Một số nghiên cứu về sinh kế

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

- Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.

- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững đểngười dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.

- Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha - Czech

Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển

nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự nhiên, các khảnăng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên khác: nước, rừng,… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục - y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm

Sơn, Anh Sơn, NghệAn (Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.

Nhận xét về các công trình nghiên cứu về sinh kế trên đây: Đây là những công trình nghiên cứu mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức của người dân trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở đó giúp người dân thay đổi được nhận thức, tư duy, phương thức, tập quán sản xuất. Tất cả các nghiên cứu trên đây đều đi từ việc phân tích hiện trạng sinh kế để từ đó đề xuất các can thiệp và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững, cải thiện và nâng cao giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định cuộc sống.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động sinh kế của hộ nông dân tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Sinh kế của hộ tạo ra thu nhập cho hộ bao gồm cả hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và hoạt động phi nông nghiệp.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu được thực hiện từ ngày 20/2/2019 - 20/5/2019.

3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn xã Ký Phú.

- Phân tích thực trạng sinh kế của người dân trên địa bàn xã Ký Phú. - Đề xuất giải pháp đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra.

Để làm sáng tỏ thực trạng của đa dạng hóa sinh kế và các nguồn vốn mà người dân xã Ký Phú, tìm hiểu nguyên nhân mà người dân lựa chọn để đưa ra các phương án sinh kế. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm tiếp cận đối tượng theo lát cắt của cơ cấu xã hội. Ký Phú là một cụm dân cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lý và kiểm soát của bộ phận quản lý xã hội. Do đó, hộgia đình cũng tồn tại như một thành phần của hệ thống và chịu tác động của môi trường xung quanh. Việc lựa chọn các phương thức sinh kế phù hợp với nguồn vốn sinh kế mà họ có, bối cảnh của họđang sống và lựa chọn có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không, thu nhập có ổn định và cuộc sống có ổn định hay không. Để qua đó có những biện pháp phù hợp cho phát triển của địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập, tăng của người dân xã Ký Phú.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập từ những bài báo cáo liên quan đến UBND xã Ký Phú. + Báo cáo điều kiện tự nhiên.

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. + Tài liệu qua mạng intenet.

+ Các tài liệu có liên quan. * Thu thập thông tin sơ cấp

Điều tra bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động sinh kế, thu nhập của cộng đồng địa phương. Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.

• Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

vùng nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa,…. căn cứ vào đặc điểm trên tôi tiến hành điều tra 17 TDP trên địa bàn xã.

• Phương pháp chọn mẫu điều tra

Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện N=60 hộtrên địa bàn xã, chọn 60 hộlà có đủcơ sở khoa học để thể hiện khái quát và chính xác cho toàn xã, mẫu tối thiểu là 60.

Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quảđánh giá liên quan đến đề tài.

3.3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra và thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu thông thường, số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào Excel trên máy tính rồi tiến hành xử lý, phân tích, tính toán số liệu trên PivotTable dựa trên sự phân tích, kết nối giữa các chỉ tiêu đã xác định trong nội dung nghiên cứu.

3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của nông hộ

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ - Số nhân khẩu bình quân/hộ

- Sốlao động bình quân/hộ

- Trình độvăn hóa của chủ hộ hay của lao động chính

3.3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ hộ

- Tuổi đời, nghề nghiệp - Trình độ văn hóa

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ký Phú

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vịtrí địa lý

Ký Phú là một xã thuộc vùng núi Tam Đảo nằm ở phía nam của huyệnĐại Từ. Xã có tuyến tỉnh lộ 261 đi qua địa bàn nối với huyện lị Đại Từ và huyện lị của huyện Phổ Yên.

Theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, Ký Phúc lần lượt giáp với các xã Lục Ba, Vạn Thọ, Phúc Tân, Cát Nê, Đại B́nh, Tam Đảo và Văn Yên. Ký Phú có 10 xóm là Chuối, Soi, Dứa, Cả, Đặn 1, Đặn 2, Đặn 3, Gió, Cạn, Duyên.

4.1.1.2. Địa chất, địa hình

Địa hình xã Kỳ Phú, xen lẫn giữa đồng bằng và đồi núi, với phần lớn là đồi núi ở phía Nam địa bàn xã, có độ cao 600-800m.

Nhìn chung, địa hình có ảnh hưởng nhiều đến công việc xây dụng cơ sở hạ tầng và khu dân cư.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mang đặc trưng của khí hậu miền bắc nước ta. Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt và xã Đông Cao là vùng ẩm nhiệt độ trung bình là 25°C, nhiệt độ cao nhất 41,5°C thấp nhất là 3°C. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tại xã Ký Phú khá thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.[1]

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.

4.1.2.1. Tình hình kinh tế

* Về sản xuất nông nghiệp.

Ban chỉ đạo sản xuất đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể từ xã xuống cơ sở tuyên truyền sâu rộng tới mọi người dân làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân. Vì vậy sản xuất nông nghiệp năm 2018 tổng sản lượng lương thực đạt 707,71 tấn = 105% kế hoạch.

- Trong năm 2018 do phát triển công nghiệp dịch vụ tăng nên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã giảm mạnh. Tổng đàn trâu 64 con, đàn bò 97 con, đàn lợn 2.924 con.

- Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súcnăm 2018 kết quả cụ thể: + Tiêm phòng dại cho đàn chó 800 liều.

+ Tiêm phòng dịch tảcho đàn lợn: 3.000 liều. + Tiêm phòng tụ dấu cho đàn lợn 800 liều. + Tiêm phòng LMLM cho đàn gia súc: 500 liều.

+ Tiêm phòng tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò: 200 liều. + Tiêm phòng bệnh tai xanh ở lợn: 140 liều.

+ Tiêm phòng cúm gia cầm: 16.000 liều.

* Về sản xuất công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ:

Trong năm qua, dự án Nhà máy điện tử Sam sung đầu tư xây dựng vào địa bàn đã tác động lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển đổi mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ. Các ngành sản xuất như xây dựng, cơ khí, vật liệu xây dựng, vận tải, các dịch vụnhư nhà trọ, ăn uống, tạp hóa có tốc độtăng trưởng cao.

* Về công tác thu - chi ngân sách.

Để đảm bảo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách Thị xã giao, UBND xã đã chỉđạo bộ phận chuyên môn làm tốt công tác rà soát các nguồn thu trên địa bàn, ngay từ đầu tháng, đầu quý đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm, tận dụng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo luật ngân sách.

- Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2018 là: 16.997.804.000 đồng đạt 190,8% kế hoạch.

- Tổng chi ngân sách năm 2018 là: 7.626.046.288 đồng đạt 165% kế hoạch.

4.1.2.2. Giao thông

Xã Ký Phú có hệ thống giao thông thuận lợi, có hệ thống đường cao tốc chạy qua thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, trao đổi hang hóa với thị trường bên ngoài.

Cùng với sự phát triển chung của xã Ký Phú trước đây, nay là xã Ký Phú, việc lấn chiếm lòng nề đường, vỉa hè để dựng các quán tạm, bán hàng rong trong năm 2018 sảy ra rất nhiều, xong với sự phối hợp của UBND xã cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các phòng ban chuyên môn thị xã, đội bảo vệ trật tự Yên Bình, Tổ công tác xã Ký Phú đã hỗ trợ lực lượng máy móc phương tiện tháo dỡđối với 87 hộ khối lượng cụ thể:

+ Tháo rỡ mái tôn, khung thép: 2.680m2 trong đó tổ công tác đã tiến hành thu giữ dối với các hộ cố tình không chấp hành là 95m2, còn lại 585m2 đã thực hiện việc hỗ trợcùng các gia đình tháo rỡ trả lại cho nhân dân.

+ Biển quảng cáo cốđịnh: 13 biển đã thu về UBND xã. + Hàng rào khung sắt: 18m2đã thu về UBND xã.

+ Hàng rào lưới B40: 6 m2đã thu về UBND xã.

- Còn lại 95 hộgia đình tự chấp hành tháo rỡ, với khối lượng cụ thể: + Tháo rỡ mái tôn, khung thép: 2.926m2

+ Hàng rào khung sắt: 20m2 + Hàng rào lưới B40: 11m

4.1.2.3. Giáo dục

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung do Bộ giáo dục phát động và phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo công tác dạy và học của các nhà trường. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao. Kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ Kết thúc học kỳ1 năm học 2017 - 2018.

- Về hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và hội khuyến học: UBND Xã chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng và phối hợp với các ban ngành đoàn thể đã tổ chức được 10 lớp tập huấn KHKT và phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân, với 700 lượt người tham gia. Phong trào Khuyến học ở các tổ dân phố được phát triển ngày càng cao. Tính đến nay đã có 9 chi hội hoạt động có hiệu quả và 5 dòng họ được trên đánh giá là Dòng họ tổ chức tốt hoạt động khuyến học. Nhiều gia đình đã phấn đấu đạt danh hiệu gia đình hiếu học. Trong năm 2018 đã trao thưởng cho 900 học sinh đạt giải các kỳ thi và đạt học sinh giỏi các cấp với tổng số tiền là 94.860.000 đồng.

4.1.2.4. Về thực hiện các chính sách xã hội

Trong năm 2018 UBND xã đã triển khai giải quyết kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách và người có công cũng như các đối tượng được bảo trợ xã hội đảm bảo đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thực hiện báo tăng, giảm các đối tượng chính sách đúng thời gian quy định. Quản lý và chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng bao gồm: Thương binh, bệnh binh, tuất liệt sỹ, da cam, tiền khởi nghĩa, tàn tật, người già trên 80 tuổi... không để xảy ra sai sót, khiếu kiện, và sai chế độ.

trên địa bàn xã đến nay tổng số hộ nghèo 12 hộ = 0,71%; hộ cận nghèo 17 hộ = 1,01%.

4.1.2.5. Y tế - xã hội

Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, Trạm y tế xã đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, điều trị cho

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)