Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn thịt

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi đỗ đức thuận,thị trấn tây đằng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Hội chứng tiêu chảy ở lợn luôn là mối lo ngại lớn nhất của người chăn nuôi. Lợn mắc tiêu chảy không những giảm khả năng tăng trọng của đàn lợn

40

mà còn có thể chết với tỷ lệ cao nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy, phải có các biện pháp phù hợp để khắc phục những thiệt hại do tiêu chảy gây ra. Để nắm được tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn thịt tại trại, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất, tiến hành điều tra tình hình

mắc tiêu chảy của trại trong 5 tháng từ tháng 12/2018 – 4/2019. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.1:

Bảng 4.5. Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn thịt theo tháng Chỉ tiêu Tháng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc tiêu chảy (con) Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy (%) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 12 550 67 12,18 64 95,52 1 548 59 10,77 58 98,31 2 543 17 3,13 16 94,12 3 540 7 1,29 7 100 4 538 2 0,37 2 100

Qua bảng số liệu 4.5 và hình 4.1 cho thấy: Giữa các tháng khác nhau có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là khác nhau. Trong đó cao nhất là tháng 12 chiếm tỷ lệ 12,18% và tiếp đến là tháng 1 chiếm tỷ lệ 10,77%. Sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh trong các tháng trên cao là do: Tháng 12 là tháng thời tiết quá

lạnh dễ bị stress, độ ẩm cao đã làm ảnh hưởng tới quá trình

điều hòa thân nhiệt của lợn làm sức đề kháng con vật giảm sút, khả năng chống chịu bệnh tật kém đồng thời hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên đã bị tiêu chảy. Tuy tỷ lệ mắc cao nhưng tỷ lệ chết thấp do trại đã chủ động trong công tác điều trị bệnh và tiến hành quây úm để lợn không bị mất nhiệt, sử dụng các chất điện giải bù đắp sự mất nước ở lợn con.

41

Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy ở lợn thấp nhất là tháng 4 chiếm 0,37%, tiếp đó

là tháng 3 tỷ lệ 1,29%. Sở dĩ như vậy là do thời tiết mát mẻ hơn, chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn và lợn giai đoạn này có sức đề kháng tốt hơn, khả năng chịu đựng tốt nên ít mắc tiêu chảy. Một số con bị tiêu chảy là do thay đổi loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng nên chưa kịp thích nghi.

Từ tháng 1 tới tháng 2 tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Tháng 1 tỷ lệ lợn mắc 10,77%, đến tháng 2 tỷ lệ mắc là 3,13% giảm 64%. Tỷ lệ mắc tiêu chảy giảm cao nhờ trại chủ động phòng và điều trị bệnh theo đúng quy trình do trại đề ra và ở giai đoạn tháng 2, lợn đã quen với môi trường sống mới, sức đề kháng của lợn cũng đã tốt hơn

0 2 4 6 8 10 12 14 Tháng 12 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng

Hình 4.1. Biểu đồ tình hình lợn mắc tiêu chảy qua các tháng theo dõi

Kết quả thể hiện trên biểu đồ ở hình 4.1 cho thấy tháng 12,1 có tỷ lệ lợn mắc bệnh cao nhất do vào tháng 12,1 trời quá lạnh ảnh hưởng đến điều hòa thân nhiệt của lợn, stress, sức đề kháng yếu. Tỷ lệ mắc thấp nhất vào tháng 3,

tháng 4 do lợn đã lớn sức đề kháng tốt hơn, chăm sóc và vệ sinh cũng tốt nên tỉ lệ lợn mắc thấp.

Nhiệt độ cao độ ẩm cao, hay biến động bất thường của thời tiết qua các mùa và trong một mùa gây rối loạn điều hòa và trao đổi nhiệt (chủ yếu là hệ thần kinh và nội tiết) dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó sức đề kháng

42

bị giảm sút, mở đường cho sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn, virus cực độc, phá hủy cấu trúc và hoạt động của dạ dày, ruột.

Như vậy, thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc tiêu chảy: ẩm độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Do đó, việc điều chỉnh yếu tố khí hậu chuồng nuôi tích cực sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi đỗ đức thuận,thị trấn tây đằng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)