3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi
Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.
27
3.4.2.2. Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn thịt tại trang trại
Chúng em sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nuôi tai
trang trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.
- Hằng ngày trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi với vào chuồng.
- Vệ sinh phòng bệnh:
+ Tổ chức quy trình chăn nuôi
Quy trình chăn nuôi thích hợp sẽ hạn chế được sự hình thành và lây lan của các ổ dịch. Hiện nay trong chăn nuôi lợn trang trại, người ta thường áp dụng quy trình “Cùng ra - cùng vào”, trong đó một chuồng hoặc một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đương về khối lượng hoặc tuổi). Sau một thời gian nuôi nhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng. Chuồng trại sẽ được để trống 5 - 7 ngày để tẩy rửa và sát trùng, Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng hoặc các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch nhất định theo kế hoạch. Quy trình kỹ thuật này không chỉ có thể áp dụng cho từng chuồng hoặc khu chuồng mà còn áp dụng cho từng nhà, hoặc từng vị trí với các đối tượng lợn cụ thể.
Như vậy hệ thống này có tác dụng phòng bệnh do việc làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên, định kỳ mỗi khi giải phóng lợn để trống chuồng. Đồng thời, ở đây sẽ không có sự tiếp xúc giữa các lô lợn trước với các lô lợn sau do đó hạn chế khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh từ lô này qua lô khác.
+ Tổ chức dây chuyên sản xuất khép kín
Mỗi cá thể lợn có thể là vật mang sẵn các loại vi khuẩn hay virus gây bệnh nên con đường lây bệnh phổ biến thường là nhập đàn mới. Do đó
28
bệnh có thể được phòng bằng cách hạn chế hoặc ngừng hẳn việc đưa vào một số cá thể khác. Việc áp dụng dây truyền sản xuất khép kín, tự sản xuất được con giống trong phạm vi trang trại là điều lý tưởng để phòng bệnh.
+ Nhập đàn mới
Nhập đàn mới càng nhiều thì tạo điều kiện lây nhiễm bệnh càng cao. Cách an toàn nhất khi phải nhập giống mới là dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhập tinh dịch từ những đàn lợn đực an toàn dịch. Trong điều kiện bắt buộc phải nhập con giống cần chọn những đàn lợn giống có độ an toàn cao về dịch tễ, đã được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và được tiêm phòng đầy đủ. Mua lợn giống không rõ nguồn gốc hoặc từ nơi không rõ tình trạng dịch tễ thường là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho trang trại mới.
+ Nuôi cách ly
Việc nuôi cách ly đối với đàn lợn mới nhập nhằm 2 mục đích:
+ Làm cho những bệnh mà đàn mới có thể bị nhiễm sẵn có thời gian ủ và phát thành bệnh.
+Có đủ thời gian cho đàn mới hình thành được miễn dịch với các tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong trang trại do việc tiếp xúc dần dần của đàn mới với tác nhân đó. Miễn dịch hình thành theo kiểu này tuy chậm nhưng có hiệu quả tốt hơn việc đột ngột tiếp xúc với một số lượng lớn các tác nhân gây bệnh. Mỗi trại cần có một khu vực cách ly dành cho lợn mới nhập. Khu cách ly phải cách xa đàn lợn gần nhất 50 m và đàn lợn mới nhập cần được nuôi trong khu vực này tối thiểu 7 ngày. Trong thời gian này, tất cả các cá thể cần được theo dõi chặt chẽ về trạng thái sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng. Đồng thời không nên bổ sung bất cứ loại kháng sinh hay chất kích thích sinh trưởng nào vào thức ăn vì khi đó mầm bệnh tiềm ẩn sẽ bị ức chế không phát ra trong thời gian nuôi cách
ly.
29
quan trọng, làm tốt công tác này thì đàn gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng, phát
triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như: quét dọn chuồng trại hàng ngày, khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng bề mặt aldekol Des FF, omicide,VT-iodine, làm cỏ, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi lại giữa các dãy chuồng.
Công nhân đi làm hay kỹ sư, khách tham quan đều phải sát trùng kỹ trước khi vào khu vực chuồng nuôi. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng định kỳ, pha với tỷ lệ 1/400.
3.4.2.3. Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt
- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.
- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại theo quy trình chăn nuôi của công ty C.P.
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chuẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.
- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh.