằm trong Quy chế cộng tác viên. Trong đó đề cập đến 03 yếu tố quan trọng: [Xem thêm tại Phụ lục 3]
- ó trình độ, năng lực về ngành Xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch.
- Có khả năng tƣ duy, diễn đạt ngôn ngữ và tinh thần tự nguyện viết bài - ó đạo đức nghề nghiệp, tƣ tƣởng, chính trị vững vàng
Trong năm 2016-2017, lãnh đạo và ban biên tập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã xây dựng đội ngũ cộng tác viên chuyên gia nằm trong hội đồng khoa học với số lƣợng trung bình trên 10 ngƣời. Bên cạnh những chuyên gia nằm trong hội đồng khoa học đƣợc tạp chí tổ chức bài bản với chức danh cụ thể: Chủ tịch hội đồng khoa học và các thành viên hội đồng, tạp chí còn có một đội ngũ cộng tác viên cũng là chuyên gia, kỹ sƣ, kiến trúc sƣ trong ngành. Khảo sát riêng trong thời gian 2016- 2017 tại Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, có 243 cộng tác viên tham gia cộng tác với tòa soạn. Họ đều là những ngƣời vừa có lĩnh vực chuyên môn sâu sắc, vừa có đam mê với nghề báo và coi việc viết là niềm yêu thích của mình và đó là cách để cống hiến phần nào tri thức cho nền kiến trúc nƣớc nhà.
Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam – Phạm Thanh Huyền cho biết việc tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên là một trong những giai đoạn đầu
tiên và quan trọng nhất trong việc tổ chức đội ngũ cộng tác viên. Trong đó,
“tìm và chọn cộng tác viên cần rất nhiều thời gian. Không thể tìm cộng tác viên phù hợp ngay lập tức mà cần quá trình chọn lọc và cần sự tham gia của tất cả mọi người, chứ không chỉ một phóng viên hay biên tập viên. Thông qua một bài viết, ban biên tập sẽ biết được mức độ, trình độ của cộng tác viên, mức độ tâm huyết của từng người, từ đó đánh giá, phân loại để lựa chọn cộng tác viên đó có thể tham gia vào mục nào, nội dung nào. Cũng từ đấy, có thể tạo ra một đội ngũ thân thiết”.
Nhìn chung, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của cơ quan báo chí, lãnh đạo và ban biên tập tòa soạn sẽ có kế hoạch cụ thể trong công tác tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên. Nhìn từ kết quả khảo sát có thể thấy rõ, với các tạp chí ngành sẽ tập trung vào nhóm cộng tác viên là chuyên gia vì đây là đội ngũ nòng cốt, đội ngũ khẳng định đƣợc thành – bại của một tạp chí. Trong khi đó, tại báo thì việc tìm kiếm, lựa chọn cộng tác viên lại mang tính cá nhân, đƣợc các phóng viên, biên tập viên chủ động tìm kiếm và liên hệ.
2.2.2. Giai đoạn tổ chức gặp mặt, trao đổi thông tin với cộng tác viên
Tổ chức gặp mặt, trao đổi thông tin với cộng tác viên là công việc bắt buộc cần làm để có đƣợc bài viết, thông tin hữu ích hay gợi mở đề tài, tác giả am hiểu đề tài có thể viết bài. Chủ thể trực tiếp làm công việc này là lãnh đạo tòa soạn, phóng viên, biên tập viên. ăn cứ vào nội dung tuyên truyền cụ thể từng số, từng năm lãnh đạo cơ quan phê duyệt, cần xác định đối tƣợng tác giả có thể thực hiện đƣợc đề tài đƣa ra.
Bài của cộng tác viên không nhất thiết phải là những vấn đề đã chín muồi hoặc đã khẳng định khoa học mà có thể là những bài viết với chủ đích chính nhằm xới vấn đề, hoặc chỉ mang tính chất trao đổi quan điểm, học thuật.
Tại các tạp chí ngành Xây dựng, hàng năm, tòa soạn thƣờng tổ chức một buổi gặp mặt, trao đổi với đội ngũ cộng tác viên nòng cốt, nhằm thực
hiện một số nhiệm vụ: Tƣ vấn, gợi ý cho các chuyên đề tạp chí sẽ làm trong năm; ăng ký, gợi mở tác giả phù hợp với đề tài đã phê duyệt hay phản biện, bác bỏ những vấn đề mà họ cho là chƣa hợp lý. Tuy nhiên ở các tạp chí đều có cách thức tổ chức gặp mặt, trao đổi, tần suất gặp mặt hoàn toàn khác nhau.
Bảng 2.2. Tần suất tổ chức gặp mặt cộng tác viên tại các cơ quan báo chí ngành Xây dựng
Tên cơ quan báo chí Số lần tổ chức gặp mặt cộng tác viên
Số cộng tác viên tham dự gặp mặt/lần
Báo Xây dựng 1 23
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 4 12
Tạp chí Quy hoạch Xây dựng
2 5
Nguồn: Ban biên tập các cơ quan báo chí khảo sát cung cấp
Khảo sát tại Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, lãnh đạo tòa soạn cho rằng trƣớc mỗi năm, mỗi quý tạp chí tổ chức họp mặt hội đồng chuyên gia là những cộng tác viên nòng cốt của tạp chí. Trƣớc mỗi cuộc họp, lãnh đạo và ban biên tập Tạp chí đã có chủ đề cho từng tháng, nhƣng phải nhờ vào đội ngũ cộng tác viên chuyên gia để mổ xẻ, đƣa ra các vấn đề cần viết và có thể viết thành tác phẩm.
Khi Tạp chí Kiến trúc Việt Nam thực hiện chyên đề “Phát triển đô thị
vệ tinh, tầm nhìn & định hướng” số 213 phát hành vào tháng 12/2017, trƣớc
đó đội ngũ cộng tác viên đã đƣa ra nhiều vấn đề cần phải làm trong chuyên đề này nhƣ: Lịch sử hình thành đô thị vệ tinh, phát triển đô thị vệ tinh trong cấu
trúcđô thị Hà Nội, xây dựng hạ tầng khung đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị
vệ tinh Hà Nội, mô hình quản lý quy hoạch & phát triển đô thị vệ tinh hay cách huy động nội lực trong phát triển đô thị vệ tinh, kinh nghiệm phát triển
ngũ cộng tác viên phải là những ngƣời am hiểu vấn đề, có kiến thức và nắm đƣợc tình hình của vấn đề. Sau khi đề xuất các ý kiến, lãnh đạo và ban biên tập tòa soạn sẽ hỏi ý kiến các chuyên gia với khía cạnh đó, ngƣời viết sẽ tập trung vào đâu, “đƣờng đi nƣớc bƣớc” của bài viết sẽ nhƣ thế nào. Sau khi trình bày ý tƣởng, hội đồng chuyên gia có thể phản biện, góp ý cho đề tài. Ngoài ra, trong hội đồng có thể giới thiệu những ngƣời mà họ quen biết am hiểu và có thể viết tốt vấn đề để toàn soạn trực tiếp liên hệ đặt bài.
Thông qua nhiều hình thức nhƣ: Tổ chức hội nghị cộng tác viên, gặp gỡ trực tiếp, điện thoại, email… lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên giữ mối liên hệ thƣờng xuyên với cộng tác viên. Với cách làm này, Tạp chí sẽ vừa giải đƣợc bài toán tìm đề tài mỗi tháng cho chuyên đề vừa tìm kiếm đƣợc những nhân tố mới cho đội ngũ cộng tác viên chuyên gia của tòa soạn. Với bất kỳ hình thức nào thì cộng tác viên cũng sẽ nắm đƣợc chủ đề, đề tài của bài viết, những nội dung trọng tâm cần làm rõ, thời gian hoàn thành bài viết và khi cần có thể liên hệ với phóng viên. Với những cách này, phóng viên sẽ biết cộng