Phú Ký là một xã vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm phi nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp là chính. Cây trồng chính trên địa bàn xã là cây ngô. Cùng với quá trình tận dụng đất đai kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Ngoài cây ngô, cây lúa, rau màu, cây ăn quả…cũng được trồng trên địa bàn xã.
Được sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của cán bộ xã đặc biệt là cán bộ khuyến nông trong quá trình phòng chống sâu bệnh hại cây trồng hàng kỳ. Cùng với những kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất của người dân, đã thúc đẩy năng xuất và sản lượng cây trồng trong xã tăng lên đáng kể, phần nào cung cấp đảm bảo đầy đủ về thức ăn sinh hoạt hàng ngày của người dân trong xóm cũng như trong chăn nuôi.
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng các loại câytrồng chính tại xã Ký Phú qua 3 năm 2016, 2017, 2018 TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng Suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 1 Ngô 108 112,6 109,8 37 38,6 36,5 399,6 434,63 400,77
2 Cây ăn quả 3 5 9 7 7,5 8 2,1 3,75 7,2
3 Lúa 238,5 241 220 55,2 56,4 55,2 1316,5 1359,2 1214,4 4 Rau Màu 11,2 14 16 5 5,5 6,5 5,6 7,7 10,4
Qua bảng trên ta thấy các cây trồng chủ lực của xã là ngô, cây ăn quả, lúa, rau màu đạt sản lượng tương đối ổn định, tiêu biểu như ngô năm 2017 năng suất đạt được 38,6 (tạ/ha), sản lượng đạt 434,63 tấn. Năm 2017 năng suất lúa đạt 56,4 (tạ/ha) sản lượng đạt 1359,2 tấn.
* Lâm nghiệp
Xây dựng và triển khai kế hoạch trồng cây phủ đồi rừng. Chỉ đạo nhân dân bảo vệ và chăm sóc tốt 797,8 ha diện tích trồng và 100 ha diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh hiện có, 30 ha trồng cây phân tán và không để xảy ra tình trạng chặt phá, cháy rừng; Phối hợp tốt với Ban Quản lí bảo vệ và phát triển rừng, cửa hàng lương thực, hạt kiểm lâm huyện trong việc cấp phát gạo, kinh phí cho các hộ đăng ký khoanh nuôi bảo vệ phát triển rừng năm 2018. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định khai thác, vận chuyển chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn theo quy định.
Tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phát triển sản xuất. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng và quy chế phối hợp trách nhiệm bảo vệ rừng tại cơ sở.[1]