Diện tích đất canh tác, đất rừng của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp, là tài nguyên vô cùng quý giá, là một trong những nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung. Nó là môi trường sống, là cơ sở tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với con người, đất đai cũng có vị trí vô cùng quan trọng, con người không thể tồn tại nếu không có đất đai, mọi hoạt động đi lại, sống và làm việc đều gắn với đất đai.

Đối với các hộ nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất, là nguồn vốn không thể thiếu. Đặc biệt là các hộ thiếu đất canh tác. Dưới đây là các bảng về tình hình sử dụng đất theo các nhóm hộ và theo xóm:

Bảng 4.6. Bình quân diện tích đất canh tác phân theo nhóm hộ Phân loại kinh tế hộ Đất canh tác ruộng (m2/hộ) Đất canh tác rẫy (m2/hộ) Đất rừng (ha/hộ) Trung bình 3560,0 3061,4 1,5 Cận nghèo 2076,1 1867,6 0,7 Nghèo 1887,0 1578,0 0,5 Trung bình 2507,7 2169,0 0,9

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Thực tế tại địa phương điều tra, tôi thấy có hai loại đất quan trọng nhất đối với người dân địa phương là đất canh tác rẫy và đất ruộng. Trong đó, đất canh tác rẫy là toàn bộ đất mà hộ nông dân sử dụng để canh tác và trồng trọt các cây trồng nông nghiệp như ngô, một số hộ trồng thêm lúa, rau màu,…Vì tại địa bàn xã người dân chỉ canh tác 2 vụ lúa. Diện tích đất canh tác trung bình các hộđiều tra phân theo nhóm hộđược trình bày (bảng 4.6).

Số liệu điều tra cho thấy bình quân diện tích đất canh tác ruộng của các hộ theo nhóm có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ ( từ 1887,0m2 -3560,0m2).

Trong đó các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn giữa nhóm hộ trung bình (3560,0 m2/hộ), nhóm hộ nghèo (1887,0m2/ hộ) và nhóm hộ cận nghèo (2076,1m2/hộ). Như vậy có thể kết luận rằng: Những hộ nghèo là những hộ có ít đất canh tác để sản xuất nông nghiệp.

Về đất canh tác rẫy cũng có sự chênh lệch (từ 1578,0m2 - 3061,4m2) trung bình mỗi hộ có 2169,0m2 diện tích canh tác rẫy. Trong đó cũng có sự khác biệt nhau giữa nhóm hộ có diện tích ít nhất là nhóm hộ nghèo là 1578,0 m2 và nhóm hộ trung bình có diện tích nhiều nhất là 3061,4 m2

Về đất rừng có sự chênh lệch từ hộ trung bình và hộ nghèo là (từ 0,5ha - 1,5ha) trung bình mỗi hộ có 0,9ha.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 42)