Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và phần mềm Excel 2007.
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợnmắc bệnh (%) = số lợn mắc bệnh x 100 số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi bệnh: Tỷ lệ lợnkhỏi bệnh (%) = số lợn khỏi bệnh x 100 số lợn điều trị
30
-Tỷ lệ lợn chết:
Tỷ lệchết (%) = số lợn chết x 100
số lợn theo dõi
Phần 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợnthịt
4.1.1. Công tác chăn nuôi
Trong chăn nuôi nói chung, giống là tiền đề ảnh hưởng rất lớn hiệu quả chăn nuôi. Để đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, trước tiên phải chú ý đến con giống nên trong thời gian thực tập tại trại tôi cùng kĩ thuật trại tiến hành chọn lọc, phân loại con giống, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao.
Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y tạo môi trường để lợn sinh trưởng phát triển mạnh, chohiệu quả kinh tế cao.
Chuồng nuôi xây dựng theo tiêu chuẩn của công ty CP, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh độc nhiệt độ, ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây dựng những ô thoáng giúp thông thoáng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt mùa hè nóng lực. Máng ăn cho lợn ăn là máng là loại máng tự động bằng thép không gỉ ngoài ra còn trang bị hệ thống máng phụ được dùng cho lợn con khi mới nhập về chuồng. Trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng nuôi.
Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn hỗn hợp 550S, 551F, 9125plus, 9125plus+ do công ty CP và Việt Hàn
31
32
Bảng 4.1. Khối lượng thức ăn trực tiếp cho lợn ăn trong thời gian ở trại
Loại thức
ăn cho ăn cho ăn (con)Số con Khối lượng lợn (kg)
Tổng khối lượng thức ăn cho lợn ăn đến xuất
chuồng(kg/đàn)
550S 550 Sau cai sữa - 28 5200 551F 548 28 - 50 21920 9125plus 543 50 - 65 20480 9125plus 540 65 - 80 31600 9125plus 538 80 - xuất chuồng 43500 9125+plus 538 2 tuần trước khi xuất
chuồng 11,450
Tổng khối lượng thức ăn 134150
Tại trại lợn Đỗ Đức Thuận lợn con mới nhập từ cai sữa đến 28kg ăn thức ăn 550S có giá trị dinh dưỡng 24% protein, 3400 Kcal. Lợn từ 28-50 ngày
tuổi ăn thức ăn 551F có giá trị dinh dưỡng là 20% protein, 3300 Kcal/kg. Sau đó thay bằng thức ăn 9125plus. Cuối cùng trước khi xuất bán hai tuần sử dụng thức ăn 9125+plus có giá trị dinh dưỡng là 17% protein, 3000 Kcal/kg.
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn 550 con từ khi nhập chuồng cho tới khi xuất bán tổng khối lượng thức ăn được trực tiếp vận chuyển vào chuồng cho đàn lợn ăn là 134150 kg.
Chăm sóc và quản lí lợn thịt
Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5- 2%
để đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho lợn khỏi các bệnh về đường hô hấp.
Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
33
Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông, với chuồng hở, trời rét dùng bạt che gió bảo nhiệt độ trong chuồng không bị hạ xuống quá thấp. Khi có nắng thì kéo bạt lên để chuồng được khô ráo, cần hạn chế ánh sáng để lợn con được ngủ yên. Với chuồng khép kín có thể treo hệ thống đèn điện bóng tròn ở đầu giàn mát để làm nóng không khí được hút vào chuồng che bớt giàn mát lại để
hạn chế không khí lạnh vào chuồng, giảm bớt quạt nhưng không được để tích khí trong chuồng nó sẽ gây viêm phổi.
Công việc hàng ngày cần làm ở chuồng lợn thịt: kiểm tra nguồn nước, nếu dùng vòi nước uống tự động thì cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu
hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, thay nước ở máng tắm, đồng thời quan sát hành vi, biểu hiện của đàn lợn.
Vấn đề theo dõi phát hiện lợn ốm
Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.
- Lợn khỏe:
+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.
+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.
+ Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không vàng không đỏ tía.
+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.
+ Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.
+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.
+ Đuôi quăn lên, uốn như lò xo khi có người lại gần vỗ nhẹ lên lưng. + Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu,
34
không đen hoặc đỏ.Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.
+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.
- Lợn ốm
+ Trạng thái chung: lợn mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.
+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 42oC). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.
+ Lợn bị đau chân, sưng ở khớp là bị bệnh viêm khớp. + Lợn dính phân ở mông là do bị tiêu chảy.
4.1.2. Công tác thú y
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi
Công việc Lần/ tuần Số tuần Kết quả (lần)
Phun sát trùng 2 26 52
Rắc vôi 2 26 52
Quét mạng nhện, hành lang trong
chuồng lợn 7 26 182
Thay nước sát trùng ở cửa chuồng 2 26 52
Quét vôi hành lang trong chuồng 2 26 52
* Vắc xin phòng bệnh
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc phải được thực hiện một cách tích cực. Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực, các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt.
35
thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn thịt được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn tại trại
STT
Thời gian
(tuần tuổi) Loại Vaccine
Số lợn theo dõi (con) Số lợn tiêm (con) Tỷ lệ (%)
1 Tuần 4 Tai xanh và Mycoplasma 550 550 100
2 Tuần 5 Dịch tả lợn cổ điển và
Circovirus 548 548 100
3 Tuần 7 Lở mồm long móng 543 543 100
4 Tuần 9 Dịch tả lợn cổ điển 2 540 540 100
5 Tuần 11 Lở mồm long móng 2 538 538 100
Qua bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ lợn được tiêm phòng qua các tuần tuổi đạt
100%. Trong đó, tuần thứ 4 không chết con nào. Đến tuần thứ 5 có 5 lợn chết do kém ăn, hấp thu kém. Tỷ lệ tiêm vắc xin dịch tả và Circovirus đạt 100%. Tới tuần thứ 7 có 5 lợn chết do mắc tiêu chảy, một số con kèm theo viêm
phổi. Tỷ lệ tiêm vaccine lở mồm long móng đạt 100%. Tuần thứ 9 có 2 lợn chết do mắc tiêu chảy, kèm theo viêm phổi. Tỷ lệ tiêm vắc xin dịch tả lần 2 đạt 100% 100%. Tuần thứ 11 chỉ có 0 lợn chết vì đàn lợn có sức đề kháng nâng cao. Tỷ lệ tiêm vắc xin lở mồm long móng đạt 100%.
Qua đó ta thấy công tác tiêm phòng bệnh ở trại được đặt lên hàng đầu, với phương châm ‘‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’’, tỷ lệ tiêm đạt 100%.
36
4.1.3. Công tác điều trị bệnh
Hội chứng tiêu chảy ở lợn
- Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây Hội chứng tiêu chảy ở lợn song thực tế có một số nguyên nhân cơ bản như sau: do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra, do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do thời tiết thay đổi thất thường, do thức ăn kém chất lượng, nguồn nước không sạch….
- Triệu chứng: lợn ỉa chảy liên tục, nền chuồng và trên người có dính
phân, phân lỏng, mùi tanh khắm, lợn bỏ ăn hoặc ăn kém, mệt mỏi, có con bụng chướng to.
- Điều trị: dùng enro-10% (thành phần chính là enrofloxacin) tiêm bắp. Liều 1 ml/10 kg TT/ lần/ ngày, điều trị liên tục 3 - 5 ngày.
Kết quả điều trị 152 con, khỏi 147 con, tỷ lệ khỏi đạt 96,7 %.
Bệnh viêm đường hô hấp
- Nguyên nhân: viêm đường hô hấp là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân nhưng Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn gây bệnh cộng phát.
- Triệu chứng: lợn bệnh thường tách đàn nằm ở góc chuồng, ăn ít, chậm
lớn, da nhợt nhạt, lưng cong, bụng hóp. Lúc đầu lợn hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, ho nhiều vào đêm và sáng sớmđặc biệt là khi vận động mạnh. Khi phổi bị tổn thương nặng, lợn há mồm ra thở khó khăn, ngồi như chó ngồi. Bệnh thường ở thể mãn tính nên khi quản lý chăm sóc tốt, đàn lợn có thể phục hồi.
- Điều trị: bệnh viêm đường hô hấp có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, tùy vào giai đoạn phát triển của lợn. Ở trại thường sử dụng các loại thuốc sau:
Bromhexine 0,3% (thành phần là bromhexine hydroclorid ): 1 ml/10 kg
TT/ngày. Martylan-L.A (thành phần là tylosine): 1 ml/10 kgTT/lần/ngày nhắc lại
sau 48 giờ.
37
điều trị trong 3 - 5 ngày.
Kết quả điều trị 135 con, khỏi 129 con, tỷ lệ khỏi đạt 95,56%.
Bệnh viêm khớp
- Nguyên nhân: do Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+) gây ra lợn viêm khớp cấp tính và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng.
- Triệu chứng: lúc đầu lợn thường đi khập khiễng, sau nặng dần thì què,
ngại vận động, đứng dậy khó khăn, có con không đứng được, chỗ viêm sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện né tránh.
- Điều trị: dùng vilamoks- L.A (thành phần là amoxicillin) tiêm bắp. Liều 1 ml/10 kg TT / lần/ ngày.Tiêm cách ngày, điều trị trong 5 ngày.
Kết quả điều trị 10 con, khỏi 9 con, tỷ lệ khỏi đạt 90 %.
4.1.4. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như:
Xử lý lợn bị lòi dom
Tiến hành như sau: đeo găng tay để vệ sinh và tránh làm tổn thương niêm mạc ruột, dùng khăn thấm nước muối sinh lý (0,9 %) lạnh nhỏ lên phầnruột sa, vừa rửa sạch vừa chườm cho phần ruột lòi ra teo nhỏ lại (khoảng
15 - 30 phút). Sau đó nhét phần ruột lòi vào bụng qua hậu môn. Dùng chỉ tơ may vòng theo cơ vòng hậu môn dạng rút túi, nhưng đặt cây làm cơ để rút chỉ không quá chặt, chừa lỗ cho phân đi ra ngoài. Hạn chế ăn, cho thức ăn dễ tiêu
cho phân mềm. Sau 7 ngày cơ vòng vững chắc, có thể cắt chỉ hoặc chỉ tự bung đi.
38
Xuất lợn
+ Khi có kế hoạch xuất lợn, công ty sẽ thông báo, kỹ sư sẽ thông báo cho chủ trại để chuẩn bị người xuất lợn.
+ Xe đến trại phải sạch sẽ, phải phun sát trùng toàn xe.
+ Cân lần lượt từng xe, mỗi xe chở 50 con.
+ Khi bắt lợn phải đuổi lần lượt từ 7 - 10 con một từ trong ô ra hành lang đuổi đến gần cầu cân.
+ Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.
+ Xuất song phải quét rọn sạch sẽ, rửa rồi phun khử trùng cầu cân, đường đuổi lợn.
+ Thời gian xuất lợn cả chuồng là 1,5 đến 2 ngày.
Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn
- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi: + Vệ sinh đường đuổi lợn.
+ Vệ sinh cầu cân.
- Vệ sinh trong chuồng nuôi: + Hót sạch phân trên nền chuồng.
+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.
+ Ngâm sút.
+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.
+ Phun sát trùng.
Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điên, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, mắng ăn, núm uống, bạt, trần.
+ Nếu có hỏng gì thì sửa chữa thay mới. + Lắp quây úm chờ lứa mới.
39
Kết quả thực hiện công tác nuôi dưỡng
Qua việc thực hiện công tác chăm sóc và nuôi dưỡng lợn ngoại nuôi thịt ta thu được những kết quả như sau:
Tỷ nuôi sống đến khi xuất chuồng 97,81%.
-Khối lượng trung bình khi xuất chuồng đạt 112,25 kg.
Số lợn chết: 12 con chiếm 2,19% tổng số toàn đàn. Nguyên nhân:
+ Do lợn mắc Hội chứng tiêu chảy: 5 con chiếm 0,91 % tổng số toàn đàn. + Do mắc bệnh viêm đường hô hấp: 6 con chiếm 1,09 % tổng số toàn đàn.
Bảng 4.4. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn STT Nội dung công việc Số lượng (con)
Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lợn được nuôi 550 538 97,81 1
Điều trị bệnh cho lợn Khỏi
Tiêu chảy ở lợn con 152 147 96,71
Viêm đường hô hấp 135 129 95,56
Viêm khớp 10 9 90,00 2 Công tác khác An toàn/đạt Xử lý lợn bị lòi dom 5 5 100 Nhập lợn 550 550 100 Chuyển lợn 538 538 100 Xuất lợn 538 538 100
4.2. Kết quả theo dõi tình hình mắc Hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập trong thời gian thực tập
4.2.1. Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn thịt
Hội chứng tiêu chảy ở lợn luôn là mối lo ngại lớn nhất của người chăn nuôi. Lợn mắc tiêu chảy không những giảm khả năng tăng trọng của đàn lợn
40
mà còn có thể chết với tỷ lệ cao nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy, phải có các biện pháp phù hợp để khắc phục những thiệt hại do tiêu chảy gây ra. Để nắm được tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn thịt tại trại, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất, tiến hành điều tra tình hình
mắc tiêu chảy của trại trong 5 tháng từ tháng 12/2018 – 4/2019. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.1:
Bảng 4.5. Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn thịt theo tháng