Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức đội ngũ cộng tác viên báo chí

Một phần của tài liệu Tổ chức đội ngũ cộng tác viên báo chí ngành xây dựng (khảo sát tại báo xây dựng, tạp chí kiến trúc việt nam, tạp chí quy hoạch xây dựng, năm 2016 2017 (Trang 85 - 92)

chí ngành Xây dựng

3.2.1. Đối với nhà nước và cơ quan quản lý báo chí

Trong Luật báo chí hiện hành, có hai đối tƣợng đƣợc đề cập là công dân và nhà báo, trong đó, nhà báo đƣợc quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ, còn công dân – bao gồm cộng tác viên chỉ quy định quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí mà không đề cập đến trách nhiệm của công dân. Các hành vi nghiêm cấm thì quy định chung với đối tƣợng nhà báo và cơ quan báo chí, không có bất kỳ quy định nào của cộng tác viên. Vì vậy, đối tƣợng này hoạt động không có sự ràng buộc cụ thể về mặt pháp lý.

Theo khảo sát tại các tạp chí ngành Xây dựng, hơn 50% bài viết là của cộng tác viên, điều đó chứng tỏ sự tham gia mạnh mẽ của cộng tác viên vào hoạt động chung của tòa soạn, vậy mà hiện không có bất kỳ văn bản, quy phạm pháp luật nào hƣớng dẫn, khuyến khích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cộng tác viên nhƣng đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích cộng tác viên.

ác cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần thƣỡng xuyên theo dõi và dịnh hƣớng thông tin nhằm ngăn ngừa các thông tin sai lệch. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý báo chí cần thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm tình hình và kịp thời xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm Luật Báo chí, lợi dụng nghề nghiệp để làm hại đến danh dự nhà báo, uy tín của cơ quan báo chí.

Trong những năm qua, khi số lƣợng các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử, website thông tin tăng nhanh, các biểu hiện hành vi tiêu cực trong hoạt động báo chí ngày càng phức tạp và rất đáng lo ngại. ó là: việc thông tin sai sự thật, thổi phồng hoặc bóp méo sự thật, tô hồng hoặc bôi đen vì những mục đích không trong sáng. Tình trạng báo chí bị thƣơng mại hóa không những không bị ngăn chặn đẩy lùi mà có xu hƣớng nghiêm trọng hơn bằng việc đăng tải thông tin, hình ảnh giật gân, câu khách, thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục. Tình trạng cơ quan báo chí và nhà báo lạm quyền, cửa quyền, lợi dụng vị trí và công việc để vụ lợi và làm trái pháp luật, trái truyền thống đạo lý ngày càng gia tăng. Tình hình này cho thấy sự tha hóa, suy thoái về đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận những ngƣời làm báo Việt Nam đã đến mức báo động, gây ảnh hƣởng xấu đến vai trò, uy tín của báo chí đối với xã hội, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí, làm tổn hại đến lợi ích của đất nƣớc và cộng đồng, làm mai một hình ảnh của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. ạo đức báo chí đang trở thành một vấn đề nóng đƣợc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Chính vì thế, năm 2016, ội Nhà báo Việt Nam cũng đã công bố 10 điều Quy định đạo đức ngƣời làm báo Việt Nam. Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi ngƣời làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với ngƣời làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn đồng thời khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa ngƣời làm báo có thẻ nhà báo, hay ngƣời làm báo không có thẻ nhà báo.

Một nền báo chí phát triển lành mạnh, trung thực, có uy tín, luôn nhận đƣợc sự tin cậy của bạn đọc là mục tiêu hƣớng tới của bất kỳ nền báo chí nào. Và nếu lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí cần nêu cao trách nhiệm trong tổ chức, quản lý để bảo đảm tờ báo, trang tin hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và chịu trách nhiệm trƣớc sai phạm, thì mỗi ngƣời làm báo cũng cần xác định rõ trách nhiệm của mình. Hiệu quả của công việc và uy tín của mỗi ngƣời làm báo luôn luôn phụ thuộc vào sự kết hợp hài hòa giữa trình độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sự say mê nghề nghiệp và khả năng thâm nhập cuộc sống. ể sự thật luôn đƣợc lên tiếng, để đem những điều tốt đẹp đến với bạn đọc, thì sự tự nhận thức, lòng khát khao hƣớng đến những giá trị nghề nghiệp đích thực luôn phải là nhu cầu tự thân của ngƣời làm báo, và vì thế, việc tu dƣỡng, rèn luyện theo 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của ngƣời làm báo Việt Nam là hết sức quan trọng.

3.2.2. Đối với cơ quan báo chí

Với lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên và nhân viên trong các tòa soạn: Cần nhận thức rõ vai trò của cộng tác viên với việc nâng cao chất lƣợng nội dung tác phẩm báo chí. ặc biệt, với các tạp chí, cộng tác viên là lực lƣợng nòng cốt trong sáng tạo tác phẩm báo chí, chất lƣợng của cộng tác viên tỉ lệ thuận với chất lƣợng của tạp chí. Tại đây, phóng viên, biên tập viên đóng vai trò kết nối, tổ chức nội dung giữa ban biên tập, tòa soạn báo với cộng tác

viên. Bởi chỉ khi ngƣời ra quyết định và ngƣời thực hiện nhiệm vụ thấy rõ vai trò của cộng tác viên thì mới có hành động thống nhất, hƣớng tới mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ phóng viên trở thành nhiệm vụ quan trọng tại mỗi cơ quan báo chí. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng trên hai mặt: Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho ngƣời làm báo và chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho phóng viên, biên tập viên theo dõi, phụ trách chuyên mục.

ào tạo nghiệp vụ báo chí là nhiệm vụ thƣờng xuyên của mỗi tòa soạn, thông qua các hoạt động nhƣ: Tham gia các lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn do các trƣờng đại học, cao đẳng thƣờng xuyên tổ chức, các lớp tập huấn nghiệp vụ, hội thảo khoa học do Hội Nhà báo tổ chức hoặc các tờ báo tổ chức. Ví dụ, hàng năm, ội Nhà báo các tỉnh, thành tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ nhằm truyền đạt các nội dung nhƣ: kỹ năng khai thác, thu thập thông tin, sự kiện, biên tập hoàn chỉnh tác phẩm; kỹ năng truyền thông và xây dựng mối quan hệ công chúng, thiết lập quan hệ tƣơng tác giữa toà soạn với khán, thính giả, độc giả; kỹ năng phát triển đề tài, xác lập định hƣớng, thế mạnh thông tin và sự riêng biệt của mỗi tờ báo trong quá trình cung cấp thông tin, xử lý thông tin và một số nội dung về quy trình sáng tạo các tác phẩm báo chí... Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí tạo điều kiện để phóng viên, biên tập viên tiếp cận cơ sở, các cuộc giao ban, tổng kết nhằm mục đích phóng viên phát hiện ra những vấn đề mới trong lĩnh vực tuyên truyền.

Phóng viên, biên tập viên cần phải có ý thức tự giác rèn luyện, bồi dƣỡng bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, chăm chỉ tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nêu cao tinh thần tự giác, phê bình và tự phê bình, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp ngƣời làm báo.

Xây dựng nguồn lực tài chính, quan tâm nhuận bút, chế độ cộng tác viên: Nguồn tài chính sẽ quyết định mọi hoạt động của tòa soạn báo, trong đó có các khoản nhƣ: chi trả lƣơng nhân viên, in ấn, văn phòng phẩm, nhuận bút, các ngày lễ tết, các buổi hội thảo, gặp mặt cộng tác viên… đầu tƣ các cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phóng viên, biên tập viên… o vậy, vấn đề hiện nay tại các cơ quan báo chí ngành Xây dựng là phát huy tính năng động trong phát triển dịch vụ kinh tế báo chí, đẩy mạnh công tác phát hành, quảng cáo.

Hiện nay, vấn đề nhuận bút, cơ chế, cơ hội học tập và phát triển dành cho đội ngũ cộng tác viên… chƣa thực sự hấp dẫn dẫn đến nhiều cộng tác viên không mặn mà với công việc cộng tác. ể đội ngũ này thực sự găn bó, say mê, hết lòng với công việc, không ngừng sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao thì tòa soạn cần xây dựng chế độ đãi ngộ cộng tác viên sao cho thỏa đáng nhƣ chính sách về đi lại, phƣơng tiện làm việc, chế độ bảo đảm sức khỏe… ệ thống chính sách đó phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cộng tác viên, phù hợp với hoàn cảnh của từng cơ quan báo chí. ó cơ chế, chính sách hợp lý là điều kiện, động lực để cộng tác viên yên tâm làm báo, phát huy tốt năng lực, sở trƣờng, tòa soạn sẽ giữ chân đƣợc ngƣời giỏi, khuyến khích, thu hút nhân tài bền vững.

Ngoài ra, chính sách đãi ngộ bằng vật chất, chính sách tinh thần nhƣ thƣờng xuyên tổ chức gặp mặt, khen thƣởng, kỷ luật, cũng là hình thức phát triển, tổ chức đội ngũ cộng tác viên. Hoạt động này góp phần gắn kết các thành viên trong mạng lƣới cộng tác viên, đồng thời quy tụ đƣợc những cộng tác viên “ruột”, những ngƣời gắn bó lâu năm với tòa soạn báo, gắn kết tình cảm, tạo niềm tin gắn bó lâu dài giữa các cộng tác viên và giữa cộng tác viên với cơ quan báo chí.

3.2.3. Đối với cộng tác viên

ù là “nhà báo không thẻ” hay “nhà báo có thẻ”, thì khi tham gia vào quá trình làm báo phải thể hiện đƣợc trách nhiệm công dân về thông tin mà

mình cung cấp, cùng với đó là đảm bảo lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, có động cơ trong sáng, giữ đạo đức nghề nghiệp ngƣời làm báo.

Với cộng tác viên, bản lĩnh chính trị và nghiệp vụ báo chí cũng quan trọng nhƣ những phóng viên, biên tập viên đang công tác trong các tòa soạn báo. Xét cho cùng, không có thứ bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp chung chung, mà nó gắn với từng nghề nghiệp, từng con ngƣời. Làm báo là làm chính trị, nhƣ ác ồ từng nói: Mỗi ngƣời làm báo là một chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tƣ tƣởng. Trong phát biểu bế mạc Hội nghị TƢ 10 khoá XI, Tổng í thƣ Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “báo chí là công cụ tuyên truyền, vũ khí tƣ tƣởng quan trọng của ảng, nhà nƣớc, diễn đàn của nhân dân”. Xét về mặt xã hội, báo chí có vai trò, ảnh hƣởng, tác động to lớn. Một bác sỹ, nếu có sai sót trong ca mổ, có thể dẫn đến tử vong của một ngƣời, nhƣng nếu một bài báo sai sót, có thể làm hàng ngàn, thậm chí hàng triệu ngƣời bị ảnh hƣởng.

Trong thực tế, mỗi ngƣời gắn với một công việc, lĩnh vực, vùng đất cụ thể. Vì thế các giải pháp đào tạo, bồi dƣỡng về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp lại phải rất cụ thể đối với lãnh đạo các cơ quan báo chí và từng ngƣời làm báo. Trong các giải pháp, việc thành bại của mỗi ngƣời làm báo phụ thuộc vào chính sách của ngƣời quản lý và vai trò tự thân của ngƣời làm báo. Chính sách tốt để khuyến khích và “cƣỡng chế” mỗi ngƣời làm báo phải tự học tập, rèn luyện, còn ngƣời làm báo phải tự mình học tập, rèn luyện để vƣơn lên. Ngoài rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, ngƣời làm báo chỉ thực sự tự tin, bản lĩnh vững vàng khi có đủ kiến thức, khi thật am hiểu vấn đề, lĩnh vực mình viết và có kỹ năng nghề nghiệp. Phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức mới dám đƣơng đầu với khó khăn, lăn lộn vào cuộc sống, tìm những vấn đề hóc búa đề dấn thân, phát hiện, lý giải và dũng cảm đi đến cùng, bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với những tiêu

cực xã hội. Ví dụ, khi viết về đấu tranh chống tham nhũng, nếu ta không hiểu rõ, không có kỹ năng khai thác, xử lý thông tin, có thể trở thành võ đoán, quy chụp. Chỉ cần một thông tin hoặc áp lực ngƣợc chiều là chùn tay, buông xuôi. Hoặc khi viết về nhân tố mới, khi cần bảo vệ cái mới trƣớc các ý kiến trái chiều, nếu không có đủ kiến thức lý luận, thực tiễn sâu sắc chắc chắn sẽ dao động, nếu cứ cố tình bảo vệ sẽ là thứ “lý luận cùn''.

Từ những vấn đề trên, để hoạt động tốt trong môi trƣờng báo chí hiện đại, giữ vững tƣ tƣởng chính trị, chuyên nghiệp trong nghiệp vụ báo chí, cộng tác viên cần quan tâm những nội dung sau:

- Giữ vững bản lĩnh chính trị, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ báo chí nhằm tăng khả năng sáng tạo, khả năng viết báo để trở thành một ngƣời làm báo có bản lĩnh, có nghiệp vụ tinh thông và đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

- Thƣờng xuyên trao đổi, gặp gỡ với các cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên của tòa soạn nơi mình đang cộng tác. Qua các cuộc gặp đó, cộng tác viên sẽ hiểu hơn về tôn chỉ, mục đích của tòa soạn, từ đó định hƣớng viết bài cho đúng, trúng, tạo nên những bài viết có giá trị cao, tạo sức hút với độc giả. Những buổi gặp gỡ sẽ trở thành diễn đàn để các cộng tác viên và phóng viên, biên tập viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm từ những số báo, bài viết đi trƣớc. Qua đó, giữa cộng tác viên và tòa soạn sẽ hiểu nhau hơn, có cơ hội quan tâm tới những cộng tác viên mới, yếu về nghiệp vụ báo chí, cộng tác viên chƣa năng động, tích cực, để từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng, trao đổi, học hỏi lẫn nhau.

- Tham gia các buổi tọa đàm, các lớp nghiệp vụ báo chí do cơ quan, Hội nghề nghiệp tổ chức. ây cũng là cách nâng cao nghiệp vụ báo chí cho mỗi cộng tác viên, ngoài tăng khả năng viết, cộng tác viên sẽ nâng cao đƣợc khả năng nắm bắt, khai thác thông tin, cách tìm hiểu, lựa chọn vấn đề một cách nhanh nhạy, khoa học, chính xác.

Một phần của tài liệu Tổ chức đội ngũ cộng tác viên báo chí ngành xây dựng (khảo sát tại báo xây dựng, tạp chí kiến trúc việt nam, tạp chí quy hoạch xây dựng, năm 2016 2017 (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)