Công tác điều trị bệnh

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi đỗ đức thuận,thị trấn tây đằng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 45)

Hội chứng tiêu chảy ở lợn

- Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây Hội chứng tiêu chảy ở lợn song thực tế có một số nguyên nhân cơ bản như sau: do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra, do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do thời tiết thay đổi thất thường, do thức ăn kém chất lượng, nguồn nước không sạch….

- Triệu chứng: lợn ỉa chảy liên tục, nền chuồng và trên người có dính

phân, phân lỏng, mùi tanh khắm, lợn bỏ ăn hoặc ăn kém, mệt mỏi, có con bụng chướng to.

- Điều trị: dùng enro-10% (thành phần chính là enrofloxacin) tiêm bắp. Liều 1 ml/10 kg TT/ lần/ ngày, điều trị liên tục 3 - 5 ngày.

Kết quả điều trị 152 con, khỏi 147 con, tỷ lệ khỏi đạt 96,7 %.

Bệnh viêm đường hô hấp

- Nguyên nhân: viêm đường hô hấp là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân nhưng Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn gây bệnh cộng phát.

- Triệu chứng: lợn bệnh thường tách đàn nằm ở góc chuồng, ăn ít, chậm

lớn, da nhợt nhạt, lưng cong, bụng hóp. Lúc đầu lợn hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, ho nhiều vào đêm và sáng sớmđặc biệt là khi vận động mạnh. Khi phổi bị tổn thương nặng, lợn há mồm ra thở khó khăn, ngồi như chó ngồi. Bệnh thường ở thể mãn tính nên khi quản lý chăm sóc tốt, đàn lợn có thể phục hồi.

- Điều trị: bệnh viêm đường hô hấp có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, tùy vào giai đoạn phát triển của lợn. Ở trại thường sử dụng các loại thuốc sau:

Bromhexine 0,3% (thành phần là bromhexine hydroclorid ): 1 ml/10 kg

TT/ngày. Martylan-L.A (thành phần là tylosine): 1 ml/10 kgTT/lần/ngày nhắc lại

sau 48 giờ.

37

điều trị trong 3 - 5 ngày.

Kết quả điều trị 135 con, khỏi 129 con, tỷ lệ khỏi đạt 95,56%.

Bệnh viêm khớp

- Nguyên nhân: do Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+) gây ra lợn viêm khớp cấp tính và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng.

- Triệu chứng: lúc đầu lợn thường đi khập khiễng, sau nặng dần thì què,

ngại vận động, đứng dậy khó khăn, có con không đứng được, chỗ viêm sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện né tránh.

- Điều trị: dùng vilamoks- L.A (thành phần là amoxicillin) tiêm bắp. Liều 1 ml/10 kg TT / lần/ ngày.Tiêm cách ngày, điều trị trong 5 ngày.

Kết quả điều trị 10 con, khỏi 9 con, tỷ lệ khỏi đạt 90 %.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi đỗ đức thuận,thị trấn tây đằng, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 44 - 45)